Dưới đây là 1 câu hỏi khá tiêu biểu của khách hàng về liên quan đến tư vấn luật doanh nghiệp cần Văn phòng luật sư Dragon tư vấn:
“Gửi Văn phòng luật sư Dragon – Đoàn Luật sư Hà Nội.
Là văn phòng đại diện ở Việt Nam của Khách hàng bên Mỹ, vai trò quản lý mạng lưới các công ty gia công may mặc cho Khách hàng.
Hàng hóa: Vải, tất cả các nguyên phụ liệu về ngành may
Địa điểm muốn mở hoặc thuê kho ngoại quan: ở gần Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa.
Vấn đề cần tư vấn luật doanh nghiệp tại văn phòng luật sư Dragon:
1/ Thủ tục mở và thủ thục thuê kho ngoại quan?
2/ Thủ tục xuất nhập khẩu liên quan đến kho ngoại quan: thời gian, chi phí, quy trình ?
3/ Khách hàng bên Mỹ sẽ mua và chuyển hàng tời kho ngoại quan. Vậy người nhận hàng là chủ kho, hay khách hàng bên Mĩ ?
4/ Khi chủ kho chuyển hàng tới nhà máy gia công vậy:
+ Thủ tục cần thiết khi chủ kho chuyển hàng tới nhà máy ?
+ Thủ tục càn thiết giữa khách hàng bên Mĩ và nhà máy ?
5/ Các loại thuế tính như thế nào ?
6/ Các thủ tục khi xuất hàng và thanh lý hồ sơ như thế nào?
Rất mong sớm nhận được sự tư vấn từ công ty, hi vọng có thể hợp tác!
Xin cảm ơn,
Đinh Huế.”
Công ty Luật Dragon, chúng tôi chuyên tư vấn luật doanh nghiệp chuyên sâu, xin trả lời Quý khách như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
– Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
– Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20-04-2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
– Thông tư số 43/2009/TT-BTC Quy định múc thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan
II. Ý KIẾN ĐỘI TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY LUẬT DRAGON:
1. Thủ tục mở kho ngoại quan:
1.1 Điều kiện thành lập kho ngoại quan:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Kho, bãi được thành lập tại các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan;
d) Có cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển phù hợp yêu cầu lưu giữ, bảo quản hàng hoá và kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
1.2 Thủ tục thành lập kho ngoại quan
1. Diện tích kho ngoại quan phải từ 1000 m2 trở lên (riêng kho lưu giữ vàng, bạc, đá quý; kho chuyên lưu giữ hàng hoá phải bảo quản theo chế độ lạnh, lạnh đông, diện tích có thể nhỏ hơn 1000 m2). Trước khi đưa kho vào hoạt động, chủ kho ngoại quan phải có hệ thống máy vi tính và hệ thống camera giám sát kho nối mạng với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để quản lý hàng hoá xuất/nhập kho.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin thành lập kho ngoại quan (mẫu do Tổng cục Hải quan ban hành);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh kho bãi: bản sao;
c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan (khi cơ quan hải quan có nhu cầu);
d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành:
a) Kiểm tra hồ sơ;
b) Khảo sát thực tế kho, bãi;
c) Báo cáo kết quả và đề xuất với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
4. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và hồ sơ xin thành lập kho ngoại quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 22 của Nghị định 154/2005/NĐ-CP và yêu cầu tại khoản 1 Điều 65 Thông tư này.
2. Thủ tục thuê kho ngoại quan:
2.1 Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Chủ hàng hoá gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho chủ kho ngoại quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan:
1. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; phân loại phẩm cấp hàng hoá, bảo dưỡng hàng hoá.
2. Làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan.
3. Vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan ra cửa khẩu, từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác.
4. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá.
2.2 Thuê kho ngoại quan
1. Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan:
a) Thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
b) Thương nhân nước ngoài;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan:
Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thoả thuận theo quy định của pháp luật. Hợp đồng thuê kho ngoại quan phải quy định rõ tên hàng hoá, chủng loại hàng hoá, khối lượng hàng hoá, chất lượng hàng hoá, thời hạn thuê kho, các dịch vụ quy định tại Điều 23 Nghị định này nếu chủ hàng có yêu cầu, trách nhiệm của các bên ký hợp đồng thuê kho ngoại quan.
