0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Phải có luật bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia

Văn phòng luật sư  Dragon Sài Gòn – Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) vừa đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh dự án luật về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích quốc gia


Phải có luật bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia

Một bè cá trái phép của người Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh – Khánh Hòa. Ảnh: Hồng Ánh
* Phóng viên: Thưa ông, ý tưởng nào dẫn đến việc ông đề nghị Quốc hội (QH) đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh dự án luật về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích quốc gia?

– Ông Trương Trọng Nghĩa: Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích quốc gia là nghĩa vụ thiêng liêng của toàn dân tộc. Trong sự nghiệp này, sự thống nhất ý chí và hành động từ Nhà nước đến mọi người dân có ý nghĩa quyết định. Luật về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích quốc gia sẽ tạo ra khung pháp lý, chuẩn mực cho hành động để tạo sự thống nhất này. Mọi hành vi xâm hại toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích quốc gia sẽ bị nghiêm trị. Chúng ta đã có một số điều trong Hiến pháp quy định về quyền, nghĩa vụ của Nhà nước và nhân dân trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, vẫn phải có luật vì chúng ta chưa có cơ chế lấy Hiến pháp làm căn cứ xét xử, chưa có tòa án Hiến pháp hay cơ quan bảo hiến.

* Ông có thể nói rõ lý do cụ thể?

– Đã và đang có những nguy cơ đe dọa đến toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Nhà nước đã chỉ ra những nguy cơ này và có những chủ trương cụ thể để đối phó. Nguy cơ đe dọa chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cho chúng ta thấy phải có sự thống nhất ý chí và hành động của toàn dân để đưa ra đối sách kịp thời, thích hợp. Có nhiều cách để làm điều này nhưng trong điều kiện Nhà nước pháp quyền và Việt Nam hội nhập sâu với thế giới, tốt nhất là thông qua luật pháp.

* Luật về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích quốc gia sẽ quy định những nội dung gì để đạt mục tiêu như ông đề cập?

– Trước hết, tôi muốn căn cứ vào một số điều khoản của Hiến pháp. Trong Hiến pháp có nêu một số trách nhiệm, nghĩa vụ của nhân dân, Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Về toàn vẹn lãnh thổ thì đã có Luật Biên giới, sắp tới sẽ có Luật Biển nhưng chưa gắn với việc bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia. Ví dụ, khi một địa phương cho phép người nước ngoài thuê rừng, biển, khai thác tài nguyên hay đầu tư, kinh doanh thì ngoài những luật pháp hiện hành, cần phải được xem xét dưới góc độ chủ quyền hay lợi ích quốc gia. Nếu vi phạm chủ quyền hay lợi ích quốc gia thì phải bị xử lý nhưng hiện nay chưa có đạo luật nào quy định về việc này, trong khi xử bằng Hiến pháp thì không được.

* Ông có lo ngại sẽ phải sửa những luật liên quan để khỏi vướng nhau?

– Việc này cũng là bình thường vì chúng ta đang trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện hệ thống luật pháp.

* Có quốc gia nào áp dụng luật tương tự như ông đề xuất không?
– Nhiều nước có những luật khác nhau nhưng cùng mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích quốc gia. Chẳng hạn, Mỹ và một số nước châu Âu có nhiều luật hay quy định cấm các công ty của họ làm ăn với những quốc gia hoặc trong những lĩnh vực mà họ cho rằng vi phạm lợi ích, chính sách công và an ninh quốc gia.

Công ty luật  Dragon – Luật  sư tư vấn