Điều 383 Bộ luật Hình sự quy định về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu

Chi tiết Điều 383 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 383 Bộ luật Hình sự quy định về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu

Chi tiết Điều 383 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu

  1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

–           Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội danh này là loại chủ thể đặc biệt, có ba nhóm, cụ thể như sau:

+ Đối với tội từ chối khai báo, chủ thể là người làm chứng, bị hại (trong vụ án hình sự).

Mặc dù điều luật này không quy định cụ thể nhưng trong tố tụng dân sự, hành chính, lao động, kinh tế thì các đương sự có quyền tự định đoạt nên nếu họ không khai báo thì bản thân họ phải gánh chịu bất lợi khi bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Ngoài ra Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì chỉ người bị hại, người làm chứng mới phải chịu trách nhiệm về hành vi từ chối khai báo.

+ Đối với tội từ chối kết luận giám định, chủ thể là người giám định.

+ Đối với tội từ chối cung cấp tài liệu, chủ thể bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (tức bất kỳ người nào được yêu cầu phải cung cấp các tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án mà họ đang cất giữ).

–           Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

–           Khách thể của tội phạm:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng.

–           Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng.

Từ chối khai báo, được thể hiện qua việc người đó có nghĩa vụ khai báo như người làm chứng, người bị hại (trong các vụ án hình sự) đã trả lời không thực hiện (không đồng ý thực hiện) nghĩa vụ khai báo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (việc trả lời có thể bằng văn bản, bằng miệng hoặc sự im lặng không trả lời) mà không có lý do chính đáng.

Dấu hiệu đặc trưng bắt buộc của tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối việc cung cấp tài liệu là ngoài các hành vi nêu trên phải kèm theo (phải có) dấu hiệu là việc từ chối hoặc trốn tránh đó phải “không có lý do chính đáng” thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Lý do chính đáng được hiểu là những trở ngại, những căn cứ hợp lý và hợp pháp cho người có nghĩa vụ khai báo, giám định, cung cấp tài liệu không thể thực hiện được hoặc không phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Văn bản hướng dẫn:

Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

Chương 8:

CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

10) Tội từ chối khai báo, tội từ chối kết luận giám định (Điều 242) thể hiện ở những hành vi như:

– Hành vi của người làm chứng, người bị hại cố ý từ chối hoặc trốn tránh khai báo (như: có giấy mời mà không đến hoặc đến nhưng không khai…) mà không có lý do chính đáng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Theo thực tiễn xét xử, người làm chứng có quan hệ thân thích với bị can, bị cáo (như bố mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột) từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc về trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, vẫn bị xử lý theo Điều 242, nếu họ từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo về các trường hợp phạm tội khác, thì chiếu cố đến quan hệ gia đình nên không xử lý về mặt hình sự.

Cũng theo thực tiễn xét xử, đối với người làm chứng hoặc người bị hại vì bằng quan với vụ án, vì sợ phiền phức mất công việc hoặc sợ bị can, bị cáo trả thù mà từ chối hoặc trốn tránh khai báo, thì cần giáo dục mà không nên truy trách nhiệm hình sự.

Bị can, bị cáo từ chối hoặc trốn tránh khai báo không bị xử lý theo Điều 242 vì cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ điều tra, chứng minh về tội phạm của họ.

– Hành vi của giám định viên cố ý từ chối hoặc trốn tránh việc kết luận giám định về việc đã được trưng cầu mà không có lý do chính đáng (như: không có trở ngại về sức khỏe, công tác) hoặc từ chối việc kết luận giám định vì có quan hệ thân thiết với bị can, bị cáo nhưng không có báo cáo rõ trước với cơ quan đã trưng cầu giám định, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thì bị xử lý theo Điều 242.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

Chi tiết Điều 383 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017công ty luật dragoncongtyluatdragonĐiều 383 Bộ luật Hình sự quy định về tội từ chối khai báoĐiều 383. Tội từ chối khai báođịnh giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệutừ chối kết luận giám định
Comments (0)
Add Comment