Điều 395 Bộ luật Hình sự quy định về tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh
Chi tiết Điều 395 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Điều 395. Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh
- Người nào chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền một cách lơ là, chậm trễ, tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:
– Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này là bất kì quân nhân nào (đối tượng quy định tại điều 392).
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Khách thể của tội phạm:
Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ kỉ luật của quân đội.
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:
- Có hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là. Được hiểu là hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách miễn cưỡng, chiểu lệ, qua loa…trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có hanh vi chấp hành mệnh lệnh một cách chậm trễ. Được hiểu là hành vi chấp hành không đúng thời gian quy định (kể từ khi bắt đầu và kết thúc việc thực hiện mệnh lệnh).
- Có hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách tùy tiện. Được hiểu là hành vi tự ý thay đổi những nội dung của mệnh lệnh bằng cách thêm hoặc bớt đi những nội dung trong mệnh lệnh được giao.
+ Về hậu quả:
Hành vi phạm tội nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cư bản của tội này.
Gây hậu quả nghiêm trọng. Được hiểu là trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, gây thiệt hại về sức khỏe, gây thiệt hại về tài sản (xem giải thích tương tự ở tội ra mệnh lệnh trái pháp luật).
Văn bản hướng dẫn:
Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Chương 9:
CÁC TỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN
- Tội chống mệnh lệnh (Điều 250). Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh (Điều 251)
+ Hai tội phạm đều xâm phạm việc chấp hành mệnh lệnh, giữ vững kỷ luật của quân đội và gây ảnh hưởng xấu đến sức chiến đấu, sức mạnh của lực lượng vũ trang. Tội chống mệnh lệnh có mức độ nguy hiểm hơn tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh.
Mệnh lệnh là mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền. Phải xem xét một cách toàn diện như: nội dung và tầm quan trọng của mệnh lệnh, cấp ra mệnh lệnh, thời gian, không gian của sự việc, hậu quả (nếu có) để đánh giá mức độ và tính nguy hiểm của hành vi chống mệnh lệnh hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh; nội dung của mệnh lệnh càng quan trọng, yêu cầu của mệnh lệnh càng khẩn trương, cấp ra mệnh lệnh càng cao, phạm vi chấp hành mệnh lệnh càng rộng, thì hậu quả và tính chất của tội phạm càng nghiêm trọng.
+ Tội chống mệnh lệnh là hành vi cố ý không chấp hành hoặc chấp hành ngược lại mệnh lệnh; tội phạm không đòi hỏi phải có hậu quả, nhưng nếu có hậu quả nghiêm trọng, thì xử lý theo khoản 2; nếu có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì xử lý theo khoản 3.
Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh là hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậm trễ, tùy tiện, thể hiện ý thức thiếu trách nhiệm, cố ý về hành vi, nhưng vô ý gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm này đòi hỏi phải có hậu quả nghiêm trọng mới bị xử lý theo khoản 1; nếu có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị xử lý theo khoản 2.
+ Hậu quả nghiêm trọng (được quy định ở Điều 250 khoản 2 điểm 1 và Điều 251 khoản 1) thể hiện như: đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu; bộ đội thương vong nhiều.
+ Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (quy định ở điều 250, khoản 3 và điều 251, khoản 2) thể hiện như: đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, bộ đội bị thương vong nhiều, bị thiệt hại lớn về vũ khí, phương tiện chiến đấu.
====================================================
Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.
- Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long