Điều 239. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
-
- Người nào đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đưa từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
b) Đưa từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam chất thải khác.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;
b) Đưa từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
c) Đưa từ 170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam chất thải khác.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Đưa 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;
b) Đưa 300.000 kilôgam trở lên chất thải khác.”;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- Người nào đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đưa từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 01 năm;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;”
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
Luật sư phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:
– Chủ thể của tội phạm:
Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật. Tuy nhiên đối với hành vi “cho phép nhập”… chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn (chủ thể đặc biệt) trong việc quản lý xuất nhập khẩu (phê duyệt, chấp nhận, cho phép nhập khẩu).
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
– Khách thể của tội phạm:
Tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường bởi vì các công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sau khi được nhập về, sử dụng sẽ gây ra hậu quả về môi trường.
Đối tượng tác động của tội phạm này là công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Người phạm tội có một trong hai hành vi sau:
+ Nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các phế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Hành vi nhập khẩu có thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc thông qua nhập khẩu uỷ thác. Nếu người được uỷ thác biết được công nghệ, máy móc, thiết bị, các phế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải là không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường mà vẫn nhập theo sự uỷ thác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm (thực hành).
+ Cùng với hành vi lợi dụng việc nhập khẩu để phạm tội, điều luật còn quy định hành vi phạm tội còn được thực hiện bằng thủ đoạn khác để đưa vào Việt Nam chất thải gây ô nhiễm môi trường. hành vi khác ở đay là ngoài những hành vi nhập khẩu đường không, đường biển, đường bộ chính thức, người phạm tội có thể đưa vào Việt Nam bằng đường nhập lậu, đưa qua các dường tiểu ngạch để chuyển chất thải vào Việt Nam, quá cảnh các chất thải nguy hại qua Việt Nam
Dấu hiệu “không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường” được xác định trong một số văn bản như: Thông tư liên bộ số 2880/KCM-TM (19/12/1996) của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Thương mại quy định tạm thời đối với việc nhập khẩu phế liệu; Quyết định số 2019/1997/QĐ-BKHCNMT (1/12/1997) của Bộ trưởng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng…v.v…
Tội phạm hoàn thành khi hành vi đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự:
Chỉ cấu thành tội phạm này nếu đưa vào Việt Nam các chất thài nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
- Văn bản hướng dẫn:
Hướng dẫn điểm a khoản 1 về “Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy”:
Phụ lục A các chất thải loại trừ của Công ước Stockholm về Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001
PHỤ LỤC A
CÁC CHẤT PHẢI LOẠI TRỪ
Phần I
Hoá chất | Hoạt động | Miễn trừ riêng biệt |
Aldrin* | Sản xuất | Không |
CAS No: 309-00-2 | Sử dụng | Thuốc diệt sâu vàng lá địa phương |
Thuốc diệt côn trùng | ||
Chlordane* | Sản xuất | Chỉ cho phép các Bên có trong Danh sách đăng ký |
CAS No: 57-74-9 | Sử dụng | Thuốc diệt sâu vàng lá địa phương |
Thuốc diệt côn trùng | ||
Thuốc diệt mối | ||
Thuốc diệt mối nhà cửa và đê đập | ||
Thuốc diệt mối đường sá | ||
Phụ gia trong keo gỗ dán | ||
Dieldrin* | Sản xuất | Không |
CAS No: 60-57-1 | Sử dụng | Trong các hoạt động nông nghiệp |
Endrin* | Sản xuất | Không |
CAS No: 72-20-8 | Sử dụng | Không |
Heptachlor* | Sản xuất | Không |
CAS No: 76-44-8 | Sử dụng | Thuốc diệt mối |
Thuốc diệt mối trong kết cấu nhà | ||
Thuốc diệt mối (dưới đất) | ||
Xử lý gỗ | ||
Sử dụng trong các hộp cáp ngầm | ||
Hexachlorobenzene | Sản xuất | Chỉ cho phép các Bên có trong Danh sách đăng ký Chất trung gian |
CAS No: 118-74-1 | Sử dụng | Dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật |
Chất trung gian hạn-chế-địa-điểm trong-hệ-thống-khép-kín2 | ||
Mirex* | Sản xuất | Chỉ cho phép các Bên có trong Danh sách đăng ký |
CAS No: 2385-85-5 | Sử dụng | Thuốc diệt mối |
Toxaphene* | Sản xuất | Không |
CAS No: 8001-35-2 | Sử dụng | Không |
Polychlorinated | Sản xuất | Không |
Biphenyls (PCB)* | Sử dụng | Các hàng hoá sử dụng căn cứ theo các quy định của Phần II của Phụ lục A này |
====================================================
Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.
- Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long