Vai trò tranh tụng của Luật Sư Hà Nội tại phiên tòa xét xử
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được đánh giá là Bộ luật có nhiều điểm tiến bộ thể hiện trong việc sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng dân chủ hóa hoạt động tố tụng
Song song với việc bảo đảm nguyên tắc tranh tranh thì vai trò, vị trí của luật sư Hà Nội khi tham gia tố tụng cũng được đề cao. Cùng với việc quy định rõ chức năng buộc tội của viện kiểm sát, chức năng xét xử của tòa án thì chức năng bào chữa của luật sư Hà Nội được tôn trọng và bảo vệ.
Với vai trò, vị trí của mình, Luật sư Hà Nội tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Đây vừa là quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ của luật sư.
Luật sư Hà Nội tham gia vào vụ án có thể do người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Việc vào sổ đăng ký bào chữa là một hình thức ghi nhận sự tham gia của luật sư Hà Nội vào hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Hình thức này thay thế cho thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa trước đây theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.
Khi tham gia tố tụng, dù ở bất cứ giai đoạn nào thì Luật sư Hà Nội đều có những quyền năng của một chủ thể kèm theo đó là những nghĩa vụ nhất định. Tất cả những quyền và nghĩa vụ đó đều được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó là luật sư đã góp phần làm cho nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
Khi luật sư Hà Nội tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự, dù với tư cách là người bào chữa hay người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự thì luật sư Hà Nội vẫn cần thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong tất cả các giai đoạn tố tụng, đặc biệt là tại phiên tòa xét xử.
Tại phiên tòa xét xử, mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.
Để phát huy hiểu quả tranh tụng tại phiên tòa, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã trao cho luật sư có một số quyền cơ bản mà tại phiên tòa xét xử luật sư sẽ áp dụng vì quyền lợi tốt nhất cho thân chủ mà mình có trách nhiệm bảo vệ.
Thứ nhất, phải kể đến việc luật sư Hà Nội có quyền được tiếp xúc với người bị buộc tội tại phiên tòa. Quyền này được xem như một nội quy mà tòa án hoặc cán bộ dẫn giải phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho luật sư và người bị buộc tội tiếp xúc với nhau.
Điều không thể phủ nhận rằng, quá trình tiếp xúc với thân chủ, luật sư sẽ tìm hiểu được đầy đủ bản chất và diễn biến của vụ việc. Nắm được đầy đủ bản chất sự việc là điều mà mọi luật sư Hà Nội phải làm cho được trước khi đặt kế hoạch hành động.
Luật sư Hà Nội thực hiện quyền tiếp xúc với người bị buộc tội tại phiên tòa có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp bị cáo có niềm tin với luật sư, với cơ quan tiến hành tố tụng và với chính bản thân họ.
Với quyền năng này, nếu gặp sự cản trở từ bộ phận cảnh sát dẫn giải, cảnh sát hỗ trợ tư pháp, luật sư Hà Nội sẽ đưa ra ý kiến thuyết phục để hội đồng xét xử cho bị cáo được tiếp xúc với mình bởi Bộ luật Tố tụng hình sự không hạn chế quyền tiếp xúc của luật sư đối với bị cáo tại phiên tòa.
Thứ hai, tại phiên tòa xét xử, Luật sư Hà Nội thực hiện quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị đề nghị thay đổi có thể là điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, kiểm tra viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và những người tham gia tố tụng khác như người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật nếu xét thấy sự tham gia của họ vào quá trình tiến hành tố tụng sẽ làm cho việc giải quyết vụ án không được khách quan.
Luật sư Hà Nội thực hiện quyền này một cách độc lập không phụ thuộc vào việc thân chủ của mình có đồng ý hay không. Tòa án có trách nhiệm giải quyết các yêu cầu của luật sư Hà Nội.
Thứ ba, tại phiên tòa xét xử, xét thấy cần thiết, Luật sư Hà Nội sẽ thực hiện quyền đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn như biện pháp tạm giam, tạm hoãn xuất cảnh, hoặc đề nghị thay đổi hay hủy bỏ biện pháp cưỡng chế như kê biên tài sản, phong tỏa tài sản nếu xét thấy có lợi cho thân chủ.
Thứ tư, tại phiên tòa xét xử, ngoài những thành phần đã được tòa án triệu tập, khi xét thấy cần thiết, luật sư thực hiện quyền đề nghị tòa án triệu tập thêm người làm chứng, người tham gia tố tụng khác (bị hại, đương sự, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, dịch thuật, điều tra viên và những người khác) bởi sự có mặt của những người này sẽ góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng trong vụ án.
Thứ năm, tại phiên tòa xét xử, luật sư thực hiện quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu hoặc đề nghị hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt, đồng thời đề nghị tòa án giải quyết yêu cầu của luật sư. Đối với trường hợp người bị hại, nhân chứng, người giám định, người phiên dịch vắng mặt tại phiên tòa mà lời khai của họ có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án thì luật sư phải kiên quyết đề nghị hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
Thứ sáu, tại phiên tòa xét xử, luật sư thực hiện quyền yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung (tại phiên tòa sơ thẩm) trong trường hợp phát hiện thấy việc điều tra không đầy đủ, phiến diện, các chứng cứ được thu thập không tuân theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thiếu các chứng cứ quan trọng có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện thấy có sự vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng làm sai lệch bản chất vụ án, có những tình tiết cần làm rõ mà không thể bổ sung tại phiên tòa thì luật sư cần thiết phải có ý kiến với hội đồng xét xử và viện dẫn những căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Việc đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng là một cách để luật sư Hà Nội thu thập và làm rõ các chứng cứ đã có trong hồ sơ hoặc các chứng cứ mới mà trước đó chưa có trong hồ sơ vụ án.
