Kính gửi: Luật sư – Công ty luật tại Hà Nội – Văn phòng luật sư Dragon
Tôi và chồng tôi sống tại Tphcm đã ly thân hơn 3 năm. Nhưng thời gian này tôi nuôi hai con( một đứa 9 tuổi và 20 tháng tuổi). Nhưng do thu nhập từ lương của tôi chỉ 3tr5 trên tháng, ít hơn thu nhập của chồng rất nhiều. Chồng tôi nói khi ly hôn thì sẽ giành nuôi đứa lớn. Ngoài ra Tài sản lại đứng tên chồng nên tôi sợ khi ra toà TPHCM ly hôn tôi là người chịu thiệt. Với lại cách giáo dục của chồng và bên Nội không tốt, biết rằng chồng tôi có điều kiện hơn tôi. Vậy tôi kính đến Văn phòng luật sư tư vấn dùm tôi, tôi thành thật cảm ơn. Giờ này tôi đang rất rối.
Email : Từ: Pham Sy Nhon
=========================
Công ty Luật trả lời quý khách hàng như sau: Vấn đề con chung nếu anh chị ly hôn được giải quyết:
Căn cứ Khoản 2 Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”. Như vậy, chồng chị nói sẽ giành quyền nuôi đứa lớn nhưng cũng chưa chắc sẽ được Tòa án chấp nhận, vì còn tính đến nguyện vọng của con chị. Nếu con 9 tuổi của chị muốn ở với chị, thì Tòa án sẽ căn cứ theo nguyện vọng của con, và chồng chị phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho các con. Còn con 20 tháng tuổi về nguyên tắc sẽ được giao cho chị nuôi (con dưới 3 tuổi)
– Vấn đề tài sản được giải quyết như sau: Theo như chị nói, tài sản của gia đình chị lại đứng tên chồng chị. Tuy nhiên khi chia tài sản, tòa án sẽ xem xét xem tài sản đó là tài sản được hình thành trước thời kì hôn nhân hay trong thời kì hôn nhân. Nếu tài sản được hình thành trước thời kì hôn nhân (trước khi anh chị kết hôn) đứng tên chồng chị, thì tài sản đó là tài sản riêng của chồng chị, khi chia tài sản thì chị không được hưởng. Tuy nhiên, nếu tài sản đó, được hình thành trong thời kì hôn nhân, thì tài sản đó vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng (trừ trường hợp được tặng cho riêng, thừa kế riêng) Khoản 2 Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình thì việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây: a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất-kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
Trên đây là một số nội dung cơ bản liên quan đến yêu cầu Luật sư tư vấn của Qúy Khách hàng.
Mọi yêu cầu cụ thể mời liên hệ trực tiếp dịch vụ luật sư