Cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự của Hiệp hội Luật sư Nhật Bản(Nichibenren) gồm :
- Đại hội là cơ quan quyết định cao nhất của của Hiệp hội Luật sư Nhật Bản. Đại hội có quyền xem xét các vấn đề quan trọng như ban hành dự toán ngân sách, ban hành sửa đổi Điều lệ . v.vv.. Đại hội có sự tham gia của tất cả các Đoàn Luật sư và các Luật sư.
- Hiêp hội đại biểu có quyền xem xét các vấn đề bầu Phó Chủ tịch Hiệp hội, Thường vụ Hiệp hội và kiểm soát viên. Thành phần tham dự Hội nghị đại biểu bao gồm các đại biểu được các đoàn Luật sư bầu ra.
- Ban thường vụ có 71 người , gồm: Chủ tịch, Các phó chủ tịch(13 người) và các ủy viên Ban thường vụ bao gồm Chủ nhiệm của tất cả các Đoàn Luật sư trên toàn quốc và những người được bầu ra).
- Ban thường vụ có quyền xem xét, quyết định các vấn đề như: Ban hành các quy tắc, nội quy của Hiệp hội Luật sư , các dự thảo luận tại Đại hội, các loại biên bản ý kiến , v.v..
- Ban Thường vụ sẽ phân công một số ủy viên của Ban làm Ủy viên thường trực, bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một số ủy viên Ban Thường vụ được bầu chọn để xem xét các vấn đề liên quan đến nội dung trong Điều lệ, quy tắc của Đoàn Luật sư, việc đăng ký khinh doanh, danh sách Luật sư,v.v..
- Ban Giám sát gồm có 05 người do Hội nghị đại biểu dề ra với nhiệm kỳ 1 năm . Ban Giám sát có trách nhiệm giám sát hoạt động kiểm toán , tài sản của Hiệp hội.
Cán bộ chủ chốt của Hiệp hội Luật sư Nhật Bản bao gồm:
- Chủ tịch: là người có trách nhiệm cao nhất trong Hiệp hội. Được các hội viên trực tiếp với nhiệm kỳ 02 năm.
- Các Phó Chủ tịch: Gồm 13 người( Theo điều lệ của Hiệp hội Luật sư Nhật Bản có 30 Phó Chủ tịch). Phó Chủ tịch có nhiệm vụ hỗ trợ Chủ tịch thực hiện các công việc của Hiệp hội. Phó chủ tịch do Hội nghị đại biểu bầu ra với nhiệm kỳ 01 năm.
- Ủy viên thường trực: Là ủy viên thường vụ do Hội nghị đại biểu bầu ra (được bầu luân phiên trong số các ủy viên thường vụ, hiện nay có 39 người) với nhiệm kỳ 01 năm. Ủy viên thường trực có nhiệm vụ xem xét các công việc hường ngày của Hiệp hội theo ủy thác của Chủ tịch
Hiệp hội Luật sư Nhật Bản gồm có các Ủy ban :
Các ủy ban theo luật định: Các ủy ban này được thành lập theo quy định của Luật luật sư( là các ban có liên lạc đến việc đăng ký hoặc kỷ Luật luật sư , bao gồm :
- Ủy ban Thẩm tra tư cách Luật sư :có 08 ủy viên là Luật sư, 01 ủy viên là thẩm phán, 02 ủy viên là công tố viên, 03 ủy viên là người vó kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này đồng thời phải có số lượng ủy viên dự bị tương dương số ủy viên nói trên;
- Ủy ban Kỷ cương : có 08 ủy viên là Luật sư, có 02 ủy viên là thẩm phán , có 02 ủy viên là công tố viên, 03 ủy viên là người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này đồng thời, phải có số lượng ủy viên dự bị tương đương số ủy viên nói trên ;
- Ủy ban thực hiện các quy tắc ứng xử nghề nghiệp: có 02 ủy viên là Luật sư, có 02 ủy viên là Thẩm phán, 02 ủy viên là công tố viên, 02 ủy viên là học giả uyên bác, đồng thời ủy ban phải có số lượng ủy viên dự bị tương đương số ủy viên nói trên.
- Ủy ban kỷ luật: ít nhất phải có 04 ủy viên là Luật sư, Thẩm phán , kiểm sát viên là người óc học vấn, có kinh nghiệm 02 năm.
- Ủy ban Thẩm tra kỷ cương: phải có ít nhất 11 ủy viên là những người có học vấn (trừ Luật sư, Thẩm phán ,Kiểm sát viên hoặc người đã từng giữ các chức vụ này), có nhiệm kỳ 02 năm.
Các ủy ban cố định: có 05 ủy ban cố định được thành lập theo Điều lệ với tư cách là cơ quan tham mưu, bao gồm :
– Ủy ban Bảo vệ nhân quyền: Phải có từ 20 ủy viên trở lên
-Ủy ban Luật sư tập sự: Phải có từ 15 ủy viên trở lên
-Ủy ba Chế độ tư pháp: Phải có từ 20 ủy viên trở lên
-Ủy ban Quản lý bầu cử : có 72 ủy viên
Các ủy ban có Chủ nhiệm có thể có Phó chủ nhiệm(khi cần) do các ủy viên bầu ra.
Các Ủy ban đặc biệt: có khoảng 80 ủy ban đặc biệt được thành lập theo Nghị quyết của Ban Thường vụ. Các ủy ban này có chứ năng hoạt động với tư cách tổ chức tự quản trong Hiệp hội Luật sư, như hoạt động : bảo đảm nhân quyền , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư, bảo vệ phụ nữ , trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, bảo vệ người tiêu dùng, đều được hỗ trợ thông qua hoạt động của các loại ủy ban này.
Văn phòng hiệp hội được thành lập để hỗ trợ cho hoạt động của Hiệp hội và dưới sự chỉ đạo của Chánh Văn Phòng. Văn phòng Hiệp hội gồm : 01 Chánh Văn Phòng, 07 Phó Chánh Văn Phòng và các nhân viên.
Văn phòng có khoảng 200 người( bao gồm cả nhân viên làm việc toàn thời gian và nhân viên làm việc bán thời gian). Nhân viên có trách nhiệm thực hiện các công việc của Văn phòng Hiệp hội Luật sư Nhật Bản .
Qua mô hình tổ chức, bộ máy, nhân sự của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư Nhật Bản, có thể thấy rằng mô hình tổ chức của Nhật Bản đã thực hiện việc quản lý Luật sư theo chế độ tự quản tương đối hiệu quả, đồng thời cũng tạo lập được sự tin cậy của Nhà nước, cộng đồng xã hội đối với Hiệp hội và đội ngũ Luật sư Nhật Bản.
Cơ Cấu Tổ Chức Và Bộ Máy Nhân Sự Của Tổ Chức Xã Hội Nghề Nghiệp Của Luật Sư
Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư