QUỐC HỘI
LUẬT SỐ 03/2003/QH11
(Từ ngày 03 tháng 5 đến ngày 17 tháng 6 năm 2003)
Luật Kế toán
Để thống nhất quản lý kếtoán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quảmọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực,kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hànhcủa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về kế toán.
Chương I
Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộmáy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụngkinh phí ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngânsách nhà nước;
c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lậpvà hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện củadoanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
d) Hợp tác xã;
đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
e) Người làm kế toán, người khác có liên quan đến kếtoán.
2. Đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoàihoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác, Chính phủ quyđịnh cụ thể nội dung công tác kế toán theo những nguyên tắc cơ bản củaLuật này.
Điều 3. áp dụng điều ước quốc tế
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về kế toán khác với quyđịnh của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phântích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiệnvật và thời gian lao động.
2. Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểmtra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tàichính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
3. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phântích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyếtđịnh kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
4. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt độngphát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơnvị kế toán.
5. Đơn vị kế toán là đối tượng quy định tại cácđiểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính.
6. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thờiđiểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúcviệc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
7. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tinphản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căncứ ghi sổ kế toán.
8. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán,báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáokiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
9. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫnvề kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quảnlý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước vềkế toán uỷ quyền ban hành.
10. Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuânthủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệukế toán.
11. Hành nghề kế toán là hoạt động cung cấp dịch vụkế toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thựchiện dịch vụ kế toán.
12. Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự,phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán.
13. Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụthể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.
Điều 5. Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đốitượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩavụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồnhình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật vềtài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuấtcác giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chínhcủa đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của phápluật.
Điều 6. Yêu cầu kế toán
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhvào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, sốliệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, sốliệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dungvà giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tụctừ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thànhlập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phảnánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trìnhtự, có hệ thống và có thể so sánh được.
Điều 7. Nguyên tắc kế toán
1. Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chiphí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quantrực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơnvị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kếtoán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phảiđược áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổivề các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phảigiải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầyđủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh.
4. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơnvị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tàisản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sailệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
6. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụngkinh phí ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1,2, 3, 4 và 5 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhànước.
Điều 8. Chuẩn mực kế toán
1. Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương phápkế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
2. Bộ Tài chính quy định
chuẩn mực kế toán trên cơ sởchuẩn mực quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật này.
Điều 9. Đối tượng kế toán
1. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sáchnhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sửdụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
b) Nguồn kinh phí, quỹ;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;
h) Tài sản quốc gia;
i) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổchức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm các tài sản, nguồn hìnhthành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Tài sản cố định, tài sản lưu động;
b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c) Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thunhập;
d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
e) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng,bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, ngoài quy định tại khoản 3 Điềunày còn có:
a) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
b) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
c) Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá.
Điều 10. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kếtoán quản trị.
2. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toánquản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chitiết như sau:
a) Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cungcấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kếtoán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản,nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tàichính của đơn vị kế toán;
b) Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý,ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiệnvật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trongđơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kếtoán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kếtoán.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phùhợp với từng lĩnh vực hoạt động.
Điều 11. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
Đơn vị tính sử dụng trong kế toán gồm:
1. Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là”đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trong trường hợp nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồngViệt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái doNgân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giáhối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệcó tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì đượcchọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ đểkế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam phải quy đổira đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam côngbố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, trừ trường hợp pháp luậtcó quy định khác.
2. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động là đơnvị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợpcó sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lườngchính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 12. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợpphải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báocáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếngnước ngoài.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số ả-Rập: 0, 1, 2, 3,4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷphải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặtdấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Điều 13. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kếtoán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặcthù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười haitháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý nàyđến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo chocơ quan tài chính biết;
b) Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầungày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng làmột tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lậpđược quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thànhlập tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hếtngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theoquy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán kháctính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuốicùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy địnhtại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyểnđổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản thì kỳkế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳkế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngàyghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sởhữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toán có hiệulực.
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toánnăm cuối cùng có thời gian ngắn hơn chín mươi ngày thì được phép cộng (+)với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đóđể tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kếtoán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng.
Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giảmạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xácnhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặctài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trướcthời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toánkhông đúng thẩm quyền.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làmkế toán trong việc thực hiện công việc kế toán.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kếtoán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanhnghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.
8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởngkhông đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 củaLuật này.
9. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm.
Điều 15. Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán
1. Tài liệu, số liệu kế toán có giá trị pháp lý về tìnhhình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán và được sử dụng để công bốcông khai theo quy định của pháp luật.
2. Tài liệu, số liệu kế toán là cơ sở để xây dựng và xétduyệt kế hoạch, dự toán, quyết toán, xem xét, xử lý vi phạm pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
1. Đơn vị kế toán có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảoquản và lưu trữ tài liệu kế toán.
2. Đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp thông tin, tàiliệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho tổ chức, cá nhântheo quy định của pháp luật.
Chương II
Nội dung công tác kế toán
Mục 1
Chứng từ kế toán
Điều 17. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kếtoán;
d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kếtoán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế,tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chitiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và nhữngngười có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quyđịnh tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dungkhác theo từng loại chứng từ.
Điều 18. Chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi cócác nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này và được thể hiện dướidạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trìnhtruyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, cácloại thẻ thanh toán.
2. Chính phủ quy định chi tiết về chứng từ điện tử.
Điều 19. Lập chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đếnhoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từkế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịpthời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từkế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từkế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 17 của Luậtnày.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kếtoán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phảidùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trốngphải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanhtoán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷbỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định.Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế,tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán do đơn vịkế toán quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này lậpđể giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gửicho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán.
5. Người lập, người ký duyệt và những người khác ký têntrên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kếtoán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tửphải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và khoản 1, khoản 2 Điềunày. Chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tạiĐiều 40 của Luật này.
Điều 20. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứngtừ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toánbằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toáncủa một người phải thống nhất.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩmquyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khichưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền kýduyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thựchiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từngliên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy địnhcủa pháp luật.
Điều 21. Hóa đơn bán hàng
1. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụphải lập hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng. Trường hợp bán lẻ hàng hóahoặc cung cấp dịch vụ dưới mức tiền quy định mà người mua hàng không yêucầu thì không phải lập hóa đơn bán hàng. Chính phủ quy định cụ thể cáctrường hợp bán hàng và mức tiền bán hàng không phải lập hóa đơn bánhàng.
2. Tổ chức, cá nhân khi mua hàng hóa hoặc được cung cấpdịch vụ có quyền yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ lập, giaohóa đơn bán hàng cho mình.
3. Hóa đơn bán hàng được thể hiện bằng các hình thức sauđây:
a) Hóa đơn theo mẫu in sẵn;
b) Hóa đơn in từ máy;
c) Hóa đơn điện tử;
d) Tem, vé, thẻ in sẵn giá thanh toán.
4. Bộ Tài chính quy định mẫu hóa đơn, tổ chức in, pháthành và sử dụng hóa đơn bán hàng. Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân tự inhóa đơn bán hàng thì phải được cơ quan tài chính có thẩm quyền chấpthuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
5. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụnếu không lập, không giao hóa đơn bán hàng hoặc lập hóa đơn bán hàngkhông đúng quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
1.Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ đểghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinhtế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạmgiữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặctịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạmgiữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biênbản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bịtịch thu và ký tên, đóng dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phảilập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêmphong và ký tên, đóng dấu.
Mục 2
Tài khoản kế toán và sổ kế toán
Điều 23. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán
1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóacác nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
2. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toáncần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kếtoán.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về tài khoản kế toán vàhệ thống tài khoản kế toán.
Điều 24. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kếtoán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụngở đơn vị.
2. Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toánđã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
Điều 25. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toànbộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vịkế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ;ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lậpsổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán;số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làmcăn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phátsinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vàocác tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuốikỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chitiết.
5. Bộ Tài chính quy định cụ thể về hình thức kế toán, hệthống sổ kế toán và sổ kế toán.
Điều 26. Lựa chọn áp dụng hệ thống sổ kế toán
1. Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chomột kỳ kế toán năm.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán doBộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơnvị.
3. Đơn vị kế toán được cụ thể hoá các sổ kế toán đãchọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị.
Điều 27. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối vớiđơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đểghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo cácnội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trungthực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinhcủa nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toáncủa năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán củanăm trước liền kề. Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóasổ.
5. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằngbút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồnglên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang sổ phải gạchchéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trangvà chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kếtoán trước khi lập báo cáo tài chính và các trường hợp khóa sổ kế toánkhác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghisổ kế toán bằng máy vi tính. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tínhthì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 25, Điều 26 củaLuật này và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này. Sau khi khóa sổ kế toán trênmáy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từngkỳ kế toán năm.
Điều 28. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì khôngđược tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữatheo một trong ba phương pháp sau:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ saivà ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toántrưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghilại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ kýcủa kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi bổ sung bằng cách lập “chứng từ ghi sổ bổsung” và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.
2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khibáo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thìphải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báocáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửachữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòngcuối của sổ kế toán năm có sai sót.
