Tôi là giám đốc một công ty ở nước ngoài, muốn về quê hương mở chi nhánh hoạt động. Xin hỏi pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này thế nào?
Trả lời
1. Theo quy định của Luật Thương mại và Nghị định của Chính phủ số 45/2000/NĐ-CP ngày 6/9/2000 quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để hoạt động thương mại, du lịch tại Việt Nam nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp.
Một thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được thành lập một chi nhánh tại Việt Nam để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Chi nhánh không được thành lập văn phòng đại diện.
Để được thành lập chi nhánh tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài (bao gồm cả trường hợp Việt kiều) phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước ngoài; đã hoạt động không dưới 5 năm, kể từ khi đăng ký kinh doanh; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục do Chính phủ Việt Nam quy định.
2. Thương nhân nước ngoài lập hồ sơ gồm các giấy tờ sau và gửi lên Bộ Thương mại Việt Nam:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh (theo mẫu);
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài xác nhận và bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan công chứng trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận.
– Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, chi nhánh phải chính thức đi vào hoạt động và phải có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép về địa điểm đặt trụ sở, số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại chi nhánh.
– Người đứng đầu chi nhánh có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài do thương nhân nước ngoài tự bổ nhiệm
CÔNG TY LUẬT DRAGON