0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Văn phòng luật sư tư vấn về thủ tục nộp đơn ly hôn ở đâu khi có nhiều nơi cư trú?

Khách hàng hỏi văn phòng luật sư về thủ tục ly hôn: Tôi và chồng tôi đã nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND quận A (nơi tôi thường trú), nhưng khi nhận được giấy triệu tập của tòa, chồng tôi lại không đồng ý ly hôn, nên tòa quận A đình chỉ giải quyết vụ việc.

Sau đó tôi nộp đơn xin ly hôn đơn phương ở TAND quận B (nơi chồng tôi đăng ký thường trú) và lại gặp trở ngại do anh ấy không ở đó mà thường xuyên ở tại nơi kinh doanh ở quận C, nhưng không đăng ký tạm trú. Trường hợp anh ấy không đồng ý ly hôn và không có mặt theo giấy triệu tập tại tòa thì tôi phải làm thế nào?


Văn phòng Luật sư Dragon trả lời: Theo điểm a khoản 1 điều 33, điểm a khoản 1 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Theo điều 52 Bộ luật dân sự, nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống. Do vậy, để được tòa án thụ lý giải quyết vụ án, chị cần chứng minh nơi chồng chị thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống, hoặc nơi chồng chị làm việc.

Trước tiên chị có thể liên hệ với công an phường nơi chồng chị thường trú ở quận B, đề nghị xác nhận anh ấy thường xuyên sinh sống hoặc có đang sinh sống ở đó không. Nếu được xác nhận là có thì chị gửi đơn ly hôn đến Tòa án quận B. Nếu không, chị có thể đề nghị công an phường nơi mà chị cho là anh ấy đang sinh sống tại quận C để nhờ xác nhận việc anh ấy có cư trú thực tế ở đó không. Nếu công an nơi đây xác nhận anh ấy đang cư trú thực tế thì chị gửi đơn ly hôn đến Tòa án quận C.

Còn nếu việc gửi đơn ly hôn đến tòa án nơi chồng chị cư trú gặp rắc rối, chị có thể yêu cầu tòa án nơi làm việc của chồng chị thụ lý giải quyết (tức Tòa án quận C). Trước khi gửi đơn ly hôn đến Tòa án quận C, chị nên liên hệ với cơ sở kinh doanh nơi chồng chị đang làm việc để nhờ xác nhận chồng chị đang làm việc tại đây.

Xin được nói thêm: theo khoản 1 điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự và điểm 3 nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nếu chồng chị đã được tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì tòa án lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được do bị đơn vắng mặt và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu tại phiên tòa, chồng chị xin hoãn phiên tòa để hòa giải thì tòa án không chấp nhận, nhưng sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng chị thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình online – 1900 599 979