4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vitính:
a) Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chínhnăm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trựctiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
b) Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chínhnăm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếpvào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú và o dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
c) Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vitính được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm b hoặc điểm ckhoản 1 Điều này.
Mục 3
báo cáo tài chính
Điều 29. Báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán vàchế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tàichính của đơn vị kế toán.
2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt độngthu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chứccó sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chứckhông sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản;
b) Báo cáo thu, chi;
c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt độngkinh doanh gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về báo cáo tài chính chotừng lĩnh vực hoạt động.
Điều 30. Lập báo cáo tài chính
1. Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳkế toán năm; trường hợp pháp luật có quy
định lập báo cáo tài chính theokỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó.
2. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu saukhi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chínhtổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính củacác đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên.
3. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phươngpháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tàichính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
4. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởngvà người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. Người ký báocáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Điều 31. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải đượcnộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kểtừ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật; đối với báocáo quyết toán ngân sách thì thời hạn nộp báo cáo được thực hiện theo quyđịnh của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo tàichính, báo cáo quyết toán ngân sách cho từng lĩnh vực hoạt động và từngcấp quản lý.
Điều 32. Nội dung công khai báo cáo tài chính
1. Nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toánthuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sựnghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhànước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm;
b) Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toánthu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu, chi tài chính khác;
c) Đơn vị kế toán là đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sửdụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm;
d) Đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhândân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đốitượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từngkhoản đóng góp.
2. Nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toánthuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểmtoán khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán.
Điều 33. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo cáchình thức:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhànước phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn sáu mươi ngày, kểtừ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt.
3. Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sựnghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị kế toáncó sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân phải công khai báo cáo tàichính năm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyềnduyệt.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khaibáo cáo tài chính năm trong thời hạn một trăm hai mươi ngày, kể từ ngàykết thúc kỳ kế toán năm.
Điều 34. Kiểm toán báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luậtquy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quannhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầyđủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quannhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 31 của Luật này phải có báo cáokiểm toán đính kèm.
Mục 4
Kiểm tra kế toán
Điều 35. Kiểm tra kế toán
Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quancó thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm.Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Nội dung kiểm tra kế toán
1. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kếtoán;
c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệpkế toán;
d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luậtvề kế toán.
2. Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyếtđịnh kiểm tra.
Điều 37. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán
1. Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải xuấttrình quyết định kiểm tra kế toán. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầuđơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đếnnội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
2. Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phảilập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tramột bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩmquyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theoquy định của pháp luật.
3. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm vềcác kết luận kiểm tra.
4. Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung,phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt độngbình thường và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
Điều 38. Trách nhiệm và quyền của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán
1. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm:
a) Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán cóliên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu củađoàn kiểm tra;
b) Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
2. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có quyền:
a) Từ chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩmquyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định tại Điều 36 của Luật này;
b) Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơquan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán; trường hợp không đồng ývới kết luận của cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán thìthực hiện theo quy định của pháp luật.
Mục 5
kiểm kê tàI sản, bảo quản, lưu trữ tàI liệu kế toán
Điều 39. Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng;xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện cótại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kếtoán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trườnghợp sau:
a) Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
b) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạtđộng, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
c) Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thườngkhác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báocáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thựctế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xácđịnh nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổkế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồnhình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kêphải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quảnđầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.
2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợptài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bảnsao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bảnkèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.
3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạnmười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc côngviệc kế toán.
4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịutrách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sauđây:
a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng choquản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sửdụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụngtrực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báocáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sửliệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toánphải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy địnhtại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toánlưu trữ.
Điều 41. Công việc kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại
Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại,đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:
1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiệntrạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại và thông báocho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng;
3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, sốliệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mấthoặc bị huỷ hoại;
4. Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sảnnhưng không thể phục hồi bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mấthoặc bị huỷ hoại.
Mục 6
công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toánchia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấmdứt hoạt động, phá sản
Điều 42. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mớiphải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưathanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàngiao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưathanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biênbản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơnvị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộphận được tách;
b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận đượctách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưathanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giaothì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luậtnày.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biênbản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 44. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
1. Các đơn vị kế toán hợp nhất thành đơn vị kế toán mớithì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sauđây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưathanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biênbản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toánhợp nhất.
2. Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việcsau đây:
a) Căn cứ vào các biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghisổ kế toán;
b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bịhợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất.
Điều 45. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phảithực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưathanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biênbản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toánnhận sáp nhập.
2. Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàngiao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 46. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi hình thức sởhữu
1. Đơn vị kế toán chuyển đổi hình thức sở hữu phải thựchiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưathanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biênbản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán cóhình thức sở hữu mới.
2. Đơn vị kế toán có hình thức sở hữu mới căn cứ vàobiên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luậtnày.
Điều 47. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt độngphải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưathanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhliên quan đến giải thể, chấm dứt hoạt động;
c) Bàn giao tài liệu kế toán của đơn vị kế toán giải thểhoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trênhoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toàán tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này.
Chương III
Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
Điều 48. Tổ chức bộ máy kế toán
1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán,bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.Trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởngthì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng(sau đây kế toán trưởng và người phụ trách kế toán gọi chung là kế toántrưởng).
3. Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấptrên và đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chức bộ máy kế toán theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 49. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán,người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tạiLuật này.
2. Quyết định thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trongđơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệmvề hậu quả do những sai trái mà mình gây ra.
Điều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêmkhiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn,nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịutrách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kếtoán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toánvà tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phảichịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Điều 51. Những người không được làm kế toán
1. Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất nănglực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữabệnh hoặc bị quản chế hành chính.
2. Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bảnán hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về mộttrong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán màchưa được xóa án tích.
3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người cótrách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trongcùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợptác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phíngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngânsách nhà nước.
4. Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng mộtđơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sáchnhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhànước.
Điều 52. Kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công táckế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổchức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nướcngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp ngườiđại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơnvị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diệntheo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấptrên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấptrên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toánthay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quyđịnh tại khoản 1 Điều 50 của Luật này và phải thực hiện nhiệm vụ, tráchnhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
Điều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luậtnày;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trởlên;
c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai nămđối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại họctrở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đốivới người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồidưỡng kế toán trưởng.
3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện củakế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
Điều 54. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tàichính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luậtnày;
c) Lập báo cáo tài chính.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệpvụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổchức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước,ngoài các quyền đã quy định tại khoản 2 Điều này còn có quyền:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo phápluật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương,khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cungcấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giámsát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiếnkhác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luậtcủa đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kếtoán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáolên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nướccó thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hànhquyết định đó.
Chương IV
hoạt động nghề nghiệp kế toán
Điều 55. Hành nghề kế toán
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định củapháp luật có quyền hành nghề kế toán.
2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanhnghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Người quản lý doanhnghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhànước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghềkế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57của Luật này và phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán.
Điều 56. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng
1. Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịchvụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để thuêlàm kế toán hoặc thuê làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.
2. Việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng phảiđược lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị kế toán thuê làm kế toán, thuê làm kế toántrưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin,tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toántrưởng và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thỏa thuậntrong hợp đồng.
4. Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ tiêuchuẩn và điều kiện quy định tại Điều 53 của Luật này.
5. Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán và ngườiđược thuê làm kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệukế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 57. Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kế toánphải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêmkhiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trìnhđộ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toántừ năm năm trở lên;
c) Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổchức.
2. Người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kế toánphải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Được phép cư trú tại Việt Nam;
b) Có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán dotổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tàichính Việt Nam thừa nhận;
c) Đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kếtoán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
3. Bộ Tài chính quy định chương trình bồi dưỡng, hội đồngthi tuyển, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toántheo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 58. Quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp kế toán
Đơn vị kế toán và người làm kế toán có quyền tham gia Hộikế toán Việt Nam hoặc tổ chức nghề nghiệp kế toán khác nhằm mục đích pháttriển nghề nghiệp kế toán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viêntheo quy định của pháp luật.
Chương V
Quản lý nhà nước về kế toán
Điều 59. Nội dung quản lý nhà nước về kế toán
Nội dung quản lý nhà nước về kế toán bao gồm:
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển kế toán;
2. Ban hành, phổ biến, chỉ đạo và tổ chức thực hiện vănbản pháp luật về kế toán;
3. Kiểm tra kế toán; kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán;
4. Hướng dẫn hoạt động hành nghề kế toán, tổ chức thituyển, cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán;
5. Hướng dẫn và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệpkế toán;
6. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kếtoán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán;
7. Hợp tác quốc tế về kế toán;
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luậtvề kế toán.
Điều 60. Cơ quan quản lý nhà nước về kế toán
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kế toán.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về kế toán.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vựcđược phân công phụ trách.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nướcvề kế toán tại địa phương.
Chương VI
Khen thưởng và xử lý vi phạm
Điều 61. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động kế toán thìđược khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kế toánthì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.
Chương VII
Điều khoản thi hành
Điều 63. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm2004.
2. Pháp lệnh kế toán và thống kê ngày 10 tháng 5 năm 1988hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 64. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.
Tải về xem tại đây