Điều 323 Bộ luật Hình sự quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Chi tiết Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 323 Bộ luật Hình sự quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Chi tiết Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Văn phòng luật sư phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

–           Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ nguòi nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

–           Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

–           Khách thể của tội phạm:

+ Khách thể chung là trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN); khách thể trực tiếp là trật tự quản lý nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có gây ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm.

+ Đối tượng tác động của Tội CCTTTS là tài sản do người khác phạm tội mà có với đặc điểm: đó là tài sản nhưng không phải tất cả các loại tài sản theo nghĩa thông thường. Tuy vậy, Điều luật không quy định tài sản do phạm tội mà có bao gồm những loại nào, nên đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Có ý kiến cho rằng, hàng cấm đã được BLHS quy định là đối tượng của các tội phạm riêng mà không được coi là đối tượng tác động của tội này. Do đó, người chứa chấp, tiêu thụ hàng cấm do người khác phạm tội mà có vì bất kỳ mục đích, động cơ gì sẽ không coi là phạm Tội CCTTTS

–           Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện qua 02 hành vi đó là:

  • Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có có thể hiểu là hành vi cất giấu tài sản một cách trái pháp luật bất cứ nơi đâu với bất cứ mục đích gì sau khi được người phạm tội chuyển giao tài sản, thể hiện qua việc: cất giữ, bảo quản; cất giấu hay cất, giữ, giấu.

Hành vi chứa chấp chỉ thuộc hành vi khách quan của tội này khi người thực hiện hành vi chứa chấp nhận tài sản từ người phạm tội. Nếu như người thực hiện hành vi chứa chấp không nhận tài sản từ người phạm tội thì hành vi của họ không phạm tội này mà có thể phạm tội khác được quy định trong BLHS.

  • Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi trực tiếp giao dịch với người phạm tội hoặc nhận tài sản từ người phạm tội để chuyển giao cho người khác theo ý chí của người phạm tội một cách trái pháp luật; cụ thể là hành vi: nhận, mua để dùng, để bán lại hoặc giới thiệu người khác mua, chuyển tài sản đó cho người khác theo yêu cầu của người phạm tội; chuyển đổi, mua lại hay chuyển giao tài sản cho người khác.

Điều luật không giới hạn chủ thể tiêu thụ nên có thể hiểu người thực hiện hành vi tiêu thụ có thể là chủ thể nhận chuyển giao (bên mua, bên được cho, được tặng…) hoặc bên thứ ba. Do đó, hành vi tiêu thụ bao hàm cả việc người thực hiện hành vi tiêu thụ trực tiếp giao dịch với người phạm tội hoặc nhận tài sản từ người phạm tội rồi chuyển giao cho người khác theo ý chí của người phạm tội, có thể vì lợi ích của người phạm tội hoặc của cả hai. Tuy nhiên, cần lưu ý, hành vi chứa chấp hoặc chuyển giao phải là hành vi trái pháp luật.

Lưu ý: Các hành vi nêu trên phải có điều kiện là:

+ Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu thụ tài sản của ngưòi đó.

+ Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản phạm tội mà có được tài sản đó.

+ Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngưòi khác phạm tội mà có phải “do phạm tội mà có” chứ không phải căn cứ vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn khoản 1:

+ Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

Chương 6:

CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG VÀ TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

  1. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 201).

Tội phạm này có nội dung rộng hơn nội dung của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa (hoặc tài sản của công dân) bị chiếm đoạt quy định tại hai Pháp lệnh ban hành ngày 21-10-1970.

“Tài sản do phạm tội mà có” nói trong Điều 201 không chỉ bao gồm tài sản xã hội chủ nghĩa hay tài sản của công dân bị chiếm đoạt, mà còn có tài sản do phạm tội ngoài hình thức chiếm đoạt mà có (như tài sản do hối lộ, đầu cơ, buôn lậu v.v…)

Đối với trường hợp cha mẹ phạm tội (như đầu cơ, buôn lậu…) có thu lợi bất chính, con cái đã thành niên biết rõ nguồn gốc của tài sản đó mà vẫn nhận của cho, hoặc cất dấu tài sản đó thì ngoài việc cha mẹ bị xử lý về hình sự và áp dụng biện pháp tư pháp tịch thu tang vật, con cái nói trên về nguyên tắc cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có. Tuy nhiên, đối với trường hợp này thì chỉ nên xử lý về hình sự trường hợp con chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị lớn hoặc nhiều lần với số lượng lớn mà biết võ là do cha mẹ phạm tội mà có.

+ Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ Luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền.

Điều 1. Giải thích từ ngữ quy định tại Điều 250, Điều 251 Bộ luật hình sự

  1. Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
  2. Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
  3. Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.

Điều 2. Về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 Bộ luật hình sự)

    1. Chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó.
    2. Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.
    3. Những vấn đề cần chú ý khác:

a) Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có.

b) Trường hợp tài sản do phạm tội mà có là ma túy, tiền chất ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm, hàng giả, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó sẽ bị xử lý về tội phạm tương ứng mà không xử lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

 –  Hưỡng dẫn điểm b khoản 2 “Có tính chất chuyên nghiệp”

Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ Luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền.

Điều 2. Về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 Bộ luật hình sự)

    1. Khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự cần chú ý:

a) Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

– Có từ 5 lần trở lên thực hiện hành vi phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

– Người phạm tội không có nghề nghiệp hoặc lấy tài sản thu nhập bất chính do phạm tội mà có làm nguồn sống chính.

b) Trường hợp trong các lần phạm tội nếu có lần phạm tội đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể để xác định người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là: “Phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

Chi tiết Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017công ty luật dragonĐiều 323 Bộ luật Hình sự quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà cóthạc sỹ Luật sư Nguyễn Minh Longvan phong luat su Dragonvanphongluatsudragon
Comments (0)
Add Comment