Văn phòng luật sư Tư vấn luật Hôn nhân và thừa kế
Văn phòng luật sư Tư vấn luật Hôn nhân và thừa kế
Kh hỏi: Tư vấn luật về Tài sản thừa kế
Kính gửi: Văn phòng luật sư Dragon
7 anh chị em tôi cùng được thừa kế căn nhà của bố mẹ tôi và bố mẹ tôi đều mất cách đây 1 năm. Nay tôi muốn bán căn nhà đó và chia phần thừa kế của mình nhưng 6 anh chị em còn lại không muốn bán căn nhà đó. Vậy tôi phải làm sao để lấy được phần tài sản thừa kế của mình.
Công ty Luật Dragon trả lời bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Điều 652 BLDS 2005. Di chúc hợp pháp
« 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực ».
- Điều 653 BLDS 2005. Nội dung của di chúc bằng văn bản
“1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.
- Điều 675 BLDS 2005. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
« 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.”
- Điều 676 BLDS 2005. Người thừa kế theo pháp luật
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
- Điều 681 BLDS 2005. Họp mặt những người thừa kế
“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”
- Điều 682 BLDS 2005. Người phân chia di sản
“1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.
2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.”
- Điều 684 BLDS 2005. Phân chia di sản theo di chúc
“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản”.
- Điều 685 BLDS 2005. Phân chia di sản theo pháp luật
“1. Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
2. Ý kiến tư vấn
Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Do bạn không nói rõ khi bố mẹ bạn chết có để lại di chúc hay không, nếu có di chúc thi di chúc đó có hợp pháp hay không? Nên chúng tôi chia làm 2 trường hợp:
– Nếu bố mẹ bạn chết có để lại di chúc và trong di chúc có ghi rõ tài sản của bố mẹ bạn là căn nhà được chia cho 7 người con thì bạn hoàn toàn có quyền thừa kế đối với phần tài sản của mình. Theo điều 684 BLDS 2005, việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
– Nếu bố mẹ bạn chết không để lại di chúc thì theo quy định tại điều 675 BLDS 2005 thì tài sản của bố mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật. Theo điều 676 BLDS 2005, 7 người con của bố mẹ bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo đó, căn nhà của bố mẹ bạn sẽ được chia đều cho 7 người. Điều 685 BLDS 2005 về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
– Tuy nhiên nếu bạn muốn bán căn nhà đó để chia phần thừa kế của mình thì cần phải họp bàn với những người trong gia đình và phải đảm bảo việc bán căn nhà để chia không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác.
Muốn được tư vấn thêm, mời anh chị liên hệ trực tiếp văn phòng Công ty Luật Dragon
Trân trọng!
CÔNG TY LUẬT DRAGON
LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH!
TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY LUẬT DRAGON:
Add: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, Lô 9E, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: (+84)437 690 144 / (+84)437 691 691
Fax: (+84)437 690 142 / (+84)437 690 143
VĂN PHÒNG CÔNG TY LUẬT DRAGON TẠI HÀ NỘI:
Add: Phòng 508, Tòa nhà 133, ngõ 131, Đường Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (+84)435 375 724 / (+84)435 378 907
Fax:(+84)435 377 332
CÔNG TY LUẬT DRAGON TẠI SÀI GÒN :
Add: Số 183/11A Bến Vân Đồn ,
Quận 4, TP HCM.
Tel : (84).08.39433529
Fax: (84).08.39433529
CÔNG TY LUẬT DRAGON TẠI HẢI PHÒNG:
Add: Phòng 5.01, Tầng 5, Tòa nhà Central Tower , Số 43 Quang Trung, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
Tel : 84.0312.600.500 – Fax: 84.0312.600.500
ban giám đốc công ty:
Luật sư NGUYỄN MINH LONG
Mobile: 091 303 1525
Website:www.ngheluatsu.vn
Email: congtyluatdragon@yahoo.com