0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam

Quyết định số 1573/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2015 về việc phê duyệt điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam

BỘ TƯ PHÁP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1573/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp;

Sau khi đã có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Công văn số 3908/BNV-TCPCP ngày 25 tháng 8 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam đã được Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II (nhiệm kỳ 2014-2019), thông qua tại phiên họp ngày 19 tháng 4 năm 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Ban Bí thư (để b/c);
– Ban Chỉ đạo CCTPTW (để b/c);
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
– Bộ Nội vụ (để phối hợp);
– Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
– Các Thứ trưởng (để biết);
– Cổng Thông tin Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Cục BTTP.

BỘ TRƯỞNG

Hà Hùng Cường

 

ĐIỀU LỆ

LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946, 1959, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, 1992 đều khẳng định vai trò, vị trí của luật sư và tổ chức luật sư trong việc giúp đỡ về mặt pháp lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đồng thời góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với những thắng lợi vẻ vang của cách mạng, của dân tộc và những bước phát triển của đất nước, đội ngũ luật sư Việt Nam đã vượt qua khó khăn thử thách để ngày càng tự khẳng định vai trò, vị trí của nghề luật sư trong xã hội.

Cùng với tiến trình phát triển của nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò, vị trí quan trọng của luật sư ngày càng được khẳng định và nâng cao. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa là quyền cơ bản của con người, từ đó đề cao vai trò của luật sư trong việc góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân trong giai đoạn mới xây dựng, phát triển dân chủ và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư và các luật sư Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; có chức năng đại diện, tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư thành viên; đồng thời có trách nhiệm quan trọng xây dựng và duy trì các chuẩn mực đạo đức, quy tắc nghề nghiệp luật sư, bảo đảm tính độc lập và chất lượng dịch vụ pháp lý của nghề luật sư, thực hiện chế độ tự quản của luật sư theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định về tổ chức, hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, của Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyền, nghĩa vụ của các thành viên Liên đoàn; quan hệ của Liên đoàn với các thành viên của mình, với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong và ngoài nước.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn; thực hiện chế độ tự quản của tổ chức luật sư trong phạm vi cả nước nhằm xây dựng các giá trị chuẩn mực của luật sư Việt Nam, phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
  2. Liên đoàn Luật sư Việt Nam mở rộng quan hệ với các tổ chức luật sư trên thế giới, tham gia các tổ chức quốc tế có hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhằm mục đích tăng cường hợp tác nghề nghiệp giữa đội ngũ luật sư các nước và góp phần xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Địa vị pháp lý của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư, các luật sư Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản.
  2. Biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là hình tròn nền xanh da trời, chính giữa là cán cân công lý gắn với hình tượng cuốn sách, dưới cán cân công lý là dòng chữ “VIETNAM BAR FEDERATION”, hai bên mỗi bên có ba dải màu vàng đậm, phía trên là ngôi sao vàng hình cờ Tổ quốc Việt Nam và dòng chữ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  3. Tên giao dịch quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Vietnam Bar Federation (viết tắt là VBF).
  4. Trụ sở của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đặt tại Hà Nội – Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

Liên đoàn Luật sư Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ, bình đẳng, thiểu số phục tùng đa số theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều 65 của Luật Luật sư.
  2. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, các luật sư Việt Nam trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.
  3. Đại diện và bảo vệ quyền hành nghề, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  4. Thực hiện hợp tác quốc tế và hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên.
  5. Quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn.
  6. Báo cáo quyết toán tài chính về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách, nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu.
  7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ

Điều 5. Các cơ quan và đơn vị trực thuộc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư.
  2. Hội đồng Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư giữa hai kỳ Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc.
  3. Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư là cơ quan điều hành của Liên đoàn Luật sư giữa hai kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
  4. Văn phòng Liên đoàn, Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Uỷ ban là cơ quan giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  5. Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn.

Điều 6. Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc

  1. Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc do Hội đồng Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ năm (05) năm một lần. Đại hội có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư, bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc.
  2. Đại biểu Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc gồm:
  3. a) Đại biểu đương nhiên là các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đương nhiệm và các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đã miễn nhiệm do không tái cử Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tại Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư trước Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc;
  4. b) Đại biểu do Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn Luật sư bầu với số lượng theo sự phân bổ của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
  5. Đại biểu Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc phải là luật sư có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Nội quy Đoàn Luật sư; có tinh thần trách nhiệm và khả năng đóng góp vào những quyết định của Đại hội; không phải là người đã bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ do vi phạm Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Nội quy Đoàn Luật sư hoặc đang bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật; không phải là người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  6. Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc hợp lệ nếu có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập tham dự. Trong trường hợp không đủ hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập tham dự Đại hội thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ nhất phải triệu tập Đại hội lần thứ hai. Đại hội triệu tập lần thứ hai hợp lệ khi có trên một phần hai (1/2) số đại biểu được triệu tập tham dự.
  7. Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  8. a) Thảo luận báo cáo của Hội đồng Luật sư toàn quốc về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo;
  9. b) Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có);
  10. c) Bầu Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư;
  11. d) Thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc của Ban Thường vụ Liên đoàn.
  12. Nghị quyết Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc được thông qua khi có trên một phần hai (1/2) số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
  13. Căn cứ quy định Điều lệ này và quy định của pháp luật, Hội đồng Luật sư toàn quốc hướng dẫn cụ thể cho từng kỳ Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc về nội dung, thành phần tham dự Đại hội, việc bầu đại biểu tham dự Đại hội; chuẩn bị các văn kiện và thực hiện các thủ tục cần thiết khác trình Đại hội thông qua.

Điều 7. Hội đồng Luật sư toàn quốc

  1. Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ năm (05) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc.

Nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc tại thời điểm Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc bầu ra Hội đồng Luật sư toàn quốc nhiệm kỳ mới.

Thành phần Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm:

  1. a) Uỷ viên đương nhiên là Chủ nhiệm đương nhiệm của các Đoàn Luật sư;
  2. b) Uỷ viên do Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc bầu. Số lượng Uỷ viên do Đại hội bầu không quá một phần hai (1/2) số lượng Uỷ viên đương nhiên của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
  3. Luật sư có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc:
  4. a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  5. b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
  6. c) Có trình độ chuyên môn, năng lực xử lý công việc, đưa ra quyết định; có uy tín và tinh thần trách nhiệm, khả năng đóng góp vào những quyết định của Hội đồng;
  7. d) Có điều kiện về thời gian, sức khỏe để tham gia hoạt động của Hội đồng và các Ủy ban của Liên đoàn khi được phân công.
  8. Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được ứng cử Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc:
  9. a) Đã bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc tổ chức đoàn thể mà luật sư đó tham gia xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong nhiệm kỳ;
  10. b) Đang bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét xử lý kỷ luật;
  11. c) Đang bị tạm giữ, tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự.
  12. Việc bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Người trúng cử Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc phải đạt được số phiếu trên một phần hai (1/2) tổng số phiếu bầu hợp lệ. Trong trường hợp số người đạt được số phiếu trên một phần hai (1/2) tổng số phiếu bầu hợp lệ lớn hơn so với số Ủy viên cần bầu thì người có số phiếu cao hơn là người trúng cử; nếu có số phiếu bằng nhau thì người có thâm niên luật sư lâu hơn sẽ là người trúng cử.

