Chi tiết Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 141. Tội hiếp dâm.
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
- c) Nhiều người hiếp một người;
- d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
- e) Có tính chất loạn luân;
- g) Làm nạn nhân có thai;
- h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- i) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
- c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
- Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm:
-Chủ thể của tội phạm:
Tội phạm thực hiện hành vi là người có đủ năng lục trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo Bộ luật hình sự quy định
-Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Tội phạm biết rõ hành vi của mình là trái páp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi gây ra hậu quả.
-Khách thể của tội phạm:
Tội hiếp dâm xâm phạm vào nhân phẩm, danh dự của người khác (xâm phạm vào quyền tự do tình dục của người khác
-Mặt khách quan của tội phạm:
Tội phạm này thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, de dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể chống cự, tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ.
“Dùng vũ lực” là dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của người khác nhằm đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu như vật ngã, giữ chân tay, xé quần áo…
“Đe dọa dùng vũ lực” là uy hiếp về tinh thần, làm cho ý chí của nạn nhân bị tê liệt, buộc họ phải chấp nhận sự giao cấu mà không dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương tích…
“Thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân” để thực hiện hành vi giao cấu như lợi dụng người phụ nữ đang bị ốm, đang bị vướng mắc…
Thủ đoạn khác có thể là lợi dụng người phụ nữ đang bị say rượi nặng, bị bệnh tâm thần…
“Giao cấu trái ý muốn” là giao cấu không có sự đồng ý của người bị giao cấu. Việc xác định trái ý muốn hay không cần dựa vào thực tế người phạm tội có dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác hay không, thái độ của người bị hại trước, trong và sau khi bị hiếp dâm.
Trong Bộ luật hình sự 2015 còn bỏ sung thêm dấu hiệu trong cấu thành tội phạm, đó là: thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khá trái với ý muốn của nạn nhân…
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi giao cấu, không cần việc giao cấu phải kết thúc về mặt sinh lý.
Văn phòng luật sư cung cấp Thông tư:
– Hướng dẫn khái niệm “Giao cấu” khoản 1 Điều 141
Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967
Khái niệm “giao cấu” hiểu như sau: “Giao cấu”: chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn , không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp.
– Hướng dẫn điểm h khoản 2 và điểm a khoản 3 về tỷ lệ tổn thương cơ thể.
Văn phòng luật sư Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.
- Trụ sở chính văn phòng luật sư Dragon tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- VPĐD Văn phòng luật sư Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
Văn phòng luật sư cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long
Trân trọng!