Trường hợp, nếu xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì luật sư có thể đề xuất hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa trong thời hạn 05 ngày để tòa án thực hiện thẩm quyền của mình là xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật.
Nếu tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Hà Nội có quyền đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại nếu xét thấy các chứng cứ, yêu cầu mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
Thứ bảy, tại phiên tòa xét xử, luật sư Hà Nội thực hiện quyền xét hỏi và tranh luận. Có thể nói, giai đoạn xét hỏi không kém phần quan trọng, nó thể hiện kinh nghiệm và trình độ của luật sư. Đặt ra những câu hỏi trọng tâm nào, đối với ai và ý nghĩa của từng câu hỏi đó như thế nào là cả một vấn đề. Có những câu hỏi mà luật sư đặt ra bị chủ tọa phiên tòa nhắc nhở thì luật sư cần thể hiện thái độ và đưa ra ý kiến như thế nào?
Thông thường khi tham gia phiên tòa, dù là bị cáo hay bị hại thì thường họ hay bị áp lực và mất bình tĩnh bởi những câu hỏi dồn dập mang tính áp đặt của kiểm sát viên, các thành viên hội đồng xét xử và cả luật sư phía đối lập nên khó có thể trả lời câu hỏi một cách chính xác. Có những trường hợp kiểm sát viên đặt những câu hỏi phiến diện, thiếu khách quan. Trường hợp này luật sư cần phải có ý kiến để phản đối bất cứ sự áp lực nào đối với bị cáo, cần phải lên tiếng phản đối việc kiểm sát viên hay hội đồng xét xử đặt ra những câu hỏi như vậy. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tâm lý ổn định và sự bình tĩnh cho bị cáo, nhất là những bị cáo là người chưa thành niên. Việc thẩm vấn, xét hỏi bị cáo là người chưa thành niên tại phiên tòa phải theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của bị cáo.
Tại phần tranh tụng, Luật sư Hà Nội thể hiện quyền bào chữa của mình thông qua quan điểm, lập luận để tranh luận với kiểm sát viên và thuyết phục hội đồng xét xử. Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng tranh luận, trình bày hết ý kiến của mình, tuy nhiên vẫn cho phép hội đồng xét xử có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án. Vậy Luật sư Hà Nội sẽ làm gì khi bị hội đồng xét xử cắt ngang ý kiến? Trong trường hợp này, luật sư cần có ý kiến để chứng minh cho hội đồng xét xử thấy rằng những điều mình nói không nằm ngoài phạm vi mà mình bảo vệ.
Trường hợp kiểm sát viên chưa đáp lại những ý kiến tranh luận của Luật sư bào chữa và những người tham gia tố tụng khác thì luật sư thực hiện quyền yêu cầu hội đồng xét xử đề nghị kiểm sát viên phải đối đáp theo quy định.
Bên cạnh việc thực hiện các quyền mà luật quy định thì luật sư cũng có những nghĩa vụ nhất định. Dù là người bào chữa hay là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì việc luật sư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình sẽ giúp nâng cao vị thế của luật sư Hà Nội trong hoạt động tranh tụng. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định một số nghĩa vụ mà luật sư cần quan tâm khi tham gia tố tụng, đặc biệt là tại phiên tòa xét xử:
– Tại phiên tòa xét xử, luật sư thực hiện nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định thân chủ của mình vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ.
Để làm được điều này, Luật sư Hà Nội sẽ chứng minh bằng việc đưa ra các chứng cứ mà mình thu thập được qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, hoặc tự mình đi xác minh. Những chứng cứ đó phải là những chứng cứ được thu thập một cách hợp pháp và thể hiện đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ.
– Tại phiên tòa xét xử, luật sư thực hiện nghĩa vụ giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Thông thường, người bị buộc tội thường là người có nhận thức pháp luật hạn chế nên bản thân họ không hiểu rõ và không thể tự trả lời chính xác những câu hỏi của hội đồng xét xử, của kiểm sát viên hay của luật sư. Nhiều câu trả lời của người bị buộc tội đôi khi gây bất lợi cho chính bản thân họ. Trong trường hợp này, luật sư Hà Nội giống như một chuyên gia pháp lý có nghĩa vụ giải thích pháp luật cho bị cáo hiểu. Đặc biệt, luật sư cần làm cho bị cáo hiểu được rằng họ có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
– Tại phiên tòa xét xử, luật sư có nghĩa vụ tôn trọng văn hóa pháp đình, không được có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, tổ chức tại phiên tòa và luật sư đồng nghiệp bảo vệ cho bên đối lập.
Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chưa quy định nghĩa vụ này, nhưng Luật Luật sư lại quy định rất rõ và coi như là một quy tắc, đạo đức ứng xử của luật sư.
Tôn trọng văn hóa pháp đình nhưng không có nghĩa là không dám lên tiếng trước những hành vi hoặc cách hành xử không đúng mực của người có thẩm quyền tố tụng hình sự.
Sự ứng xử văn minh, lịch sự nhưng vẫn toát lên tố chất, bản lĩnh nghề nghiệp luật sư sẽ giúp cho luật sư nhận được sự tôn trọng từ phía hội đồng xét xử và đặc biệt là chính thân chủ mà mình có trách nhiệm bảo vệ, và như vậy hiệu quả tranh tụng sẽ tốt hơn.
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội và Luật sư Hải Phòng theo địa chỉ dưới đây.
- Trụ sở chính Luật sư Hà Nội tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- Luật sư tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh Luật sư tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
Văn phòng luật sư Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây