Trong thời đại ngày nay, các quyền của con người ngày càng được các Nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Trong các quyền đó thì quyền được bào chữa là một quyền rất cần thiết và cực kỳ quan trọng và được Đại hội Luật gia dân chủ thế giới tại La hay năm 1956 xem là thành trì cần thiết cho các quyền tự do khác.
Vậy nghề luật sư là nghề như thế nào, nó khác gì so với các nghề khác. Chúng ta cùng tìm hiểu các đặc điểm nghề luật sư:
Thứ nhất: Nghề luật sư là nghề tự do:
– Nghề luật sư trước hết hình thành từ nhu cầu, yêu cầu minh oan, bảo vệ cho bạn bè hoặc người thân thuộc bị nhà cầm quyền giam giữ hay bị trừng phạt một cách độc đoán, vô cớớớớ Hoạt động này do người có trình độ, uy tín, lòng trắc ẩn, vị tha, hào hiệp và tự nguyện đứng ra thực hiện. Dần dần nó phát triển thành một nghề tự do có điều lệ, có quy chế do Nhà nước quy định hoặc thừa nhận.
– Đây là nghề tự do bởi người hành nghề cũng như các tổ chức hành nghề không phải các tổ chức Nhà nước, không phải là cán bộ, công chức của Nhà nước. Người và tổ chức hành nghề hoạt động trong một chuyên môn và với một loại hình đặc biệt dịch vụ pháp lý.
– Đây là nghề có chức năng xã hội là bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thứ hai: Nghề luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý
– Tham gia tố tụng để bào chữa cho các bị can, bị cáo, bảo vệ cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự, làm người đại diện hoặc bảo vệ cho các đương sự trong vụ án dân sự, hành chính.
– Tư vấn pháp luật, tư vấn giao dịch và hợp đồng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
– Làm đại diện ngoài tố tụng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
– Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Thứ ba: Nghề luật sư là nghề góp phần tích cực duy trì công lý và bảo vệ pháp luật
– Về duy trì công lý: Tham gia góp phần bảo vệ và giải phóng con người vì tự do của con người, vì các giá trị tự nhiên và phẩm chất xã hội của con người trên cơ sở tôn trọng chân lý khách quan, dựa vào các quy luật tự nhiên xã hội, dựa vào lợi ích của cộng đồng, của dân tộc và vì hoà bình trên thế giới.
– Về bảo vệ pháp luật: Tôn trọng và tuân thủ pháp luật, góp phần tuyên truyền pháp luật, hướng cho mọi người thực hiện các hành vi ứng xử trên cơ sở các quy định của pháp luật. Chống mọi biểu hiện vi phạm pháp luật.
Thứ tư: Nghề luật sư là nghề liên quan đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của cá nhân, tổ chức
– Các hoạt động của luật sư trước hết hướng tới bảo vệ các giá trị vật chất và tinh thần của Nhà nước lợi ích của dân tộc, tránh mọi biểu hiện xâm phạm độc lập, chủ quyền, tự do và an ninh của Nhà nước, chống mọi biểu hiện và hành vi xâm phạm đến tài sản của Nhà nước cũng như luôn luôn bảo vệ các giá trị Quốc thể.
– Hoạt động nghề nghiệp của luật sư là bảo vệ các quyền, lợi ích chân chính của mọi công dân, cá nhân như tài sản, danh dự, nhân phẩm…
– Hoạt động của luật sư cũng liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích của các tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần khác nhau trong nền kinh tế quốc dân…
Thứ năm: Nghề luật sư là nghề cao quý bởi hàm chứa những mục đích và phẩm chất cao đẹp đòi hỏi có trình độ và năng lực cao, có văn hoá và đạo đức trong sáng.
– Về mục đích: Mọi hoạt động hành nghề của luật sư hướng tới bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
– Về phẩm chất:
+ Luật sư là người có tư cách phẩm chất đạo đức trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật và xã hội cao.
+ Người hành nghề luật sư đòi hỏi phải có trình độ cao về kiến thức chuyên môn, thành thạo, chuyên sâu về nghiệp vụ, có năng lực độc lập giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
+ Luật sư là người có văn hoá ở trình độ chuyên môn, mọi hành vi ứng xử đều chứa đựng các giá trị về chân thiện mỹ.
Thông qua các đặc điểm của nghề luật sư, chúng ta thấy được địa vị pháp lý, vị trí xã hội, các giá trị chân chính của nghề luật sư.
Trờn thế giới, nghề luật sư là nghề có từ rất sớm, nó được hỡnh thành từ nhu cầu bào chữa và trợ giỳp phỏp lý.
Ở Pháp (cũng như một số nước Châu Âu khác: Đức, Italiaaaa) nghề luật sư tồn tại từ lâu đời, bắt đầu hỡnh thành từ thời kỳ trung cổ và ngày càng giữ vị trớ khỏ quan trọng trong xó hội. Khi chế độ tư bản ra đời, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh thỡ nghề luật sư cũng phát triển nhảy vọt. Hiện nay, Pháp có khoảng 38.000 luật sư.
Ở Mỹ, nơi mà nền kinh tế thị trường phát triển ở mức độ cao, là nước có số lượng luật sư đông nhất thế giới, khoảng gần 1 triệu luật sư.
Nhật Bản cũng là một nước có nghề luật sư phát triển mạnh, ngay từ năm 1949, Nhật đó cú Luật số 205 điều chỉnh hành nghề luật sư.
Ở Việt Nam, nghề luật sư có từ thời Pháp thuộc. Lỳc bấy giờ (trước năm 1930) các luật sư người Pháp chiếm độc quyền hành nghề bào chữa và mói đến khi có sắc lệnh của Tổng thống Pháp 25/5/1930, thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gũn. Và đến lúc này có luật sư người Việt Nam tham gia biện hộ.
Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngay sau đó, Nhà nước đã có những văn bản pháp lý đầu tiên quy định chế độ bào chữa, điều kiện công nhận luật sư. Nhưng do thời kỳ này nền kinh tế xã hội còn yếu kém, đất nước vừa trải qua giai đoạn chiến tranh, vì vậy nghề luật sư chưa được phát triển.
Pháp lệnh luật sư năm 1987 được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển và hoạt động của luật sư ở nước ta.
Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 quy định một người tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc có trình độ tương đương đại học pháp lý, được một đoàn luật sư kết nạp công nhận và cấp Thẻ thì trở thành luật sư và hành nghề luật sư.
Pháp lệnh luật sư năm 2001 và Luật luật sư năm 2006 được ban hành, với các quy định đầy đủ về hành nghề luật sư, điều kiện gia nhập Đoàn luật sư… đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề luật sư phát triển.
Pháp lệnh luật sư năm 2001 và Luật luật sư năm 2006 quy định người muốn được công nhận là luật sư thì sau khi tốt nghiệp đại học luật (không chấp nhận trình độ tương đương đại học luật như quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987) còn phải trải qua một khoá đào tạo luật sư, qua thời gian tập sự (24 tháng đối với Pháp lệnh luật sư, 18 tháng đối với Luật luật sư) và đạt kết quả kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư.
Pháp lệnh luật sư, Luật luật sư cũng đặc biệt chú trọng hơn đến tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức đối với luật sư, bằng cách quy định rõ những trường hợp không đủ tư cách đạo đức để trở thành luật sư, những trường hợp vi phạm về phẩm chất đạo đức phải xoá tên khỏi danh sách luật sư và cấm hành nghề luật sư.
Bên cạnh đó, theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 thì cán bộ, công chức cũng có thể là luật sư, có nghĩa là một người có thể vừa hành nghề luật sư vừa thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của một công chức. Quy định như vậy ảnh hưởng đến tính khách quan của hoạt động luật sư, vừa tạo ra một bộ phận luật sư không chuyên tâm với nghề, một bộ phận cán bộ, công chức không mẫn cán trong công vụ. Để khắc phục tình trạng này, theo quan điểm chuyên nghiệp hoáááá, Pháp lệnh luật sư năm 2001 và Luật luật sư năm 2006 quy định cán bộ, công chức không được hành nghề luật sư.
Với cơ sở pháp lý như vậy:
– Năm 1989, cả nước có 186 luật sư (trong đó có 186 luật sư kiêm nhiệm).
– Tính đến tháng 9/2001 trên cả nước có 2.100 luật sư, trong đó có 1.632 luật sư chính thức và 468 luật sư tập sự.
– Tính đến ngày 31/5/2005, số lượng luật sư tăng lên 1.883 luật sư và 1.553 luật sư tập sự.
– Tháng 6/2008 cả nước đã có gần 4.200 luật sư và 2.000 người hành nghề tập sự luật sư.
Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng luật sư cũng được bước nâng lên, bước đầu đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hoá đội ngũ luật sư. Trong tổng số luật sư hiện nay, số luật sư có trình độ cử nhân luật trở lên được nâng lên từ 59% (năm 1989) lên 96,95% (năm 2008), số luật sư có trình độ tương đương đại học luật có 128 người chiếm 3,05%. Số luật sư đã qua đào tạo nghề luật sư chiếm 65,8% tổng số luật sư của cả nước. Trong số những người đã qua đào tạo nghề luật sư, có nhiều người đã tập sự hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam nên có hiểu biết về pháp luật quốc tế và thông thạo ngoại ngữ. Một số luật sư Việt Nam đã theo học các khoá đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài và được công nhận là luật sư của nước sở tại (Mỹ, úc, Pháp).
PHẠM THỊ KIM ANH – GV Khoa Quản lý nhà nước