Tư vấn pháp luật của Luật sư cần tuân theo một số yêu cầu nghề nghiệp đặc thù so với hoạt động tư vấn pháp luật của tác giả hoặc giảng viên luật tại các trường đại học chính các yêu cầu nghề nghiệp đặc thù này đã tạo nên những đặc trưng khác biệt cho hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư như sau :
- Luật sư tư vấn cần phải tìm được giải pháp cụ thể cho vấn đề pháp lý :
Khách hàng đến gặp Luật sư với một vấn đề pháp lý cụ thể cần phải giải quyết cho khách hàng, Luật sư cần nêu rõ giải pháp hoặc các công việc cần thiết mà khách hàng phải làm để gải quyết vấn đề pháp lý. Luật sư cần giải đáp các câu hỏi (i) Khách hàng có được phép làm hay không ; (ii)Nếu có thì khách hàng làm thế nào; (iii)Có hậu quả pháp lý gì đối với khách hàng nếu vi phạm pháp luật liên quan.Ngoài ra, giải pháp tư vấn của Luật sư phải trung thực và toàn diện để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Ý kiến tư vấn của Luật sư phải thực tế :
Ý kiến tư vấn của Luật sưu phải có tính khả thi và có căn cứ trên điều kiện thực tế của khách hàng. Ngoài ra, Luật sư cũng cần gải thích rõ ràng chi phí, lợi ích hoặc biện pháp xử lý rủi ro liên quan đến ý kiến tư vấn để khách hàng có sự lựa chọn phù hợp nhất đối với ý kiến của Luật sư đưa ra.
- Luật sư tư vấn cần làm việc theo khung thời gian của khách hàng :
Khahcs hàng luôn mong muốn Luật sư làm hết mình vì họ, luôn đặt quyền lợi của họ nên trên hết và luôn có trách nhiệm với công việc. Chính vì vậy, Luật sư cần có kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc để có thể hỗ trọ khách hàng khi cần thiết hoặc hoàn thành các công việc trong thời hạn được giao nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi khách hàng.
- Luật sư tư vấn cần chú ý về thời hạn trách nhiệm pháp lý của mình khi tham gia vào hoạt động tư vấn pháp luật :
Nghề nghiệp Luật sư là một trong những nghề mà có yêu cầu trách nhiệm nghề nghiệp rất cao vì thế, Luật sư tư vấn có thẻ gặp nhiều rủi ro khi hành nghề. Rủi ro chính là Luật sư gặp phải có thể bị Đoàn Luật sư xử lý kỷ luật, bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xủa lý vị phạm hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự cho khách hàng. Vì vậy luật sư cần có những biện pháp, cách thức hợp lý để giới hạn trách nhiệm và bảo vệ một cách hợp pháp.
- Lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Theo Luật luật sư, tổ chúc hành nghề Luật sư chỉ đưiọc thực hiện tư vấn pháp luật cho khách hàng sau khi đã đăng ký hoạt động tại Sở Tư Pháp ở địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà Trưởng Văn phòng Luật sư hoặc Giám đốc Công ty luật là thành viên và được Giấy phép hoạt động. Riêng đối với tổ chức hành nghề Luật sư ở nước ngoài thì phải đăng ký với Bộ Tư Pháp.
Về nguyên tắc, Luật sư được quyền tham gia tư vấn, giải quyết vụ việc, trong tất cả các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, đầu tư, lao động, sở hữu trí tuệ… Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực pháp luật đặc thù, để được tư vấn pháp Luật luật sư phải dáp ứng một số điều kiện hất định. Ví dụ điển hình nhất là trường hợp tư vấn pháp luật liên quan đến thủ tục xác lập về những vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Luât sư cần phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sỏ hữu công nghiệp.
Hiện nay các tổ chức hành nghề Luật sư ở Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực hoạt động tư vấn pháp luật chính sau đây :
- Giao dịch thương mại, đầu tư nước ngoài và hoạt động công ty (bao gồm cả hoạt động mua bán và sát nhập.
Dây là lĩnh vực lớn và phổ biến nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các tổ chức cho các tổ chức hành nghề Luật sư hiện nay. Phần lớn các tổ cức hành nghề luật sư tập trung vào các giao dịch thương mại, đầu tư nước ngoài và hoạt động công ty, bao gồm cả hoạt động mua bán và sát nhập. Doanh thu từ hoạt động tư vấn về mua bán, sát nhập chiếm được tỷ trọng lớn trong toàn bộ cơ cấu doanh thu của một tổ chức hành nghề Luật sư. Công việc cụ thể lĩnh vực này là tổ chức hành nghề Luật sư giúp khách hàng thành lập công ty hoặc xin giấy phép dự án đầu tư tại Việt Nam và tư vấn trong suốt thời gian hoạt động của công ty hoặc dự án. Các vấn đề tư vấn chủ yếu liên quan đến lao động, xây dựng, bất động sản, bảo hiểm, huy động vốn thuế.
