Luật sư muốn hội nhập phải cọ xát thực tế

Văn phòng luật sư Dragon – Theo đề án mà Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Thái Phúc ví von là “du học trong nước để hội nhập”, Trung tâm đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là đầu mối đưa học viên luật sang đào tạo tại các cơ sở có uy tín ở nước ngoài.


Trong đề án thành lập Trung tâm đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Tư pháp nhận định Việt Nam đang thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo pháp luật quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong đàm phán, kinh doanh.

Trong lĩnh vực tham gia tố tụng, các luật sư còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề cũng như văn hóa ứng xử nghề nghiệp còn chưa cao. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, số lượng luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, hàng không, hàng hải, bảo hiểm, thương mại quốc tế…) chiếm tỷ lệ rất thấp và chỉ có khoảng 20 luật sư có trình độ ngang tầm với luật sư trong khu vực.

Thời gian qua, phần lớn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam vẫn phải thuê luật sư nước ngoài làm đại diện, tư vấn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đây cũng là nhận định của các ĐB khi thảo luận dự thảo luật Luật sư sửa đổi tại kỳ họp QH vừa rồi.

Theo kết quả khảo sát năm 2008, chỉ có 1,2% số luật sư có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo trong hoạt động chuyên môn, tham gia thương lượng, đàm phán và tranh tụng trực tiếp bằng tiếng Anh. Số luật sư hành nghề chuyên về lĩnh vực thương mại chỉ chiếm 79%.

Trong tổng số 1.500 tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, chỉ có khoảng 15 tổ chức được thị trường quốc tế biết đến trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quốc tế, 10 tổ chức luật sư về thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng của các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng truyền thống là cá nhân, chiếm 85%. Tỷ lệ khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức còn ở mức độ khiêm tốn 15%. Trong đó, số lượng vụ việc luật sư tham gia tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại quốc tế chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ 0,4%.

Theo Bộ Tư pháp, những hạn chế, yếu kém của đội ngũ luật sư Việt Nam có các nguyên nhân cơ bản là chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư nước ta còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; nội dung kiến thức và kỹ năng của luật sư liên quan đến giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế còn chưa được coi trọng trong chương trình đào tạo; đội ngũ luật sư hiện nay của Việt Nam nhìn chung chưa đáp ứng về yêu cầu ngoại ngữ; lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại quốc tế là một lĩnh vực khó và mới mẻ đối với đội ngũ luật sư của Việt Nam.

Việc thí điểm thành lập Trung tâm đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Trung tâm dự kiến đào tạo sâu cho học viên các luật thiết thực như dân sự, hợp đồng, bồi thường, tài sản… và các kỹ năng cần thiết như biện hộ, trao đổi, tư vấn, giải quyết vấn đề, viết và soạn thảo cũng như đạo đức và quy tắc nghề nghiệp.

Học viên của trung tâm có cơ hội thực tập tại các tổ chức luật thương mại có uy tín trong và ngoài nước.

Góp ý cho đề án này, đa số các luật sư đang hoạt động thực tiễn đều nhấn mạnh yêu cầu tạo điều kiện cho học viên va chạm thực tế, có môi trường để thực hành, phát huy hiệu quả các kiến thức đã học.

Chung Hoàng

Công ty luật Dragon

công ty luậtLuật sưvăn phòng luật sư
Comments (0)
Add Comment