Dự thảo hoạt động luật sư tư vấn pháp lý liên quan đến mức xử phạt vi phạm hành chính
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ tháng 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Luật Phá sản năm 2004;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
===========
Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về quản lý nhà nước của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới trước khi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ;
b) Không gửi cơ quan có thẩm quyền về báo cáo kết quả Đại hội nhiệm kỳ, các giấy tờ khác theo quy định và báo cáo kết quả Đại hội để bãi nhiệm và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung ủy viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật để trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn kết quả Đại hội theo thẩm quyền;
c) Không thực hiện báo cáo năm về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư cho cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc trực tiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
b) Không gửi quy định, quyết định, nghị quyết được thông qua của tổ chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư cho cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư;
c) Không gửi cơ quan có thẩm quyền hồ sơ đề nghị phê duyệt điều lệ theo quy định;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị phê duyệt điều lệ, hồ sơ đề nghị phê
chuẩn kết quả Đại hội.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị phê duyệt điều lệ, hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả Đại hội;
b) Lợi dụng danh nghĩa của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xoá, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này
Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết mức thu thù lao tư vấn pháp luật tại trụ sở của Trung tâm theo quy định;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo, lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo đúng quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động; đặt Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật; thay đổi trụ sở, Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh, Tư vấn viên pháp luật, Luật sư; chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
a) Phân công người không phải là tư vấn viên pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật;
b) Cử đối tượng không đúng quy định tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện tư vấn khi chưa được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
b) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, cộng tác viên và nhân viên của Trung tâm; thực hiện chưa xong các vụ việc mà Trung tâm đã nhận trước thời Điểm chấm dứt hoạt động;
c) Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Giấy đăng ký hoạt động.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Giấy đăng ký hoạt động;
b) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tiến hành đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền;
b) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi; gây mất trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
c) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Giấy đăng ký hoạt động của mình;
d) Hoạt động không theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký; không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu trái với quy định của pháp luật;
đ) Cho cá nhân, tổ chức khác hoạt động tư vấn dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
e) Không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
g) Không phải là tổ chức tư vấn pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xoá, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4, Điểm c, đ Khoản 5 Điều này. Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, Điểm b Khoản 3, Điểm a Khoản 5 Điều này;
Điều 25. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động tư vấn pháp luật
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Cố ý tư vấn trái pháp luật;
b) Đòi thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài Khoản thù lao mà Trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;
c) Lợi dụng danh nghĩa Trung tâm tư vấn pháp luật, lạm dụng danh nghĩa tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn viên pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật nhằm thu lợi cho riêng mình hoặc để tiến hành các hoạt động khác trái pháp luật;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Thẻ tư vấn viên pháp luật hoặc giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Làm giả Thẻ tư vấn viên pháp luật, sử dụng Thẻ tư vấn viên pháp luật giả; làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
c) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi; gây mất trật tự, an toàn xã hội ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
d) Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ việc, cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp
luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà thực hiện tư vấn pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Thẻ tư vấn viên pháp luật, Chứng chỉ hành nghề luật sư trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1, Điểm b, d, đ Khoản 2 Điều này. Tước quyền sử dụng Thẻ tư vấn viên pháp luật, Chứng chỉ hành nghề luật sư hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;
c) Tịch thu giấy tờ, Thẻ tư vấn viên pháp luật đã bị sửa chữa, tẩy xoá, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ, Thẻ tư vấn viên pháp luật giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này.
Luật sư Nguyễn Minh Long