Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
-
- Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
3. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Luật sư Hà Nội phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:
- Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.
+ Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, tức là người phạm tội mong muốn người khác sử dụng trái phép chất ma tuý với nhièu động cơ khác nhau. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là mong muốn người mà mình lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý thì không phải là phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Khách thể của tội phạm:
Các hành vi phạm tội nêu ở trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi:
– Có hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy (thường là đối tượng tuổi còn trẻ hoặc là người chưa thành niên) để họ tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy
– Có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy (như sử dụng thử cho họ thấy, cung cấp thông tin để họ biết…).
Lưu ý:
Người nào nghiện ma túy rủ người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy hoặc cùng đi mua chất ma túy để cùng sử dụng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Tùy từng trường hợp mà họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Hậu quả:
Hậu quả của hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là những thiệt hại cho xã hội, trong đó trực tiếp gây ra những thiệt hại về trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khoẻ của chính người sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, hậu quả của tội phạm này không phải là xảy ra đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý thì những thiệt hại đó là yếu tố định khung hình phạt.
Văn bản hướng dẫn:
+ Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999
- TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
- Trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện tội phạm về ma tuý trong một số trường hợp cụ thể
- Người nào biết người khác đi mua chất ma tuý để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma tuý để sử dụng và sau khi mua được chất ma tuý người đi mua bị bắt giữ, thì việc xác định trọng lượng chất ma tuý để xem xét trách nhiệm đối với từng người như sau:
– Người nhờ mua hộ chỉ phải chịu trách nhiệm về trọng lượng chất ma tuý mà họ nhờ mua hộ.
– Người đi mua phải chịu trách nhiệm về tổng trọng lượng chất ma tuý đã mua được (cho bản thân và mua hộ).
- Người nào biết người khác mua chất ma tuý để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma tuý và bị bắt giữ nếu xét thấy trọng lượng chất ma tuý đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma tuý, thì người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma tuý.
- Trong trường hợp nhiều người nghiện ma tuý cùng góp tiền mua chất ma tuý để sử dụng trái phép và bị bắt giữ nếu tổng trọng lượng chất ma tuý mua được đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma tuý, thì họ cùng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma tuý; nếu trọng lượng chất ma tuý chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, thì đối với người nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma tuý, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Người nào nghiện ma tuý có chất ma tuý hoặc bỏ tiền mua chất ma tuý cho những người nghiện ma tuý khác cùng sử dụng và bị bắt giữ nếu trọng lượng chất ma tuý đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma tuý, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma tuý; nếu trọng lượng chất ma tuý chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, thì đối với người nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma tuý, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma tuý.
đ. Người nào nghiện ma tuý cho người nghiện ma tuý khác cùng sử dụng trái phép chất ma tuý tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý; đối với người nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma tuý, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Người nào bán trái phép chất ma tuý cho người khác và còn cho họ sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình để họ sử dụng trái phép chất ma tuý, thì ngoài tội mua bán trái phép chất ma tuý, người đó còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Người nào nghiện ma tuý rủ người nghiện ma tuý khác cùng sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc cùng đi mua chất ma tuý để cùng sử dụng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuỳ từng trường hợp mà họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma tuý hoặc tội sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Thông tư liên tịch số: 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999.
- VỀ CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
- Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200)
9.2. “Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
9.3. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại Điều 200 của BLHS:
a) “Vì động cơ đê hèn” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 200 của BLHS là vì động cơ trả thù hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác;
b) “Gây bệnh nguy hiểm cho người khác” quy định tại điểm i khoản 2 Điều 200 của BLHS là trường hợp người phạm tội (có thể biết hoặc không biết) đã gây ra cho người bị cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy một số bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan B, lao…
Trường hợp người cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 200 của BLHS, người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 117 của BLHS hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 118 của BLHS.
c) “Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 200 của BLHS là gây bệnh nguy hiểm cho từ hai người trở lên.
d) “Gây chết nhiều người” quy định tại khoản 4 Điều 200 của BLHS là trường hợp việc cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã gây ra cái chết của từ hai người trở lên.
e) “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 4 Điều 200 của BLHS là gây hậu quả chết một người đồng thời gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người hoặc gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, xã hội (như gây khó khăn, cản trở việc cai nghiện ma túy, gây dư luận bất bình, làm quần chúng hoang mang, lo sợ v.v…).
====================================================
Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.
- Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long