- Tại sao khách hàng lại cần đến những công ty luật uy tín để thuê luật sư bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc cho người thân bạn bè gia đình?
Theo xu hướng phát triển và chuyên nghiệp hóa hiện nay các tổ chức hành nghề luật sư (bao gồm Văn phòng luật sư, Công ty luật) đang có xu hướng chuyên nghiệp hóa về định hướng và chiến lược phát triển của mình dựa trên đội ngũ nhân sự, cộng sự. vì vậy, có việc phân hóa về đường lối trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho xã hội. Có những đơn vị chuyên thực hành trong lĩnh vực doanh nghiệp, giấy phép con, có tổ chức luật chuyên về sở hữu trí tuệ, có văn phòng chuyên về mảng đầu tư, có Công ty luật chuyên về tranh tụng hoặc theo hình thức hỗn hợp – tức là hoạt động đa dạng trong tất cả các lĩnh vực pháp lý mà pháp luật cho phép…
Bởi vậy, khi khách hàng có nhu cầu và mong muốn được cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh tụng để bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, người thân, gia đình… trong các vụ việc pháp lý sẽ tìm hiểu về tổ chức hành nghề luật sư và đội ngũ luật sư cùng các cộng sư nơi đó dựa trên các nguồn thông tin chính thống từ các dịch vụ thông tin như báo chí, truyền thông, mạng xã hội và cả người quen để nắm bắt được thực tiễn rồi quyết định gửi gắm niềm tin bằng việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
2. CÁC NHÂN TỐ CỦA DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH TỤNG
Trước hết, một tổ chức hành nghề luật sư (sau đây gọi tắt là ‘CÔNG TY LUẬT”) uy tín về tranh tụng cần phải có cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ luật sư tranh tụng tại toà án các cấp với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Cụ thể là Công ty luật đó phải có đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết, chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong các vụ việc, vụ án như hình sự, Dân sự, kinh tế, lao động, đất đai, hành chính, hôn nhân gia đình. Theo đó, luật sư nắm bắt được tình hình và thực tiễn vụ việc của khách hàng phải tư vấn được cho khách hàng các khía cạnh pháp lý và định hướng, đường lối giải quyết như sau:
Tư vấn về chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên tranh chấp;
Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với đối tác.
– Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu; tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án, trọng tài.
Tư vấn về thủ tục và quy trình liên quan đến thi hành án; nhận đại diện trong thủ tục thi hành án dân sự;
– Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.
– Bào chữa cho người bị nghi là tội phạm trong vụ án hình sự.
– Cử luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình.
3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Để đánh giá một văn phòng, Luật sư có thể căn cứ theo nhiều yếu tố. Cơ bản thông qua những yếu tố sau:
• Đánh giá Luật sư qua thâm niên công tác: Càng làm lâu trong nghề, tuổi nghề cao thường đi kèm với việc Luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm trong công việc càng nhiều. Tuy nhiên đây cũng chỉ là hiểu theo đa số còn trong thực tế có thể sẽ khác. Những người tuổi nghề chưa cao nhưng lại có kỹ năng, chuyên môn cao hơn nhiều so với người có tuổi nghề cao. Điều này còn tùy theo tố chất, độ nhạy bén, học tập rèn luyện và có thể cũng do người trẻ được kế thừa kinh nghiệm từ người đi trước,…
• Đánh giá Luật sư qua danh tiếng , tên tuổi của Luật sư đó qua thông tin cập nhật được từ nhiều nguồn;
• Đánh giá Luật sư qua quy mô văn phòng, mức độ chuyên nghiệp khi tiếp cận và giải quyết vụ, việc
• Đánh giá Luật sư qua trò chuyện trực tiếp: Luật sư giỏi và có tâm là người bình tĩnh lắng nghe vấn đề của bạn, bình tĩnh đánh giá phân tích và hướng dẫn bạn, không khoe mẽ, khuếch trương, ba hoa hay hứa hẹn hão huyền.