  1. Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
  2. a) Ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
  3. b) Quyết định những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện nghị quyết và các quyết định của Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc;
  4. c) Thông qua báo cáo công tác, báo cáo tài chính và chương trình hoạt động hàng năm của Liên đoàn;
  5. d) Hướng dẫn về thời gian tổ chức Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư; hướng dẫn nội dung và thủ tục tổ chức Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư;

đ) Hướng dẫn việc bầu đại biểu tham dự Đại hội, chuẩn bị các văn kiện, quy trình đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng cử viên và các vấn đề chi tiết liên quan đến việc bầu cử Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; bầu hoặc phê chuẩn Tổng Thư ký; giới thiệu luật sư vào danh sách ứng cử viên bầu vào Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ mới;

  1. e) Quyết định số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch; bầu Uỷ viên Ban Thường vụ, các Phó Chủ tịch; bầu hoặc phê chuẩn Tổng Thư ký của Liên đoàn; miễn nhiệm, bãi nhiệm Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc;
  2. g) Quyết định việc triệu tập Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc;
  3. h) Quy định khung phí tập sự hành nghề luật sư, khung phí gia nhập Đoàn Luật sư, mức phí thành viên và tỷ lệ trích nộp phí thành viên về Liên đoàn;
  4. i) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này hoặc do Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc giao.
  5. Hội đồng Luật sư toàn quốc họp thường kỳ một (01) lần trong một năm theo triệu tập của Ban Thường vụ Liên đoàn. Ban Thường vụ có thể triệu tập Hội đồng Luật sư toàn quốc họp bất thường để quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số Uỷ viên Ban Thường vụ Liên đoàn hoặc một phần ba (1/3) số Uỷ viên Hội đồng yêu cầu.

Các cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số Uỷ viên Hội đồng tham gia.

  1. Nghị quyết của Hội đồng Luật sư toàn quốc phải được trên một phần hai (1/2) số Uỷ viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành.

Hội đồng Luật sư toàn quốc có thể thông qua nghị quyết, quyết định bằng hình thức lấy ý kiến của các Ủy viên Hội đồng bằng văn bản. Trong trường hợp này, nghị quyết được thông qua khi có trên một phần hai (1/2) số Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc tán thành.

  1. Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
  2. a) Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc;
  3. b) Tham gia thảo luận những vấn đề trong chương trình nghị sự của Hội đồng; biểu quyết thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng;
  4. c) Gương mẫu chấp hành và thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng; phổ biến, thuyết phục luật sư thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng;
  5. d) Hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức trách do Hội đồng hoặc Ban Thường vụ Liên đoàn phân công.

Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì tùy theo mức độ có thể bị Hội đồng Luật sư toàn quốc khiển trách; hoặc bị tạm đình chỉ tư cách Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; bị bãi nhiệm theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 11 của Điều lệ này.

Điều 8. Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Ban Thường vụ Liên đoàn có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Liên đoàn nhằm thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc và các nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.
  2. Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
  3. a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  4. b) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
  5. c) Am hiểu pháp luật, hoạt động tư pháp và nghề luật sư;
  6. d) Có năng lực tổ chức, điều hành;

đ) Có uy tín trong giới luật sư;

  1. e) Có điều kiện về thời gian và sức khỏe để tham gia hoạt động của Ban Thường vụ.
  2. Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 của Điều lệ này thì không được ứng cử vào Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  3. Ban Thường vụ Liên đoàn do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu ra trong số Uỷ viên Hội đồng. Ban Thường vụ Liên đoàn gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. Số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ do Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định và không vượt quá hai mươi mốt (21) luật sư.

Thể thức bầu Ban Thường vụ được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Điều lệ này.

  1. Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Quyết định thành lập và quy định về tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan giúp việc của Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Liên đoàn; căn cứ nghị quyết của Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành các quy chế, quy định nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn trong các lĩnh vực công tác;
  3. b) Cho ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội, Phương án nhân sự bầu vào các cơ quan của Đoàn Luật sư; hướng dẫn việc thực hiện nội dung, thủ tục tổ chức Đại hội nhiệm kỳ của Đoàn Luật sư theo quy định của Điều lệ này và của Hội đồng Luật sư toàn quốc;
  4. c) Triệu tập cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc; quyết định những vấn đề về chủ trương trong quá trình điều hành giữa các kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc; quyết định kế hoạch công tác cụ thể sáu (06) tháng, hàng năm của Liên đoàn theo chương trình hoạt động, nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc;
  5. d) Phê duyệt giáo trình đào tạo nghề luật sư, kế hoạch đào tạo nghề luật sư hàng năm;

đ) Hướng dẫn Đoàn Luật sư quản lý tập sự hành nghề luật sư; quyết định kế hoạch kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư và giám sát hoạt động của Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; quy định các loại biểu mẫu về tập sự hành nghề luật sư, gia nhập Đoàn Luật sư;

  1. e) Tổ chức giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
  2. g) Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; giám sát luật sư, Đoàn Luật sư trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nghị quyết của Hội đồng Luật sư toàn quốc, của Ban Thường vụ Liên đoàn; đình chỉ thi hành, yêu cầu sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ nghị quyết, quy định, quyết định của Đoàn Luật sư trái với Điều lệ, nghị quyết, quy định, quyết định của Liên đoàn; đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp phát hiện luật sư thuộc một trong các trường hợp phải bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành, yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn Luật sư trái với quy định của pháp luật;
  3. h) Hướng dẫn nội dung, quyết định kế hoạch tổ chức bồi dưỡng bắt buộc và bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề; bồi dưỡng, giáo dục về chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho luật sư;
  4. i) Quy định cụ thể nghĩa vụ tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí của các luật sư; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định này;
  5. k) Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Luật sư và của Điều lệ này;
  6. l) Tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ luật sư trong cả nước; tổ chức bình chọn, vinh danh luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
  7. m) Tập hợp và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp của luật sư với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  8. n) Tổ chức để luật sư tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
  9. o) Quyết định kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; quy định và hướng dẫn công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các thành viên;
  10. p) Báo cáo hàng năm và báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; gửi Bộ Tư pháp nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn Luật sư;
  11. q) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này hoặc do Hội đồng Luật sư toàn quốc giao.
  12. Ban Thường vụ Liên đoàn họp thường kỳ ba (03) lần trong một năm và có thể họp bất thường để thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ theo đề nghị của ít nhất một phần hai (1/2) số Ủy viên Ban Thường vụ hoặc theo quyết định của Thường trực Liên đoàn. Cuộc họp của Ban Thường vụ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số Ủy viên Ban Thường vụ tham dự.
  13. Nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Liên đoàn phải được trên một phần hai (1/2) số Ủy viên có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành.

Ban Thường vụ Liên đoàn có thể thông qua nghị quyết, quyết định, bằng hình thức lấy ý kiến các Ủy viên Ban Thường vụ bằng văn bản. Trong trường hợp này, nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên một phần hai (1/2) số Ủy viên Ban Thường vụ tán thành.

  1. Thường trực Liên đoàn gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch có nhiệm vụ điều hành hoạt động thường xuyên của Liên đoàn giữa các kỳ họp của Ban Thường vụ Liên đoàn.
  2. Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  3. a) Tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban Thường vụ;
  4. b) Tham gia thảo luận những vấn đề trong chương trình nghị sự của Ban Thường vụ; biểu quyết thông qua nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ;
  5. c) Gương mẫu chấp hành và thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ; phổ biến, thuyết phục Đoàn Luật sư, luật sư thành viên của Liên đoàn thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ;
  6. d) Hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức trách được Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ phân công.

Ủy viên Ban Thường vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình từ khi được Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu cho đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc, trừ trường hợp miễn nhiệm theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 11 hoặc bị bãi nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Điều lệ này.

Ủy viên Ban Thường vụ thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì tùy theo mức độ có thể bị Ban Thường vụ khiển trách hoặc bị tạm đình chỉ tư cách Ủy viên Ban Thường vụ, bị bãi nhiệm theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 của Điều lệ này.

Điều 9. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc bầu ra trong số Uỷ viên Ban Thường vụ Liên đoàn và theo nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc. Chủ tịch Liên đoàn là Chủ tịch Hội đồng Luật sư toàn quốc. Trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch hoặc khuyết Chủ tịch thì Hội đồng Luật sư toàn quốc chỉ định một (01) Phó Chủ tịch điều hành hoạt động và đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho đến khi có Chủ tịch mới.

Một luật sư chỉ được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Luật sư nhiều nhất là hai (02) nhiệm kỳ liên tiếp.

  1. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
  2. a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  3. b) Có trình độ và bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
  4. c) Am hiểu pháp luật, hoạt động tư pháp và nghề luật sư;
  5. d) Có năng lực lãnh đạo, điều hành ở tầm vĩ mô;

đ) Có uy tín và khả năng quy tụ, tập hợp đội ngũ luật sư;

  1. e) Có tầm nhìn xa, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm;
  2. g) Có khả năng xây dựng và giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức đoàn thể ở Trung ương và địa phương.

Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 của Điều lệ này thì không được ứng cử vào chức danh Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

  1. Chủ tịch Liên đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
  2. a) Đại diện pháp nhân của Liên đoàn trước pháp luật;
  3. b) Là chủ tài khoản của Liên đoàn;
  4. c) Chịu trách nhiệm trước Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc về hoạt động của Liên đoàn;
  5. d) Điều hành, phân công việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết và các quyết định của Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc, của Hội đồng Luật sư toàn quốc, của Ban Thường vụ Liên đoàn và giám sát mọi hoạt động của Liên đoàn;

đ) Chủ trì cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, Thường trực Liên đoàn; ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn sau khi đã được Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc Ban Thường vụ Liên đoàn thông qua;

  1. e) Chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc làm việc dân chủ, tập thể, quyết định theo đa số khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Liên đoàn;
  2. g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này.
  3. Phó Chủ tịch Liên đoàn do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu ra trong số Uỷ viên Ban Thường vụ Liên đoàn. Phó Chủ tịch Liên đoàn là Phó Chủ tịch Hội đồng Luật sư toàn quốc. Phó Chủ tịch Liên đoàn phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Ban Thường vụ Liên đoàn và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Ban Thường vụ và Hội đồng Luật sư toàn quốc về các lĩnh vực công tác được giao.

Phó Chủ tịch Liên đoàn phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Số lượng Phó Chủ tịch Liên đoàn do Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định.

  1. Thể thức bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Điều lệ này.

Điều 10. Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Tổng Thư ký Liên đoàn do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu ra trong số Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc do Chủ tịch Liên đoàn bổ nhiệm và được Hội đồng Luật sư toàn quốc phê chuẩn. Tổng Thư ký có thể do một Phó Chủ tịch Liên đoàn kiêm nhiệm theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc. Tổng Thư ký chịu trách nhiệm trước Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, Chủ tịch Liên đoàn về việc điều hành thực hiện kế hoạch hoạt động của Liên đoàn và điều phối hoạt động của các cơ quan giúp việc của Liên đoàn.
  2. Tổng Thư ký có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  3. a) Giúp Ban Thường vụ và Thường trực Liên đoàn xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch hoạt động, chương trình công tác của Liên đoàn; điều hành sự phối hợp giữa các cơ quan giúp việc của Liên đoàn trong việc triển khai các hoạt động của Liên đoàn;
  4. b) Giúp Ban Thường vụ và Thường trực Liên đoàn tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ, Thường trực Liên đoàn, Chủ tịch Liên đoàn;
  5. c) Chăm lo cơ sở vật chất, huy động nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của Liên đoàn;
  6. d) Phụ trách công tác thư ký các cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn;

đ) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ Liên đoàn hoặc do Ban Thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn giao.

  1. Phó Tổng Thư ký Liên đoàn do Chủ tịch Liên đoàn bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm sau khi được Ban Thường vụ thông qua theo đề nghị của Tổng Thư ký. Phó Tổng Thư ký giúp Tổng Thư ký thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thư ký.

Điều 11. Miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Việc miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Đương nhiên miễn nhiệm trong trường hợp không còn là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư (đối với Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đương nhiên), trừ các chức danh do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu;
  3. b) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  4. c) Xin rút khỏi chức danh mà mình đang đảm nhiệm;
  5. d) Vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.

Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín việc miễn nhiệm Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d khoản này.

  1. Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn bị bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
  2. a) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư;
  3. b) Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư;
  4. c) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
  5. d) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; xâm hại lợi ích của Liên đoàn;

đ) Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, các quy định khác của pháp luật;

  1. e) Không còn tín nhiệm của ít nhất một phần hai (1/2) các Đoàn Luật sư.

Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn đương nhiên bị bãi nhiệm trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản này. Hội đồng Luật sư toàn quốc ra nghị quyết về việc bãi nhiệm đối với các trường hợp này.

Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín việc bãi nhiệm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn đối với các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e khoản này.

  1. Trong thời gian giữa các phiên họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn có quyền quyết định tạm đình chỉ tư cách Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn đối với luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và đề nghị Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định bãi nhiệm hoặc xem xét việc bãi nhiệm tại phiên họp gần nhất của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
  2. Căn cứ quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật, Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định cụ thể thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Điều 12. Văn phòng Liên đoàn và Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Văn phòng Liên đoàn là cơ quan giúp việc của Liên đoàn. Chủ tịch Liên đoàn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh, Phó Văn phòng Liên đoàn theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Liên đoàn.
  2. Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan giúp việc thường trực của Liên đoàn tại khu vực phía Nam; Chủ tịch Liên đoàn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng, Phó Cơ quan đại diện theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Liên đoàn.
  3. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Liên đoàn, Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Thường vụ Liên đoàn quy định căn cứ quy định của Điều lệ này.

Điều 13. Các Uỷ ban của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Các Uỷ ban của Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm:
  2. a) Uỷ ban Bảo vệ quyền lợi của luật sư;
  3. b) Uỷ ban Đào tạo, bồi dưỡng;
  4. c) Uỷ ban Giám sát;
  5. d) Ủy ban Kinh tế, tài chính;

đ) Ủy ban Khen thưởng, kỷ luật;

  1. e) Uỷ ban Quan hệ quốc tế;
  2. g) Ủy ban Xây dựng pháp luật và trợ giúp pháp lý;
  3. h) Các Ủy ban khác theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
  4. Chủ nhiệm các Ủy ban của Liên đoàn Luật sư Việt Nam phải là Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc.
  5. Chủ tịch Liên đoàn quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Liên đoàn theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Liên đoàn.
  6. Căn cứ quy định của Điều lệ này, Ban Thường vụ Liên đoàn quyết định thành lập, quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các Uỷ ban.

Điều 14. Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Trường đào tạo nghề luật sư có nhiệm vụ tổ chức đào tạo nguồn luật sư; được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Luật sư, pháp luật về giáo dục, đào tạo và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; có tài khoản và con dấu theo quy định của pháp luật.
  2. Câu lạc bộ Luật sư Thương mại quốc tế Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ tập hợp, phát huy trí tuệ và nguồn lực của các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp lý và tham gia tranh tụng các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; có tài khoản và con dấu, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy chế của Câu lạc bộ.
  3. Trung tâm Tư vấn pháp luật được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp và quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; có tài khoản và con dấu theo quy định của pháp luật.
  4. Tạp chí Luật sư là cơ quan ngôn luận, là diễn đàn của giới luật sư Việt Nam, nghiên cứu khoa học và đăng tải các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ luật sư; được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; có tài khoản và con dấu theo quy định của pháp luật.
  5. Việc thành lập các đơn vị khác trực thuộc Liên đoàn theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc căn cứ quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật.

Chương III

ĐOÀN LUẬT SƯ

Điều 15. Địa vị pháp lý của Đoàn Luật sư

  1. Đoàn Luật sư là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản.

Tên của Đoàn Luật sư bao gồm cụm từ Đoàn Luật sư tỉnh (thành phố) và tên tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương nơi Đoàn Luật sư được thành lập.

  1. Đoàn Luật sư được thành lập theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  2. Thành viên của Đoàn Luật sư là các luật sư đã gia nhập Đoàn Luật sư theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  3. Đoàn Luật sư được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đoàn Luật sư ban hành Nội quy để điều chỉnh quan hệ nội bộ của Đoàn Luật sư.
  4. Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, có các quyền, nghĩa vụ thành viên Liên đoàn, được Liên đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chịu sự hướng dẫn, giám sát của Liên đoàn theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ này.

Điều 16. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đoàn Luật sư

Đoàn Luật sư được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, thiểu số phục tùng đa số; thực hiện tự quản trong hệ thống tổ chức thống nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Luật sư

  1. Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều 61 Luật Luật sư.
  2. Đại diện ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
  3. Hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề.
  4. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư.
  5. Bầu cử luật sư tham dự Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc; giới thiệu luật sư vào danh sách ứng cử viên bầu vào các cơ quan và các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn.
  6. Thực hiện nghị quyết, quy định, quyết định, hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; tham gia các hoạt động của Liên đoàn; đề xuất ý kiến, kiến nghị về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn.
  7. Được Liên đoàn hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
  8. Đoàn kết, hợp tác với các Đoàn Luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  9. Việc ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và các quy định khác không được trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
  10. Các nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

Điều 18. Các cơ quan, đơn vị chuyên môn và trực thuộc của Đoàn Luật sư

  1. Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Luật sư.
  2. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư là cơ quan chấp hành của Đại hội luật sư và là cơ quan điều hành của Đoàn Luật sư.
  3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật là cơ quan chuyên trách xem xét, xác minh, kết luận và đề xuất khen thưởng, kỷ luật.
  4. Văn phòng Đoàn Luật sư và các đơn vị chuyên môn do Đoàn Luật sư thành lập để giúp Ban Chủ nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Luật sư.
  5. Đoàn Luật sư có từ một nghìn (1000) luật sư thành viên trở lên có thể thành lập Chi nhánh Đoàn Luật sư theo đơn vị quận, huyện hoặc khu vực để giúp Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quản lý và tổ chức các hoạt động của luật sư trong khu vực. Chi nhánh Đoàn Luật sư là đơn vị trực thuộc của Đoàn Luật sư, hoạt động theo sự điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Một thành viên của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư là Trưởng Chi nhánh Đoàn Luật sư. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh Đoàn Luật sư do Nội quy Đoàn Luật sư quy định. Việc thành lập Chi nhánh Đoàn Luật sư do Đại hội luật sư quyết định.

Điều 19. Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư

  1. Đại hội luật sư được tổ chức theo nhiệm kỳ năm (05) năm một lần. Đại hội luật sư có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Ban Chủ nhiệm để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội luật sư; hoặc theo đề nghị của ít nhất một phần hai (1/2) số luật sư của Đoàn Luật sư; hoặc theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Đại hội luật sư được triệu tập theo hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu tùy thuộc vào số lượng thành viên của Đoàn Luật sư.

Số lượng đại biểu của Đại hội đại biểu luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định trên nguyên tắc bảo đảm đại diện đầy đủ cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của toàn thể luật sư thành viên của Đoàn Luật sư.

Đại biểu Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư phải là các luật sư có phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm trong xây dựng và phát triển Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, có uy tín trong đội ngũ luật sư của Đoàn Luật sư, có trách nhiệm, khả năng đóng góp cho Đại hội; không phải là người đã bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ do vi phạm Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư hoặc đang bị Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật; không phải là người đang bị tạm giữ, tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc phân bổ cụ thể số lượng đại biểu Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định nhưng phải đảm bảo nguyên tắc phân bổ và tiêu chuẩn đại biểu quy định tại Điều lệ này.

  1. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư triệu tập Đại hội luật sư.
  2. Đại hội luật sư hợp lệ nếu có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập tham dự. Trong trường hợp không đủ hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập tham dự thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ nhất phải triệu tập Đại hội lần thứ hai. Đại hội triệu tập lần thứ hai hợp lệ khi có trên một phần hai (1/2) số đại biểu được triệu tập tham dự. Trong trường hợp Đại hội triệu tập lần thứ hai không đủ trên một phần hai (1/2) số đại biểu được triệu tập tham dự thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ hai phải triệu tập Đại hội lần thứ ba. Đại hội triệu tập lần thứ ba hợp lệ không phụ thuộc vào số lượng đại biểu tham dự.
  3. Đại hội luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  4. a) Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết hoạt động hành nghề của luật sư, hoạt động của Đoàn Luật sư trong nhiệm kỳ và phương hướng, kế hoạch hoạt động của nhiệm kỳ tới;
  5. b) Thông qua báo cáo tài chính của Đoàn Luật sư trong nhiệm kỳ;
  6. c) Thông qua Nội quy Đoàn Luật sư hoặc sửa đổi, bổ sung Nội quy;
  7. d) Bầu Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư;

đ) Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc.

Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định nội dung, chương trình, thành phần tham dự và thủ tục tiến hành Đại hội luật sư theo quy định của Điều lệ này và hướng dẫn của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

  1. Nghị quyết và các quyết định của Đại hội luật sư được thông qua khi có trên một phần hai (1/2) số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
  2. Chậm nhất là ba mươi (30) ngày làm việc trước ngày tổ chức Đại hội luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi Liên đoàn Luật sư và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Đoàn Luật sư được thành lập Đề án tổ chức Đại hội, Phương án xây dựng nhân sự bầu vào Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư (hoặc phương án nhân sự bầu bổ sung Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, bầu thay thế Chủ nhiệm đối với Đại hội luật sư bất thường).

Ban Thường vụ Liên đoàn hướng dẫn về nội dung Đề án tổ chức Đại hội luật sư và Phương án xây dựng nhân sự bầu vào các cơ quan của Đoàn Luật sư và chỉ đạo Đại hội của Đoàn Luật sư thực hiện đúng quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư và Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

  1. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc Đại hội luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư báo cáo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Đoàn Luật sư được thành lập về kết quả của Đại hội luật sư kèm theo biên bản bầu cử, danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các thành viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư, Nghị quyết và các quyết định của Đại hội.

Kết quả Đại hội luật sư được công nhận sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Đoàn Luật sư được thành lập phê chuẩn.

Điều 20. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

  1. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, quyết định của Đại hội luật sư và điều hành hoạt động của Đoàn Luật sư.

Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Số lượng Phó Chủ nhiệm, Ủy viên của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do Nội quy Đoàn Luật sư quy định.

  1. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do Đại hội luật sư bầu ra, có nhiệm kỳ năm (05) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư. Nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc khi Đại hội nhiệm kỳ của Đoàn Luật sư bầu ra Ban Chủ nhiệm mới.

Thể thức bầu Ban Chủ nhiệm được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Điều lệ này.

Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quy định về quy trình đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng cử viên và những vấn đề chi tiết khác liên quan đến việc bầu Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư theo hướng dẫn của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

  1. Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
  2. a) Gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Nội quy Đoàn Luật sư;
  3. b) Có uy tín và khả năng tập hợp, đoàn kết luật sư trong Đoàn Luật sư;
  4. c) Có năng lực quản lý, điều hành.
  5. Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được ứng cử vào Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư:
  6. a) Đã bị Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư hoặc tổ chức khác mà luật sư đó tham gia xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ hoặc đang bị Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật;
  7. b) Đang bị tạm giữ, tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự.
  8. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư họp ít nhất một (01) lần trong một (01) tháng và có thể họp bất thường để quyết định những công việc đột xuất thuộc thẩm quyền của Ban Chủ nhiệm theo quyết định của Chủ nhiệm hoặc đề nghị của ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Ban Chủ nhiệm.

Cuộc họp Ban Chủ nhiệm do Chủ nhiệm Đoàn Luật sư triệu tập. Trong trường hợp Chủ nhiệm Đoàn Luật sư không triệu tập họp Ban Chủ nhiệm theo định kỳ nhiều lần hoặc theo đề nghị của ít nhất một phần hai (1/2) số thành viên Ban Chủ nhiệm thì Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có quyền chỉ định một Phó Chủ nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.

  1. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư hợp lệ nếu có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Ban Chủ nhiệm tham dự. Quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư được thông qua khi có trên một phần hai (1/2) số thành viên Ban Chủ nhiệm có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết có số phiếu bằng nhau thì vấn đề được quyết định theo ý kiến của bên có phiếu của Chủ nhiệm hoặc của Phó Chủ nhiệm chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm.
  2. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  3. a) Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận tập sự hành nghề luật sư và quản lý tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật; đăng ký gia nhập và tổ chức kết nạp luật sư; chuyển, tiếp nhận luật sư từ Đoàn Luật sư khác; nhận hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gửi Sở Tư pháp; đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư;
  4. b) Giám sát luật sư là thành viên, luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư;
  5. c) Giám sát hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; quyết định hoặc đề nghị khen thưởng đối với tổ chức hành nghề luật sư;
  6. d) Phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;

đ) Tổ chức bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cho luật sư theo hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; tổ chức bồi dưỡng theo nhu cầu về nghiệp vụ chuyên môn, về kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư;

  1. e) Hoà giải tranh chấp có liên quan đến hành nghề giữa luật sư với luật sư, giữa luật sư với tổ chức hành nghề luật sư; giữa các tổ chức hành nghề luật sư với nhau; giữa khách hàng với luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư;
  2. g) Xem xét và quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với luật sư;
  3. h) Tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho luật sư;
  4. i) Tổ chức lấy ý kiến và tập hợp ý kiến đóng góp của luật sư trong việc xây dựng chính sách, pháp luật;
  5. k) Tổ chức, phân công luật sư của Đoàn Luật sư tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý;
  6. l) Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
  7. m) Báo cáo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức, hoạt động của Đoàn Luật sư và chất lượng đội ngũ luật sư của Đoàn theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
  8. n) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này.

Điều 21. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, thành viên khác của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

  1. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư bầu ra trong số các luật sư đã được Đại hội bầu vào Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Nhiệm kỳ của Chủ nhiệm Đoàn Luật sư trùng với nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.

Một luật sư chỉ được bầu làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nhiều nhất ba (03) nhiệm kỳ liên tiếp.

  1. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
  2. a) Có nhận thức chính trị đúng đắn và bản lĩnh chính trị vững vàng; gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Nội quy Đoàn Luật sư;
  3. b) Có ít nhất ba (03) năm hành nghề luật sư;
  4. c) Am hiểu pháp luật, hoạt động tư pháp và nghề luật sư;
  5. d) Có năng lực quản lý, điều hành;

đ) Có uy tín và khả năng tập hợp, đoàn kết đội ngũ luật sư trong Đoàn Luật sư;

  1. e) Có khả năng xây dựng, giữ mối quan hệ tốt với các cơ quan Đảng, chính quyền, cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương.

Thể thức bầu và quy trình đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng cử viên và các vấn đề chi tiết khác liên quan đến bầu Chủ nhiệm Đoàn Luật sư được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ này.

  1. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Đại diện và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của Đoàn Luật sư;
  3. b) Phân công và điều hành hoạt động của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư trong việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, quyết định của Đại hội luật sư và trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Luật sư;
  4. c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư; ký các nghị quyết, quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư sau khi đã được Ban Chủ nhiệm thông qua;
  5. d) Chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc làm việc dân chủ tập thể, quyết định theo đa số trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Đoàn Luật sư;

đ) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ này và do Đại hội luật sư giao.

  1. Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư bầu ra trong số thành viên của Ban Chủ nhiệm. Đối với Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có dưới 5 luật sư thì Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có thể do Đại hội luật sư bầu trong số các thành viên Ban Chủ nhiệm. Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Ban Chủ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm và Ban Chủ nhiệm về các lĩnh vực công tác được giao. Trong trường hợp Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tạm thời không thực hiện được nhiệm vụ quyền hạn của mình vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác thì Ban Chủ nhiệm cử một Phó Chủ nhiệm tạm thời thay thế Chủ nhiệm điều hành hoạt động của Ban Chủ nhiệm.

Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư phải có đủ tiêu chuẩn được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

  1. Việc miễn nhiệm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư do Đại hội luật sư quyết định bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  3. b) Xin rút khỏi chức danh đang đảm nhiệm;
  4. c) Vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.
  5. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đương nhiên bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  6. a) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư;
  7. b) Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư;
  8. c) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực.
  9. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư bị bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây :
  10. a) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy của Đoàn Luật sư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình; xâm hại nghiêm trọng lợi ích của Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
  11. b) Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, các quy định khác của pháp luật;
  12. c) Không còn sự tín nhiệm của ít nhất một phần hai (1/2) số thành viên của Đoàn Luật sư.

Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm do Đại hội bầu, Ủy viên Ban Chủ nhiệm bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm khi có trên một phần hai (1/2) số đại biểu tham dự Đại hội luật sư bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai tán thành.

  1. d) Các Phó Chủ nhiệm do Ban Chủ nhiệm bầu bị bãi nhiệm, miễn nhiệm khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Ban Chủ nhiệm bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai tán thành.
  2. Trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội luật sư, Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm đình chỉ tư cách Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này, chỉ định một (01) Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tạm quyền Chủ nhiệm và đề nghị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư triệu tập Đại hội luật sư bất thường để xem xét bãi nhiệm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư và bầu Chủ nhiệm mới.
  3. Trong trường hợp Chủ nhiệm Đoàn Luật sư bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm mà chưa bầu được Chủ nhiệm mới thì các thành viên còn lại của Ban Chủ nhiệm cử một (01) Phó Chủ nhiệm điều hành hoạt động của Ban Chủ nhiệm cho đến khi bầu được Chủ nhiệm mới.

Điều 22. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư

  1. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư là cơ quan tham mưu của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư trong công tác khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; do Đại hội luật sư bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.

Thành viên Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư phải có các tiêu chuẩn sau đây:

  1. a) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
  2. b) Trung thực, khách quan, vô tư;
  3. c) Có uy tín trong Đoàn Luật sư.
  4. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật do Hội đồng bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng. Số lượng thành viên của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật do Đại hội luật sư quyết định.

Thể thức bầu và quy trình đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng cử viên và các vấn đề chi tiết khác liên quan đến bầu Hội đồng khen thưởng, kỷ luật được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ này.

  1. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Xem xét và đề nghị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định các hình thức khen thưởng của Đoàn Luật sư đối với luật sư, các đơn vị của Đoàn Luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư; hoặc đề nghị Ban Chủ nhiệm trình Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng luật sư, các đơn vị của Đoàn Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
  3. b) Xác minh, xem xét và đề nghị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định các hình thức kỷ luật đối với luật sư;
  4. c) Thụ lý, xác minh, xem xét đơn, thư khiếu nại, tố cáo đối với luật sư, các cơ quan, đơn vị của Đoàn Luật sư và đề xuất với Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về việc giải quyết các đơn, thư đó.
  5. Cuộc họp của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên của Hội đồng tham dự.

Hội đồng khen thưởng, kỷ luật làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp số phiếu ngang nhau thì phiếu của Chủ tịch Hội đồng là quyết định.

  1. Các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm và thủ tục miễn, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật được áp dụng theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 21 của Điều lệ này.

Điều 23. Hội nghị luật sư hàng năm

  1. Hàng năm Đoàn Luật sư tổ chức Hội nghị để thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết hoạt động hành nghề của luật sư, hoạt động của Đoàn Luật sư, báo cáo tài chính trong năm và phương hướng năm tới; quyết định hoặc điều chỉnh mức phí tập sự hành nghề luật sư, mức phí gia nhập Đoàn Luật sư (nếu có). Hội nghị luật sư hàng năm chỉ thảo luận, thông qua những nội dung không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội luật sư.
  2. Hội nghị Đoàn Luật sư hợp lệ khi có trên một phần hai (1/2) số luật sư được triệu tập có mặt. Quyết định của Hội nghị luật sư của Đoàn Luật sư được thông qua khi có trên một phần hai (1/2) số luật sư có mặt tại Hội nghị biểu quyết tán thành.

Đoàn luật sư gửi báo cáo kết quả Hội nghị hàng năm đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Liên đoàn luật sư Việt Nam.

  1. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư triệu tập và điều hành Hội nghị Đoàn Luật sư.

Điều 24. Các đơn vị giúp việc của Đoàn Luật sư

Đoàn Luật sư có Văn phòng và các đơn vị trực thuộc Đoàn Luật sư. Cơ cấu tổ chức và người đứng đầu Văn phòng do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định.

Việc thành lập, tổ chức, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Điều 25. Nội quy của Đoàn Luật sư

  1. Đoàn Luật sư có Nội quy để quy định chi tiết những vấn đề thuộc nội bộ Đoàn Luật sư. Việc thông qua, sửa đổi, bổ sung Nội quy thuộc thẩm quyền của Đại hội luật sư.
  2. Nội quy Đoàn Luật sư bao gồm những nội dung sau đây:
  3. a) Quy định cụ thể về cơ cấu thành viên, lề lối làm việc của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư; mối quan hệ giữa Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;
  4. b) Quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, lề lối làm việc của Văn phòng và các đơn vị chuyên môn Đoàn Luật sư; quy định về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Đoàn Luật sư, việc chỉ đạo, điều hành của Ban Chủ nhiệm đối với Chi nhánh Đoàn Luật sư sư, Văn phòng và các đơn vị chuyên môn;
  5. c) Quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của luật sư thành viên đối với Đoàn Luật sư;
  6. d) Quy định chi tiết về thu, chi tài chính, quản lý tài sản của Đoàn Luật sư;

đ) Quy định về quan hệ của Đoàn Luật sư với tổ chức hành nghề luật sư;

  1. e) Các quy định do Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam giao Nội quy Đoàn Luật sư quy định.

Các quy định của Nội quy Đoàn Luật sư không được trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn.

  1. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày thông qua hoặc sửa đổi, bổ sung Nội quy, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi Liên đoàn Luật sư Việt Nam toàn văn Nội quy kèm theo Nghị quyết thông qua hoặc sửa đổi, bổ sung Nội quy.

Chương IV

LUẬT SƯ

Điều 26. Tư cách thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư của luật sư

Tất cả các luật sư được công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam là thành viên của Đoàn Luật sư nơi mình gia nhập và là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Điều 27. Quyền, nghĩa vụ của luật sư

  1. Quyền của luật sư
  2. a) Các quyền trong hoạt động hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật;
  3. b) Được Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động hành nghề;
  4. c) Tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử, giới thiệu người ứng cử đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc, Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư, tham gia các cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, của Đoàn Luật sư; được Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư giới thiệu ứng cử vào các cơ quan dân cử, cơ quan của các tổ chức xã hội khác ở Trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật, Điều lệ của các tổ chức;
  5. d) Tham gia các hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư; đề xuất ý kiến về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;

đ) Giám sát hoạt động của các cơ quan của Liên đoàn, Đoàn Luật sư; kiến nghị biện pháp khắc phục, kiến nghị xử lý vi phạm;

  1. e) Khiếu nại đối với quyết định của các cơ quan của Liên đoàn, Đoàn Luật sư vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
  2. g) Được Liên đoàn, Đoàn Luật sư bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn;
  3. h) Các quyền khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Đoàn Luật sư.
  4. Nghĩa vụ của luật sư
  5. a) Các nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật;
  6. b) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Điều lệ Liên đoàn, các nghị quyết, quy định, quyết định của Liên đoàn và của Đoàn Luật sư mà mình là thành viên;
  7. c) Tham gia phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật và của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;
  8. d) Tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của pháp luật, của Liên đoàn và Đoàn Luật sư;

đ) Tích cực tham gia hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư; đoàn kết, hợp tác với các luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam;

  1. e) Tổ chức cho các luật sư thành viên của tổ chức hành nghề do mình đứng đầu tham gia các hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;
  2. g) Chấp hành yêu cầu của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về việc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức hành nghề do mình đứng đầu;
  3. h) Định kỳ sáu (06) tháng và hàng năm báo cáo Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề do mình đứng đầu;

Báo cáo Liên đoàn Luật sư Việt Nam về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề do mình đứng đầu theo yêu cầu của Ban Thường vụ Liên đoàn.

  1. i) Giữ gìn uy tín của Liên đoàn, Đoàn Luật sư, luật sư Việt Nam;
  2. k) Nộp phí thành viên đầy đủ và đúng kỳ hạn;
  3. l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Đoàn Luật sư.

Điều 28. Gia nhập Đoàn Luật sư

  1. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư là thành viên của Đoàn Luật sư kể từ ngày được gia nhập Đoàn Luật sư. Thủ tục gia nhập Đoàn Luật sư được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
  2. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư từ chối việc gia nhập Đoàn Luật sư trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư;
  4. b) Người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư mà chưa hết thời hạn ba (03) năm kể từ ngày quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực.
  5. Người đã gia nhập Đoàn Luật sư được Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư và là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư.

Điều 29. Thẻ luật sư

  1. Thẻ luật sư là giấy chứng nhận tư cách thành viên của Đoàn Luật sư và thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thẻ luật sư có giá trị không thời hạn.
  2. Căn cứ quy định của Điều lệ này, Ban Thường vụ Liên đoàn quy định về nội dung, hình thức của Thẻ luật sư và thủ tục cấp Thẻ luật sư.

Điều 30. Rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư, chuyển Đoàn Luật sư

  1. Khi có nhu cầu, luật sư phải làm giấy đề nghị rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư; trong đơn phải ghi rõ lý do xin rút tên. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư ra quyết định xóa tên luật sư khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định xóa tên nói trên, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi quyết định xóa tên luật sư cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  2. Luật sư bị từ chối rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Đang trong quá trình bị xem xét kỷ luật;
  4. b) Đang trong thời gian chấp hành hình thức kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư; trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo có hiệu lực;
  5. c) Đang trong quá trình giải quyết tranh chấp với khách hàng, luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư;
  6. d) Đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư.
  7. Trong trường hợp luật sư rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư vì lý do thôi không hành nghề thì Liên đoàn ra quyết định thu hồi Thẻ luật sư của luật sư đó.
  8. Luật sư muốn chuyển từ Đoàn Luật sư này sang Đoàn Luật sư khác phải rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư mà mình đang là thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này và đề nghị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu gia nhập Đoàn Luật sư mới theo nguyện vọng của mình. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị rút tên và chuyển Đoàn Luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu chuyển Đoàn Luật sư cho luật sư đến Đoàn Luật sư nơi luật sư dự định gia nhập. Hồ sơ giới thiệu chuyển Đoàn Luật sư bao gồm:
  9. a) Giấy giới thiệu chuyển Đoàn Luật sư của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư mà luật sư xin rút tên;
  10. b) Giấy đề nghị gia nhập Đoàn Luật sư (mới) của luật sư;
  11. c) Hồ sơ luật sư của luật sư xin chuyển Đoàn Luật sư mà Đoàn Luật sư đang quản lý;
  12. d) Bản sao Thẻ luật sư.

Thủ tục xem xét việc gia nhập Đoàn Luật sư (mới) được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Luật sư. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định gia nhập Đoàn Luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi luật sư mới gia nhập có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đổi Thẻ luật sư kèm theo Quyết định về việc gia nhập Đoàn Luật sư và Thẻ luật sư cũ của luật sư cho Liên đoàn. Thủ tục đổi Thẻ luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Điều lệ này.

Đoàn Luật sư mới không chấp nhận việc gia nhập của luật sư được giới thiệu thì phải thông báo lý do cho Liên đoàn, Đoàn Luật sư cũ và luật sư được giới thiệu. Trường hợp không đồng ý với quyết định không chấp nhận gia nhập của Đoàn Luật sư mới thì luật sư được giới thiệu có quyền khiếu nại theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ này.

Điều 31. Đổi, thu hồi Thẻ luật sư

  1. Thẻ luật sư được đổi trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc trong trường hợp chuyển Đoàn Luật sư.
  2. Thẻ luật sư bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Bị Đoàn Luật sư xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư;
  4. b) Bị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
  5. c) Rút tên khỏi Đoàn Luật sư mà không gia nhập Đoàn Luật sư mới theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Điều lệ này;
  6. d) Tự nguyện thôi không hành nghề luật sư.
  7. Ban Thường vụ Liên đoàn quyết định việc thu hồi Thẻ luật sư.
  8. Thủ tục đổi, thu hồi Thẻ luật sư được thực hiện theo quy định của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Điều 32. Trang phục của luật sư tham gia phiên tòa

  1. Luật sư tham gia phiên tòa phải mặc trang phục theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  2. Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa phải bảo đảm các yêu cầu trang nghiêm, lịch sự, thuận tiện và thống nhất. Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định về mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa.

Điều 33. Thành viên danh dự của Liên đoàn Luật sư và Đoàn Luật sư

  1. Luật sư đã thôi hành nghề luật sư, cá nhân khác có thể được công nhận là thành viên danh dự của Liên đoàn Luật sư nếu có công lao trong sự nghiệp xây dựng, phát triển tổ chức, hoạt động luật sư ở Việt Nam, có uy tín rộng rãi trong đội ngũ luật sư Việt Nam.

Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định công nhận thành viên danh dự của Liên đoàn luật sư theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn.

Thành viên danh dự của Liên đoàn được mời tham dự và tham gia ý kiến tại Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc; được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc trong một số trường hợp cần thiết theo quyết định của Ban Thường vụ Liên đoàn; được xét khen thưởng, tặng danh hiệu vinh dự của Liên đoàn; không được tham gia biểu quyết, đề cử, ứng cử vào các cơ quan của Liên đoàn.

  1. Luật sư đã thôi không hành nghề luật sư, cá nhân khác có thể được công nhận là thành viên danh dự của Đoàn Luật sư nếu có công lao trong sự nghiệp xây dựng, phát triển tổ chức, hoạt động của luật sư tại địa phương, có uy tín trong đội ngũ luật sư ở địa phương.

Đại hội luật sư quyết định công nhận thành viên danh dự của Đoàn Luật sư theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.

Thành viên danh dự của Đoàn Luật sư được mời tham dự và tham gia ý kiến tại Đại hội luật sư; được mời tham gia Hội nghị luật sư hàng năm của Đoàn Luật sư và tham gia các hoạt động khác của Đoàn Luật sư khi cần thiết theo quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư; được Đoàn Luật sư xem xét khen thưởng khi có đóng góp xuất sắc cho hoạt động của Đoàn; không được tham gia biểu quyết, đề cử, ứng cử vào các cơ quan của Đoàn Luật sư.

Chương V

TÀI CHÍNH

Điều 34. Chế độ tài chính

Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 35. Thu, chi tài chính của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Nguồn thu tài chính của Liên đoàn Luật sư gồm:
  2. a) Phí thành viên;
  3. b) Các khoản đóng góp tự nguyện của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
  4. c) Các khoản thu từ hoạt động của Liên đoàn;
  5. d) Các khoản hỗ trợ của Nhà nước, tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước;

đ) Các khoản thu hợp pháp khác.

  1. Các khoản chi của Liên đoàn Luật sư gồm:
  2. a) Chi hoạt động của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ, các Uỷ ban, đơn vị chuyên môn và Văn phòng của Liên đoàn và Cơ quan đại diện của Liên đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh;
  3. b) Chi hoạt động nghiên cứu, thông tin, tuyên truyền, xuất bản;
  4. c) Chi xây dựng cơ sở hạ tầng, mua trang thiết bị làm việc; bảo trì, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị;
  5. d) Chi lương, phụ cấp cho Thường trực Liên đoàn, chức danh quản lý và các nhân viên trong bộ máy của Liên đoàn, chi khen thưởng;

đ) Chi hoạt động quan hệ quốc tế;

  1. e) Chi tổ chức Đại hội, các hội nghị;
  2. g) Chi thuê trụ sở (nếu có);
  3. h) Các khoản chi hợp lý khác.
  4. Việc chi tiêu của Liên đoàn phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của Điều lệ Liên đoàn và pháp luật về tài chính.
  5. Căn cứ quy định của Điều lệ này và pháp luật về tài chính, Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành Quy chế tài chính của Liên đoàn, trong đó quy định cụ thể các khoản thu, chi; thủ tục thu, chi và thẩm quyền quyết định các khoản thu, chi.

Điều 36. Thu, chi tài chính của Đoàn Luật sư

  1. Các nguồn thu của Đoàn Luật sư gồm:
  2. a) Phí thành viên;
  3. b) Phí tập sự hành nghề luật sư, phí gia nhập Đoàn Luật sư;
  4. c) Các khoản đóng góp của các luật sư thành viên do Hội nghị luật sư quyết định;
  5. d) Các khoản thu từ hoạt động của Đoàn Luật sư;

đ) Hỗ trợ của Liên đoàn Luật sư;

  1. e) Hỗ trợ của Nhà nước; tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;
  2. g) Các khoản thu hợp pháp khác.
  3. Các khoản chi của Đoàn Luật sư gồm:
  4. a) Chi cho các hoạt động đối nội, đối ngoại, triển khai chức năng, nhiệm vụ của Đoàn Luật sư;
  5. b) Chi cho hoạt động của các cơ quan của Đoàn Luật sư;
  6. c) Chi lương hoặc phụ cấp cho các chức danh lãnh đạo, quản lý của Đoàn Luật sư; lương cho các nhân viên của Văn phòng Đoàn Luật sư;
  7. d) Các khoản chi hợp lý khác.
  8. Nội quy Đoàn Luật sư quy định chi tiết các khoản thu, chi, thủ tục thu, chi và thẩm quyền quyết định các khoản thu, chi của Đoàn Luật sư.

Việc thu, chi của Đoàn Luật sư phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của Nội quy Đoàn Luật sư, Điều lệ Liên đoàn và pháp luật về tài chính.

Điều 37. Phí đăng ký tập sự hành nghề luật sư, phí gia nhập Đoàn Luật sư, phí thành viên

  1. Khi đăng ký tập sự hành nghề luật sư, người tập sự hành nghề nộp một khoản phí cho Đoàn Luật sư. Mức phí đăng ký tập sự hành nghề luật sư do Hội nghị luật sư quyết định căn cứ khung phí do Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định.
  2. Người được gia nhập Đoàn Luật sư phải nộp một khoản phí gia nhập cho Đoàn Luật sư. Mức phí gia nhập, các trường hợp được miễn, giảm phí gia nhập Đoàn luật sư do Hội nghị luật sư quyết định căn cứ khung phí do Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định.
  3. Luật sư phải đóng phí thành viên. Mức phí, các trường hợp miễn, giảm phí thành viên do Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định.
  4. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm thu phí thành viên của các luật sư thành viên của Đoàn mình và trích nộp cho Liên đoàn. Tỷ lệ trích nộp phí thành viên do Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định. Phương thức thu các loại phí của Đoàn Luật sư do Nội quy Đoàn Luật sư quy định.

Điều 38. Quản lý tài chính, tài sản khác của Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư

  1. Việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản khác của Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật, các quy định cụ thể của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Nội quy Đoàn Luật sư.
  2. Hàng năm, Ban Thường vụ Liên đoàn báo cáo Hội đồng Luật sư toàn quốc tại kỳ họp của Hội đồng về tình hình tài chính của Liên đoàn năm trước và kế hoạch tài chính của Liên đoàn trong năm tới; Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư báo cáo Hội nghị luật sư hàng năm về tình hình tài chính của Đoàn Luật sư năm trước và kế hoạch tài chính của Đoàn Luật sư năm tới.

Hội đồng Luật sư toàn quốc thông qua ngân sách tài chính hàng năm của Liên đoàn theo báo cáo của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư. Hội nghị luật sư hàng năm thông qua ngân sách tài chính hàng năm của Đoàn Luật sư theo báo cáo của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.

