Ý kiến văn phòng luật sư về vấn đề thu hồi nợ
Văn phòng luật sư tại Hà Nội: Vừa qua, VCCI vừa công bố kết quả khảo sát, cho biết trong 3 phương án đòi nợ phổ biến hiện nay là khởi kiện ra tòa, thu nợ qua các dịch vụ hợp pháp và sử dụng “xã hội đen”, thì đa số Doanh Nghiệp cho biết lựa chọn sử dụng “xã hội đen”, vì cho rằng hiệu quả và thời gian nhanh hơn, phương án khỏi kiện ra tòa và chờ thi hành án chỉ được gần 30% Doanh Nghiệp lựa chọn.
Từ thực tiễn hành nghề, Luật Sư có quan điểm như thế nào về hiệu quả thi hành án trong thu hồi nợ, về các hậu quả pháp lý khi Doanh Nghiệp sử dụng “xã hội đen”…?.
Luật sư Nguyễn Minh Long đại diện cho Văn phòng luật sư Dragon có quan điểm như sau:
Qua thực tiễn các vụ thu hồi công nợ mà Công ty luật đã và đang tiếp nhận thì khó khăn nhất trong quá trình giải quyết vụ việc vẫn là ở khâu thi hành án. Ở giai đoạn Thi Hành Án, khó khăn vấp phải ngay từ bước nộp đơn yêu cầu Thi hành án. Mặc dù đáp ứng đầy đủ điều kiện mà Luật THADS quy định nhưng cơ quan THA vẫn từ chối không nhận đơn của đương sự với những lý do nằm ngoài quy định của pháp luật như yêu cầu đương sự phải tự xác minh điều kiện THA của người phải THA, kèm theo đó là cung cấp những tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh cho việc xác minh đó. Yêu cầu này đối với các đương sự là rất khó khăn vì hầu hết họ không nhận được sự hợp tác từ các cá nhân có liên quan cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đương sự không xác minh được điều kiện tài sản THA của người phải THA đồng nghĩa với việc đơn yêu cầu THA không được chấp nhận và như vậy, mặc dù đã có bản án có hiệu lực pháp luật của TAND có thẩm quyền nhưng đương sự vẫn không thu hồi được công nợ.
Những trường hợp cơ quan THA đã tiếp nhận đơn yêu cầu THA thì khó khăn lại vấp phải trong việc xác minh điều kiện THA của người phải THA mà tập trung phổ biến ở những nguyên nhân như người phải THA đã tranh thủ tẩu tán tài sản, chuyển quyền sở hữu sang cho người khác đứng tên hay người phải THA không còn tài sản để THA.
Khó khăn cuối cùng nằm ở giai đoạn cưỡng chế THA khi hầu hết những người phải THA không tự nguyện thi hành và khi bị cưỡng chế thường có những hành vi chống đối tiêu cực, có những trường hợp còn xảy ra xô xát dẫn đến nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của các bên tham gia.
Bởi những khó khăn trên mà nhiều Doanh Nghiệp hiện nay lựa chọn sử dụng “xã hội đen” để thu hồi công nợ vì hiệu quả nhanh, gọn mặc dù chi phí các Doanh Nghiệp phải chi trả cho “xã hội đen” là không nhỏ. Tuy nhiên khi lựa chọn sử dụng phương pháp này thường sự thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản hay hợp đồng mà hầu hết là thỏa thuận miệng, do vậy trách nhiệm ràng buộc của bên nhận thu hồi nợ đối với khách hàng không được đảm bảo.
Bên cạnh đó, khi thu hồi nợ “xã hội đen” thường sử dụng những phương pháp như đe dọa đến tinh thần và sức khỏe của con nợ, nếu là Doanh nghiệp nợ thì thường kéo đến gây rối cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp đó. Những hành vi này mang tính tiêu cực và trái với quy định của pháp luật, vì có thể dẫn đến hậu quả nằm ngoài ý muốn như ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, gây thiệt hại về uy tín, kinh tế.
Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng các Doanh Nghiệp nên lựa chọn sử dụng phương pháp nằm trong hành lang pháp lý an toàn để tránh những hậu quả như trên.
Những trường hợp cơ quan THA đã tiếp nhận đơn yêu cầu THA thì khó khăn lại vấp phải trong việc xác minh điều kiện THA của người phải THA mà tập trung phổ biến ở những nguyên nhân như người phải THA đã tranh thủ tẩu tán tài sản, chuyển quyền sở hữu sang cho người khác đứng tên hay người phải THA không còn tài sản để THA.
Khó khăn cuối cùng nằm ở giai đoạn cưỡng chế THA khi hầu hết những người phải THA không tự nguyện thi hành và khi bị cưỡng chế thường có những hành vi chống đối tiêu cực, có những trường hợp còn xảy ra xô xát dẫn đến nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của các bên tham gia.
Bởi những khó khăn trên mà nhiều Doanh Nghiệp hiện nay lựa chọn sử dụng “xã hội đen” để thu hồi công nợ vì hiệu quả nhanh, gọn mặc dù chi phí các Doanh Nghiệp phải chi trả cho “xã hội đen” là không nhỏ. Tuy nhiên khi lựa chọn sử dụng phương pháp này thường sự thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản hay hợp đồng mà hầu hết là thỏa thuận miệng, do vậy trách nhiệm ràng buộc của bên nhận thu hồi nợ đối với khách hàng không được đảm bảo.
Bên cạnh đó, khi thu hồi nợ “xã hội đen” thường sử dụng những phương pháp như đe dọa đến tinh thần và sức khỏe của con nợ, nếu là Doanh nghiệp nợ thì thường kéo đến gây rối cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp đó. Những hành vi này mang tính tiêu cực và trái với quy định của pháp luật, vì có thể dẫn đến hậu quả nằm ngoài ý muốn như ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, gây thiệt hại về uy tín, kinh tế.
Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng các Doanh Nghiệp nên lựa chọn sử dụng phương pháp nằm trong hành lang pháp lý an toàn để tránh những hậu quả như trên.
Theo Nguồn Công ty luật Dragon