4. Khách hàng cần luật sư bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì cần làm những thủ tục gì?
4.1. Thủ tục mời luật sư bào chữa
Bị can, bị cáo nếu không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam thì có thể trực tiếp đến mời luật sư. Hoặc nếu không đi được do bị cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc do bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam thì người thân là cha hoặc mẹ, vợ hoặc chồng hoặc con đến làm thủ tục mời luật sư bào chữa. Khi đến khách hàng cần đem theo Chứng minh nhân dân và các tài liệu giấy tờ liên quan đến vụ án nếu có, ví dụ thông báo về việc bắt, quyết định bắt tạm giữ, quyết định bắt tạm giam….
Luật sư sau khi nghiên cứu các tài liệu và lắng nghe khách hàng trao đổi sẽ nhận định và tư vấn sơ bộ, ví như hành vi của bị can, bị cáo có khả năng phạm vào tội danh nào? Cơ quan nào có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử? Thời hạn giải quyết vụ án khoảng bao lâu? Cần làm gì để cứu chữa cho hành vi của bị can, bị cáo bớt phần nghiêm trọng…
Tùy từng vụ án cụ thể, luật sư định hình các công việc sẽ thực hiện khi tham gia bào chữa và thông báo mức phí thù lao. Trường hợp khách hàng đồng ý thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
4.2. Thủ tục để xác lập tư cách người bào chữa với luật sư
Về thủ tục mời người bào chữa và xác lập tư cách người bào chữa của luật sư được thực hiện theo quy định sau:
Theo quy định tại điểm c, điều 4, thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự:
c) Trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhờ người bào chữa là luật sư thì Điều tra viên hướng dẫn họ viết giấy yêu cầu luật sư, nếu yêu cầu đích danh luật sư bào chữa (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) thì trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ, Cơ quan Điều tra có trách nhiệm gửi giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can cho luật sư mà họ nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; trường hợp người bị tạm giữ, bị can viết giấy nhờ người thân (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) liên hệ nhờ luật sư bào chữa cho họ thì trong thời gian hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có giấy nhờ người thân, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó cho người thân của người bị tạm giữ, bị can bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.
Như vậy, trong trường hợp của chị nếu muốn mời người bào chữa bảo vệ quyền lợi cho chồng mình chị cần được sự đồng ý của chồng qua việc viết giấy nhờ người thân liên hệ luật sư bào chữa.
Đồng thời, theo quy định tại điều 5, thông tư 70/2011/TT-BCA thì luật sư đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa và tham gia tố tụng phải có đủ các giấy tờ theo quy định như: Thẻ luật sư; Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, của người thân người bị tạm giữ, bị can…; Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề; Văn bản phân công của đoàn luật sư
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Tuy nhiên theo quy định Điều 78 Luật Tố tụng Hình 2015 có hiệu lực kể từ 01/07/2016 thì đã bãi bỏ quy định cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư, theo đó: Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ tương ứng với từng loại đối tượng tham gia bào chữa: Luật sư xuất trình thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện hoặc của người thân thích của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký người bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa trong hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Như vậy đây là bước tiến quan trọng trong việc tiến hành thủ tục mời luật sư và luật sư sẽ tham gia vào vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của thân chủ, chiến đấu hết khả năng và trí tuệ của mình cho công lý giúp thân chủ của luật sư bào chữa.
4.3. Thủ tục mời luật sư trong các vụ án phi hình sự
Theo quy định của Luật Tố tụng dân sự và hành chính đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 hiện nay thì thủ tục mời luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án dân sự, hành chính được tiến hành như các vụ án hình sự. Còn việc xác lập tư cách luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự sẽ được thực hiện và tiến hành theo các quy định mới của hai luật tố tụng dân sự và hành chính. Cụ thể là:
- Về Luật tố tụng dân sự 2015 theo khoản 4, khoản 5 Điều 75;
- Về Luật tố tụng hành chính 2015 theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 61.
- Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến, online – Văn phòng luật sư giỏi chuyên tranh tụng Quốc tế – 1900 599 979