- Tài chính – ngân hàng :
Thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam hiện nay chưa có nhiều tổ chức hành nghề Luật sư tư vấn về tại chính – ngân hàng. Đối với tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng tương tự như vậy. Bởi lẽ, đây chính là lĩnh vực tương đối chuyên sâu và do lượng công việc không nhiều nên các tổ chức hành nghề Luật sư ít đầu tư đến để phát triển mảng vấn đề này.
Tư vấn tài chính – ngân hàng tại Việt Nam gồm: Tư vấn về tài trọ công ty, tài trợ dự án, tài tợ mua tài sản, các vấn đề về hoạt động ngân hàng và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Thị trường vốn của Việt Nam đang ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của hoạt động tư vấn về vốn cổ phần (như các đợt phát hành cỏ phần làm đầu ra công chứng) và hy động vốn nợ (như phát hành trai phiếu)
- Sở hữu trí tuệ :
Hiện nay, tư vấn về sở hữu trí tuệ đã trở thành lĩnh vực được hoạt động chính cảu nhiều tổ chứ hành nghề Luật sư. Tư vấn về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam tương đối đơn giả, chủ yếu tập trung đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế, Các tranh chấp phức tap về nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế vẫn còn khá ít tại Tòa án Việt Nam. Trong khi đó, có tương đối nhiều vụ việc mà tổ chứ hành nghề Luật sư Việt Nam hỗ trợ khách hàng của mình trong các tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế tại cơ quan tài phán nước ngoài.
Lĩnh vực, phạm vi của một số đối tượng đặc biệt như tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài và Luật sư nước ngoài hành nghề tịa Việt Nam hiện nay bị giới hạn và hạn hẹp nhiều só với các tổ chức hành nghề Luật sư Việt Nam. Các đối tượng này thường chỉ được phép cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về pháp luật nước ngoài hoặc phấp luật quốc tế. Tuy vậy pháp luật Việt Nam vẫn còn tạo cơ hội cho các đối tượng đắc biệt trong việc thực hiện dịch vụ tư vấn luật Việt Nam trong một số trường hợp nhất định nếu đáp ứng một số điều kiện nhát định. Cụ thể là, tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài được quyền tư vấn pháp luật Việt Nam thông qua các Luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình và các Luật sư nước ngoài sẽ được phép tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng của nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự đối với Luật sư Việt Nam.
Các Luật sư tư vấn hành nghề tại Việt Nam hiện nay có thể hành nghề tư vấn pháp luật dưới hình thức trong tổ chức hành nghề Luật sư hoặc hành nghè với tư cách cá nhân. Hành nghề trong tổ chức hành nghề Luật sư được thông qua việc tổ chức thành lập tổ chức hành nghề Luật sư hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho các tổ chức hành nghề Luật sư. Hành nghề với tư cách cac nhân là việc Luật sư tham gia làm việc theo hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, không phải là tổ chức hành nghề Luật sư. Sự khác biệt giữa Luật sư tư vấn hành nghề với tư cách ca nhân với Luật sư tư vấn hành nghề trong tổ chức hành nghề Luật sư khi thực hiên pháp luật là: (i) chỉ được hành nghề trong các cơ quan tổ chức không phải là rổ chức hành nghề Luật sư; (ii) Chỉ bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình nếu hợp đồng có thỏa thuận, trong khi đó, tổ chức hành nghề Luật sư bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư cho các luật lư của tổ chức mình; và (iii) Không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan tổ chức khác ngoài cơ quan tổ chức mình ký hợp đồng, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Trong các hình thức hành nghề trên, hình thức hành nghề tư vấn pháp luật thông qua hành nghề trong tổ chức hành nghề Luật sư được thực hiện phổ biến hơn trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay.
Luật sư tư vấn thực hiện tư vấn pháp luật theo hợp đồng dịch vụ pháp lý được ký kết giữa Luật sư hoặc tổ chức hành nghề Luật sư và khách hàng mình. Pháp luật về Luật sư quy định hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được thành lập thành văn bản và phải có một số nội dung bắt buộc.
Công ty Luật Dragon
Nguồn “Sổ tay Luật sư”
Mời các bạn đọc kỳ tiếp tại link: