Cẩn bỏ chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm đảm bảo quyền người bị buộc tội

Tư vấn luật hình sự: Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, để giải quyết các vụ án hình sự một cách công minh, đúng đắn kịp, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đòi các cơ quan tiến hành tố tụng phải triệt để tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) nhằm góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân, đồng thời giáo dục mọi người đề cao ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Theo tinh thần của Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính Trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì tòa án là trung tâm, công tác xét xử là trọng tâm và phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Do đó, để ra được bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục, trong quá trình chuẩn bị xét xử, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. trước khi xét xử tại phiên tòa, tòa án có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Quy định của Bộ luật(TTHS) năm 2003 về yêu cầu điều tra bổ sung của tòa án

Theo quy định tại Điều 197 và Điều 199 của Bộ luật (TTHS) năm 2003 (TTHS) thì việc yêu cầu điều tra bổ sung diễn ra ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Cụ thể, việ trả hồ sơ để điều tra bổ sung có thể thực hiện trước khi mở phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) và tại phiên toà.

Trong giai đoạn xét xử, trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử được ban hành thì việc yêu cầu điều tra bổ sung sẽ do thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trực tiếp quyết định. Tại phiên toàn, thẩm quyền ban hành quyết định yêu cầu điều tra bổ sung sẽ nhân danh hội đồng xét xử và thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ký quyết định (tức thẩm quyền yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tòa thuộc về hội đồng xét xử)

Khoản 1 Điều 179 bộ luật (TTHS) quy định khi có một trong các căn cứ sau thì thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ban hành quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Đó là: (1) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên toàn được; (2) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác và (3) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng. Tuy Bộ luật TTHS không quy định căn cứ yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tòa, nhưng trong thực tiễn, khi có một trong các căn cứ tại khoản 1, Điều 179 Bộ Luật TTHS, hội đồng xét xử vẫn ban hành quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.

Những bất cập tại Điều 197 Bộ luật TTHS năm 2003 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của tòa án.

Thứ nhất, căn cứ để tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 179 Bộ luật TTHS là chưa phù hợp: “thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ bổ sung trong những trường hợp sau đây…Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được”. căn cứ này được áp dụng trong trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (chương XVII) tức là trước khi diễn ra phiên tòa xét xử. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý là phiên tòa chưa diễn ra thì làm sao Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa biết những chứng cứ nào là “Những chứng cứ quan trọng đối với vụ an mà không thể bổ sung tại phiên tòa được”? Hơn nữa, nếu phiên tòa xét xử đã diễn ra thì thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung không thuộc về hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2, Điều 199 Bộ luật TTHS.

Thứ hai, tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội khác hoặc có đồng phạm khác (điểm b khoản 1 Điều 179 Bộ luật TTHS). Tuy nhiên, tại Điều 196 Bộ luật TTHS lại có quy định về giới hạn việc xét xử: “Tòa án có thể xét xử bị cáo…một tội khác bằng hoặc nhẹ tội hơn viện kiểm sát đã truy tố” Như vậy, khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác và nếu tội đó bằng hoặc nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát truy tố thì tòa án không trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vẫn tiến hành xét xử. Rõ ràng, quy định tại Điều 196 Bộ luật TTHS đã làm cho căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung của tòa án tại điểm b khoản 1 Điều 197 Bộ luật TTHS trở nên thừa, không cần thiết.

Thứ ba, Căn cứ các yêu cầu điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố xét xử chưa phù hợp với chức năng của tòa án

Thực tiễn tố tụng cho thấy có nhiều trường hợp, cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã lạm dụng quy định về yêu cầu điều tra bổ sung của tòa án để tăng thêm thời hạn điều tra của vụ án khi vụ án đã gia hạn hết thời hạn điều tra, truy tố được quy định tại Điều 119 và Điều 166 Bộ luật TTHS nhưng vẫn chưa đủ chứng cứ vững chắc khi tòa án trả hồ sơ thì viện kiểm sát, cơ quan điều tra sẽ có thêm thời hạn điều tra, nhất là đối với những vụ án phức tạp mà vì nhiều lý do đã không thể hoàn thành việc điều tra, truy tố đúng thời hạn trước đó. Song vấn đề đặt ra ở đây là việc tòa án trả lại hồ sơ điều tra bổ sung là không đúng với chức năng xét xử vốn có duy nhất ở tòa án. Tòa án không thể là cơ quan phối hợp giúp các cơ quan tiến hành tố tụng khác hoàn tất công việc điều tra vụ việc.

Thứ tư, Quy định cho phép tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại khoản 1 Điều 179 Bộ luât TTHS còn cho thấy yếu tố định kiến bị cáo có tội trong hoạt động chứng minh và đánh giá chứng cứ của tòa án rõ hơn là suy đoán vô tội. quy định này biến tòa án thành cơ quan buộc tội, tạo ra hệ thống cơ quan buộc tội hùng mạnh gồm 3 cơ quan: Điều tra – viện kiểm sát – tòa án. Trong đó, nếu tòa án thấy việc buộc tội của cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa chặt chẽ và vi phạm thủ tục tố tụng) chưa chứng minh được lỗi của bị can) thì tòa án yêu cầu hai cơ quan kia buộc tội trong khi nguyên tắc suy đoán vô tội khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về bên buộc tội (Cơ quan điều tra, viện kiểm sát). Trường hợp này, nếu thấy viện kiểm sát chứng minh lỗi của bị can chưa đầy đủ thì tòa án  có quyền tuyên bố bị cáo không phạm tội chứ không được “hợp sức” cùng hai cơ quan kia buộc tội đến cùng bị cáo kể cả cho phép bên buộc tội hợp pháp hóa những vi phạm trước đó.

Quy định cho phép tòa án hồ sơ để điều tra bổ sung còn vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội ở chỗ: cho phép tòa án định kiến trước bị cáo có tội bằng việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi: “có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội khác hoặc có đồng phạm khác”. Nguyên tắc suy đoán vô tội khẳng định: Khi và chỉ khi có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa án mới kết luận một người nào đó trong đó có chứng cứ buộc tội và gỡ tội phải được xem xét tại phiên tòa. Thế nhưng, Điểm b khoản 1 Điều 179 lại cho phép thẩm phán chủ tọa phiên tòa định kiến trước bị cáo có tội để trả hồ sơ. Như vậy, để ra bản án buộc tội có hai trình tự chứng minh. Một trình tự chứng minh và kết tội sơ bộ bị cáo do thẩm phán chủ tọa phiên tòa tiến hành và trình tự chứng minh, kết tội chính thức chỉ có ý nghĩa hợp pháp hóa, công khai hóa bản án do thẩm phán “xử nháp” trước đó cua hội đồng xét xử. Từ đó, kéo theo tính hình thức của phiên tòa mà kết quả bị cáo có tội đã được thẩm phán dự liệu trước.

Văn phòng luật sư kiến nghị

Với những hạn chế nêu trên, luật sư Hà Nội đề nghị xóa bỏ chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của tòa án quy định tại Điều 179 BLTTHS năm 2003 để đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội trong TTHS, bảo đảm quyền của người bị buộc tội. Thay vào đó, cho phép tại giai đoạn xét xử, viện kiểm sát với tư cách là cơ quan buộc tội, có quyền bổ sung chứng cứ nếu cơ quan này tự thấy việc chứng minh lỗi của bị can, bị cáo chưa đầy đủ. Khi hồ sơ vụ án đã chuyển sang Tòa án mà viện kiểm sán vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội thì cho dù có thấy những thiếu sót về chứng cứ thì vụ án vẫn tiến hành xét xử và tuyên bị cáo không phạm tội với lý do, bị buộc tội không chứng minh được hoặc chứng minh không đủ pháp luật lỗi của bị cáo. Nếu theo đó, viện kiểm sát thấy cần buộc lại thì đó là câu chuyện của vụ án khác.  Có như vậy mới đề cao trách nhiệm chứng minh lỗi của người bị buộc tội của viện kiểm sát cũng như trả tòa án về với đúng chức năng của nó là cơ quan xét xử, không phải là cơ quan buộc tội. phán quyết của tòa án mới đảm bảo khách quan không định kiến.

Luật sư giỏi tại Hà Nội – 1900 599 979 / 098 3019109

 

 

 

luật sư giỏi hình sựluật sư hà nộiluat su tranh tungtư vấn luật hình sựvăn phòng luật sư tại Hà Nội
Comments (0)
Add Comment