  1. Hội đồng Luật sư toàn quốc báo cáo Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc về tình hình tài chính của Liên đoàn trong nhiệm kỳ và Kế hoạch tài chính của Liên đoàn trong nhiệm kỳ sau; Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư báo cáo Đại hội luật sư về tình hình tài chính của Đoàn Luật sư trong nhiệm kỳ và Kế hoạch tài chính của Đoàn Luật sư nhiệm kỳ sau.

Chương VI

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 39. Khen thưởng

  1. Các Ủy ban, đơn vị chuyên môn của Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, luật sư và các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong hành nghề luật sư, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển tổ chức, hoạt động luật sư thì được Liên đoàn Luật sư tặng Bằng khen, tặng danh hiệu vinh dự, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Trung ương khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Căn cứ quy định của Điều lệ này và pháp luật về thi đua, khen thưởng, Ban Thường vụ Liên đoàn quy định cụ thể về hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục khen thưởng và quyết định việc khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng.

  1. Các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư, các đơn vị trực thuộc của Đoàn Luật sư và các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong hành nghề luật sư, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển tổ chức, hoạt động của Đoàn Luật sư thì được Đoàn Luật sư khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương, Liên đoàn Luật sư Việt Nam khen thưởng theo quy định của pháp luật thi đua, khen thưởng, Điều lệ Liên đoàn.

Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định việc khen thưởng theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật.

Nội quy Đoàn Luật sư quy định cụ thể hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục khen thưởng của Đoàn Luật sư theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và Điều lệ Liên đoàn.

Điều 40. Kỷ luật đối với luật sư

  1. Luật sư có hành vi vi phạm quy định của Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và các quy định khác của Liên đoàn, Đoàn Luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
  2. a) Khiển trách;
  3. b) Cảnh cáo;
  4. c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng;
  5. d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư.
  6. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư.
  7. Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây thì đương nhiên bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư:
  8. a) Bị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc bị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư;
  9. b) Bị kết án hình sự và bản án đã có hiệu lực thi hành;
  10. c) Mười tám (18) tháng không đóng phí thành viên theo quy định tại khoản 5 Điều này.
  11. Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư theo thủ tục quy định tại khoản 6 Điều này:
  12. a) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
  13. b) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư mà trong thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, lại có hành vi vi phạm đến mức có thể bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên.
  14. Luật sư không đóng phí thành viên thì bị xử lý theo quy định sau đây:
  15. a) Mười hai (12) tháng không đóng phí thì bị Đoàn luật sư thông báo công khai trong phạm vi Đoàn luật sư;
  16. b) Mười tám (18) tháng không đóng phí sau khi đã được thông báo công khai thì đương nhiên bị Đoàn luật sư xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
  17. Căn cứ quy định của Điều lệ Liên đoàn và quy định của Luật Luật sư, Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định thống nhất về các hành vi vi phạm và việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thủ tục xem xét và quyết định kỷ luật đối với luật sư.

Điều 41. Khiếu nại quyết định kỷ luật

  1. Luật sư, người tập sự hành nghề luật sư bị xử lý kỷ luật, cá nhân có đơn khiếu nại, tố cáo; tổ chức có đơn khiếu nại đối với luật sư trong vụ việc kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư.
  2. Ban Thường vụ Liên đoàn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư.
  3. Khi giải quyết khiếu nại, Ban Thường vụ Liên đoàn có quyền quyết định:
  4. a) Giữ nguyên quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư nếu xét thấy việc xử lý kỷ luật tuân thủ đúng trình tự, thủ tục; nội dung xử lý tương xứng tính chất, mức độ vi phạm;
  5. b) Sửa quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư, quyết định áp dụng hình thức kỷ luật nhẹ hơn nếu xét thấy việc áp dụng hình thức kỷ luật của Đoàn Luật sư là nặng so với tính chất, mức độ vi phạm;
  6. c) Sửa quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư, quyết định áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn trong trường hợp có khiếu nại yêu cầu tăng nặng, đồng thời xét thấy việc áp dụng hình thức kỷ luật của Đoàn Luật sư là nhẹ hơn so với tính chất, mức độ vi phạm;
  7. d) Hủy quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư và yêu cầu Đoàn Luật sư xem xét, giải quyết lại trong trường hợp Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm không đầy đủ hoặc có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xem xét, xử lý kỷ luật;

đ) Hủy quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư và đình chỉ việc xử lý kỷ luật đối với luật sư trong trường hợp xét thấy luật sư không có hành vi vi phạm;

  1. e) Hủy quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư và chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp xét thấy vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  2. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban Thường vụ Liên đoàn thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo quy định của Luật Luật sư.
  3. Căn cứ quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật về khiếu nại, Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư trong nội bộ Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư.

Điều 42. Khiếu nại hành vi của luật sư; quyết định, hành vi của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, các cơ quan của Liên đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam

  1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với hành vi của luật sư; quyết định, hành vi của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, các cơ quan của Liên đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với luật sư thành viên.
  3. Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, các cơ quan của Liên đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
  4. Căn cứ quy định của Điều lệ này và quy định của Luật Luật sư, Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định thủ tục giải quyết khiếu nại đối với hành vi của luật sư; quyết định, hành vi của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, các cơ quan của Liên đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Điều 43. Tố cáo

  1. Cá nhân có quyền tố cáo luật sư, cơ quan của Liên đoàn, Đoàn Luật sư về các hành vi vi phạm quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
  2. Đoàn Luật sư giải quyết tố cáo đối với luật sư, các cơ quan của Đoàn mình; Liên đoàn Luật sư Việt Nam giải quyết tố cáo đối với Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, các cơ quan của Liên đoàn và đối với các luật sư giữ các chức danh trong các cơ quan của Liên đoàn về những hành vi liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh đó.
  3. Căn cứ quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật về tố cáo, Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo.

Chương VII

QUAN HỆ CỦA LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ, ĐOÀN LUẬT SƯ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC TRONG, NGOÀI NƯỚC

Điều 44. Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

  1. Hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam chịu sự thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư của Chính phủ trên cơ sở các nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.
  2. Hoạt động của Đoàn Luật sư chịu sự quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do cơ quan giúp thực hiện là Sở Tư pháp và sự phối hợp của các Sở, ngành liên quan theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.

Điều 45. Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng

Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương và địa phương trong việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Liên đoàn Luật sư Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đoàn Luật sư là thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có nghĩa vụ, quyền lợi theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 47. Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với Hội Luật gia, các cơ quan, tổ chức khác

Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư phối hợp chặt chẽ với Hội Luật gia, các cơ quan, tổ chức khác về những vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động luật sư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và việc hành nghề của các luật sư; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

Điều 48. Quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các thành viên Liên đoàn với các tổ chức luật sư nước ngoài và quốc tế

  1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam mở rộng quan hệ với các tổ chức luật sư nước ngoài và quốc tế trên cơ sở tự chủ, bình đẳng và hợp tác nhằm góp phần phát triển nghề luật sư, nâng cao vai trò, vị thế của Liên đoàn, đội ngũ luật sư Việt Nam trên thế giới.
  2. Liên đoàn Luật sư Việt Nam là đại diện của đội ngũ luật sư Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức luật sư, luật sư nước ngoài và quốc tế theo quy định của pháp luật.
  3. Quan hệ của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam với tổ chức luật sư nước ngoài và quốc tế được thực hiện theo quy định tại Quy chế đối ngoại và hợp tác quốc tế của Liên đoàn do Ban Thường vụ Liên đoàn ban hành phù hợp với quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Hiệu lực thi hành

  1. Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm 8 chương 50 điều đã được Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II thông qua ngày 19 tháng 4 năm 2015 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc bầu Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ II thực hiện theo Nghị quyết Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II ngày 19 tháng 4 năm 2015.

Trường hợp có sự thay đổi của pháp luật làm cho Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam trái với quy định của pháp luật thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

  1. Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam được áp dụng thống nhất đối với Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư.

Điều lệ của các Đoàn Luật sư hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có hiệu lực.

Điều 50. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Chỉ có Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc thực hiện Điều lệ này./.