Công ty Luật TNHH Dragon xin gửi lời chào trân trọng tới Quý báo!
Phúc đáp câu hỏi của Quý báo như sau:
Liên quan vụ việc sau 2 lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông ở Long An (bị cáo là ông Lưu Hữu Phước bị buộc tội gây tai nạn chết người). Ông Phước phản ứng bằng cách nhảy từ tầng 2 sân Tòa phúc thẩm tử vong. Sau vụ việc này, TAND Cấp cao tại HCM giám đốc thẩm hủy hai bản án sơ thẩm , phúc thẩm, điều tra lại. Cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra vụ án, lý do ông Phước là bị can duy nhất đã chết.
Vụ án này có bị hại, trong trường hợp vụ án bị đình chỉ, không có bản án được đưa ra, vậy quyền lợi của bị hại được giải quyết thế nào?
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long – Giám đốc Công ty Luật TNHH Dragaon (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) có quan điểm như sau:
Căn cứ đình chỉ điều tra vụ án hình sự được quy định tại Điều 230 BLTTHS 2015. Cụ thể:
Điều 230. Đình chỉ điều tra
Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
- a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
- b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Theo đó khoản 7 Điều 157 BLTTHS 2015 quy định như sau:
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
Như vậy, từ vụ án “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS hiện hành) (ông Lưu Hữu Phước (Bình Phước) là bị cáo bị buộc tội gây tai nạn chết người) có thể thấy đối với vụ án có duy nhất 1 bị cáo mà bị cáo đó qua đời thì Cơ quan CSĐT có thẩm quyền sẽ đình chỉ điều tra vụ án, theo đó vụ án khép lại. Nếu vụ án có bị hại bị âm phạm tính mạng, sức khỏe thì khi vụ án bị đình chỉ điều tra thì yêu cầu được bồi thường dân sự trong hình sự sẽ không được giải quyết.
Trường hợp vụ án có nhiều bị cáo nhưng chỉ có 1 bị cáo qua đời thì căn cứ Khoản 2 Điều 230 BLTTHS 2015 quy định “Nếu vụ án có nhiều bị cáo mà căn cứ đình chỉ giải quyết không liên quan đến tất cả các bị cáo thì tiếp tục giải quyết đối với các bị cáo còn lại.”, Cơ quan CSĐT tiếp tục điều tra với các bị cáo còn lại để giải quyết quyền lợi cho bị hại trong vụ án.
Từ vụ án “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS hiện hành) của ông Lưu Hữu Phước, mở rộng ra trong các vụ án về vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ có bị hại, nếu bị cáo là người điều khiển phương tiện giao thông nhưng phương tiện giao thông của bên thứ 3 và chứng minh được mối quan hệ giữa bên thứ 3 – chủ sở hữu phương tiện và bị cáo, thì dù vụ án bị đình chỉ nhưng bị hại vẫn có quyền khởi kiện một vụ án dân sự khác, yêu cầu chủ sở hữu phương tiện giao thông phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Yêu cầu khởi kiện này sẽ do Tòa Dân Sự có thẩm quyền thụ lý.
Trường hợp phương tiện giao thông được chủ sở hữu mua bảo hiểm xe của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm theo đúng quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm thì bị hại vẫn khởi kiện chủ xe đòi bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe (nếu chứng minh được thiệt hại) nhưng Công ty bảo hiểm sẽ đứng ra bồi thường thay cho chủ phương tiện giao thông (nếu đáp ứng được các điều kiện về bồi thường bảo hiểm).
Trên đây là ý kiến nhận định ban đầu của Luật sư đối với sự việc nêu trên.
Giám đốc – Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long
Luật sư chuyên bào chữa vụ án Hình sự – Tranh tụng bào chữa tại tòa án các cấp có thẩm quyền
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư tại Hải Phòng: Số 102 Lô 14, đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Tp Hải Phòng.
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Website: Luật sư Chuyên tư vấn pháp luật Hình sự
Trân trọng!