3. Thời hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan không quá 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày, kể từ ngày hàng hóa được gửi vào kho. Chủ kho ngoại quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho hải quan kho ngoại quan biết trước khi hợp đồng thuê kho hết hạn. Trường hợp chủ hàng có đơn đề nghị, được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Hải quan thì thời hạn hợp đồng thuê kho được gia hạn thêm không quá 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày hợp đồng thuê kho hết hạn.
4. Quá thời hạn 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết hạn hợp đồng mà chủ hàng không ký hợp đồng gia hạn hoặc không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hoá gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan, nếu chủ hàng có văn bản từ bỏ hàng hoá gửi kho ngoại quan thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hoá đó.
6. Việc thanh lý hàng hoá gửi kho ngoại quan được tiến hành theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ thanh lý hàng hoá được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ chi phí lưu kho, các chi phí khác liên quan đến việc thanh lý hàng hoá theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục xuất nhập khẩu liên quan đến kho ngoại quan: (Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan)
3.1 Hàng hoá đưa vào kho ngoại quan:
a) Đối với hàng hóa từ nước ngoài: chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng phải nộp hợp đồng thuê kho ngoại quan, tờ khai nhập kho ngoại quan, vận tải đơn;
b) Đối với hàng hóa từ nội địa Việt Nam: chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải nộp hợp đồng thuê kho ngoại quan, tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan.
3.2 Hàng hoá đưa ra khỏi kho ngoại quan:
a) Đối với hàng hóa đưa ra nước ngoài: chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng nộp tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu; giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho); phiếu xuất kho theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính;
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam:
– Hàng hoá từ nước ngoài gửi kho ngoại quan được chuyển quyền sở hữu, hàng hoá gửi kho ngoại quan được Cục Hải quan thanh lý, nếu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu khác theo quy định;
– Thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hoá là thời điểm cơ quan hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng nhập khẩu.
c) Đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
4. Khi chủ kho chuyển hàng tới nhà máy gia công vậy:
+ Thủ tục cần thiết khi chủ kho chuyển hàng tới nhà máy ?
+ Thủ tục càn thiết giữa khách hàng bên Mĩ và nhà máy ?
(Thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan)
a) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại.
b) Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ cũ) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) nộp cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ sau:
b.1) Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới (thông báo phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ người chuyển quyền sở hữu hàng hoá; tên, địa chỉ người nhận quyền sở hữu hàng hoá; tên, lượng hàng hoá chuyển quyền sở hữu; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan; ngày, tháng, năm chuyển quyền sở hữu);
b.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan;
b.3) Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới.
Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.
5. Các thủ tục khi xuất hàng và thanh lý hồ sơ như thế nào
a) Hàng hoá vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất, từ kho ngoại quan này đến kho ngoại quan khác, hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan kho ngoại quan.
b) Hải quan kho ngoại quan và chủ kho ngoại quan phải có phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất kho.
c) Định kỳ sáu tháng một lần, chậm nhất không quá mười lăm ngày kể từ ngày hết kỳ báo cáo, chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho. Mẫu báo cáo do Tổng cục Hải quan quy định.
d) Kết thúc hợp đồng thuê kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan, chủ hàng có trách nhiệm thanh lý hợp đồng thuê kho ngoại quan. Chủ kho ngoại quan làm thủ tục thanh khoản hàng hoá nhập, xuất của hợp đồng đó với Hải quan kho ngoại quan.
Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc việc xuất kho hết lượng hàng hoá của tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan phải làm thủ tục thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho của tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan với Hải quan kho ngoại quan.
e) Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan.
6. Nghĩa vụ thuế, lệ phí: Cơ quan Hải quan thu lệ phí Hải quan mức 20.000 đồng. Chỉ thu lệ phí làm thủ tục Hải quan một lần khi làm thủ tục nhập kho, khi xuất kho không thu.
Trên đây là ý kiến tư vấn luật mang tính chất tham khảo của đội ngữ tư vấn luật doanh nghiệp của Dragon.
Liên hệ trực tiếp tới
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DRAGON TẠI HÀ NỘI – TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP