Mẹ để lại di chúc cho con gái quản lý sử dụng đất có hợp pháp hay không?
Công ty Luật TNHH Dragon xin gửi lời cảm ơn tới Quý khách hàng tin tưởng Luật sư và gửi yêu cầu tư vấn thừa kế di chúc với yêu cầu như sau:
- Nội dung sự việc:
– Năm 2010 ba mẹ chị mua hai thửa đất để anh thứ hai đứng tên trên thửa đất 456m2;
– Gia đình ba mẹ chị có 4 người con;
– Vào năm 2017, anh cả mất để lại 2 cháu nhỏ;
– Năm 2018 bố chị mất và trước khi ba chị mất dặn mẹ chị là nếu mẹ chị có chuyện gì xẩy ra thì toàn bộ tài sản trên định đoạt lại cho người con út để làm từ đường với thửa đất trên .
– Trong di chúc mẹ chị để lại cho người con gái trông coi sở hữu,quản lý thửa đất trên với mục đích làm nhà từ đường và di chúc mẹ chị ký và ấn dấu vân tay cùng 2 người làm chứng không liên quan dòng họ.
Yêu cầu Luật sư tư vấn: Về mặt pháp lý bản di chúc này đã đủ căn cứ đảm bảo pháp lý chưa?
- Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015;
- Ý kiến Luật sư tư vấn:
1- Tính pháp lý của di sản:
Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Di sản tại bản di chúc là thửa đất số 20, tờ bản đồ số 15, diện tích 456,5m2 đang đứng tên anh Vũ Minh Nhật. Không có các thông tin liên quan đến mẹ chị.
Do vậy, để đảm bảo tính pháp lý của di sản, mẹ chị cần sang tên quyền sử dụng đất từ anh Vũ Minh Nhật sang mẹ chị. Như vậy, mẹ chị mới có quyền lập di chúc đối với thửa đất số 20.
2- Về hình thức di chúc:
Khi mẹ chị sang tên quyền sử dụng đất từ anh Nhật sang chỉ mình mẹ chị đứng tên thì mẹ chị có toàn quyền quyết định với thửa đất, không liên quan đến ba chị đã mất.
Về bản di chúc chị gửi cho Công ty Luật có một số vấn đề lưu ý như sau:
Thứ nhất, tại trang 2 của bản di chúc không có chữ ký hoặc điểm chỉ của mẹ chị là vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 631 Bộ luật dân sự 2015: “Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.”
Thứ hai, bản di chúc được đánh máy nên theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự, bản di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người di chúc và ký vào bản di chúc.
Như vậy, bản di chúc của mẹ chị đang thiếu một người làm chứng và nội dung xác nhận của người làm chứng chưa đủ, chưa xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập chữ ký là đúng, chưa xác nhận người lập di chúc ký và điểm chỉ trước mặt người làm chứng và người làm chứng ký nhưng chưa ghi rõ họ tên vào bản di chúc.
Thứ ba, việc lựa chọn người làm chứng phải tuân thủ quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự:
“ Mọi người có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Thứ tư, để đảm bảo tính pháp lý cho bản di chúc, chị nên công chứng bản di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực bản di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Luật TNHH Dragon dựa trên cơ sở những thông tin mà Quý khách cung cấp và quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty Luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật thừa kế di chúc trực tuyến online xin gửi vào hòm thư Email: dragonlawfirm@gmail.com
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.
- Trụ sở chính văn phòng luật sư Dragon tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- VPĐD Văn phòng luật sư Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
Công ty Luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long
Trân trọng!