Năm Cam (1948 – 2004) tên khai sinh: Trương Văn Cam là một trùm xã hội đen ở Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm Cam còn là bị cáo chính trong Vụ án Năm Cam và đồng bọn nổi tiếng Việt Nam. Năm Cam và băng nhóm của mình trong quá trình bảo kê các nhà hàng karaoke và các tụ điểm đánh bạc ở Thành phố Hồ Chí Minh đã gây nhiều tội hình sự. Năm Cam bị tòa án Việt Nam tuyên có tội tháng 10 năm 2003 và bị tử hình vào tháng 6 năm 2004. Vụ xét xử Năm Cam và đồng bọn đã gây sự chú ý của dư luận Việt Nam và trên thế giới. Số lượng tội phạm ra hầu tòa là 155, ở mức kỷ lục. Vụ xử sơ thẩm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2003 với bản án dài hàng trăm trang. Việc phá được Vụ án Năm Cam được báo giới và chính quyền Việt Nam công nhận là một chiến công lớn trong phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó vụ án cũng được coi là mang ý nghĩa chống tham nhũng. Mục lục Tuổi trẻ 2 Các trọng tội hình sự 2.1 Vụ án giết Dung Hà 2.2 Hối lộ quan chức 3 Tội danh và hình phạt 4 Chú thích 5 Liên kết ngoài [sửa] Tuổi trẻ Khi mới 15 tuổi, Năm Cam từng đâm chết một người trong một cuộc cãi cọ, và đã phải ngồi tù hai năm. Khi ra tù, Năm Cam nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1966. Sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ năm 1975, Năm Cam đã bị đưa đi học tập cải tạo. [sửa] Các trọng tội hình sự Năm Cam vẫn không sửa đổi sau lần cải tạo, bắt đầu mưu sinh bằng những việc phạm pháp. Năm 1994, Năm Cam lại bị bắt, nhưng được ân xá ngay năm sau đó nhờ Trần Mai Hạnh và Phạm Sỹ Chiến. Không chỉ hai người này, Năm Cam còn hối lộ cho các quan chức từ địa
phương đến quan chức cấp cao hơn trong chính phủ để những công việc phạm pháp mình trót lọt. [sửa] Vụ án giết Dung Hà Một trong các trọng tội dẫn đến án tử hình dành cho Năm Cam là việc chủ mưu giết Vũ Hoàng Dung (tức Dung “hà” hay Dung Hà), một nữ trùm xã hội đen nổi tiếng gốc Hải Phòng sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và là đối thủ của Năm Cam. Năm Cam từng đề nghị Dung Hà hợp tác mở rộng mạng lưới cờ bạc ra miền Bắc nhưng Dung Hà lại có ý định thành lập băng đảng riêng. Năm Cam đã lệnh cho đàn em là Hải “bánh” giết Dung Hà, Hải “bánh” chỉ đạo cho đàn em của mình bắn chết Dung Hà trên phố vào đêm ngày 1 tháng 10 năm 2000. Năm Cam đã bị khởi tố do có liên quan đến cái chết của Dung Hà, nhưng đã hối lộ cho các quan chức điều tra để bưng bít vụ việc. [sửa] Hối lộ quan chức Bùi Quốc Huy, nguyên thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, khi làm Giám đốc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1996-2001) đã nhận tiền để điều tra qua loa các sòng bài của Năm Cam. Năm Cam cũng hối lộ Trần Mai Hạnh, nguyên Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Việc ân xá cho Năm Cam năm 1995 là nhờ hối lộ Phạm Sỹ Chiến, nguyên Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. [sửa] Tội danh và hình phạt Ngày 30 tháng 10 năm 2003, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án Trương Văn Cam về 7 tội danh: giết người, hối lộ, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, che dấu tội phạm, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài. Tổng hợp hình phạt chung đối với 7 tội danh là tử hình. Năm Cam có đơn kháng cáo, tuy nhiên tại phiên xét xử phúc thẩm, mức hình phạt tổng hợp đối với Năm Cam không thay đổi. Ngày 3 tháng 6 năm 2004, bản án được thi hành. Trước đó Năm Cam đã gửi đơn xin ân xá đến Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhưng đã bị bác đơn. Trước khi ra pháp trường Năm Cam đã viết lá thư cho con gái út hiện đang đi tu nói là rất xin lỗi và ân hận. Còn có 4 người bị xử tử chung với Năm Cam là Châu Phát Lai Em, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Việt Hưng, Phạm Văn Minh.[1]
Thi hành án tử hình Năm Cam
5h30 sáng nay, Hội đồng thi hành án TP HCM đã tiến hành xử bắn Trương Văn Cam cùng 4 tử tù trong vụ án Năm Cam và đồng phạm tại trường bắn Thủ Đức, quận 9. Trước đó, vào lúc 3h30, “ông trùm” một thời đã viết thư gửi cô con gái đang đi tu – ni cô Ánh.
Ông Phan Tánh, Phó chánh án TAND TP HCM, cho VnExpress biết, Năm Cam trước khi đi ra pháp trường bình tĩnh và cho biết đã nhận ra tội lỗi của mình và xin được nhân dân tha tội. Lá thư Năm Cam viết hiện được toà án giữ để chuyển cho cô con gái út đang đi tu, có nội dung chủ yếu là xin lỗi gia đình, ân hận về những việc mình đã làm và dặn dò các con giữ gìn sức khoẻ, sống lành mạnh, không phạm pháp luật.
Trương Văn Cam bị HĐXX TAND Tối cao tại TP HCM kết án bảy tội danh, trong đó có hai án tử hình về tội giết người và đưa hối lộ.
Minh Bu trong phiên toà xét xử vụ án Năm Cam và đồng phạm.
Cũng trong sáng nay, Hội đồng thi hành án cũng tiến hành xử tử hình 4 phạm nhân khác là Châu Phát Lai Em (phạm tội giết người và đánh bạc, cá độ), Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Việt Hưng, Phạm Văn Minh (Minh Bu – chồng của Hà Trề) bị tử hình về tội giết người.
Các tử tù này nhận được quyết định bác đơn ân xá của Chủ tịch nước từ ngày 7/5. Tuy nhiên, cơ quan công an đã không thi hành án ngay mà cho họ cơ hội khai thêm những tình tiết mới. Theo cơ quan công an, các tử tù này đều khẳng định đã khai hết tội trạng và sẵn sàng chịu đựng hình phạt của pháp luật. Cũng chính vì có thêm thời gian nên Năm Cam và các đồng phạm chuẩn bị tâm lý tốt, không có phạm nhân nào bị sốc khi ra pháp trường.
Y án tử hình Trương Văn Cam
Ngày 30-10, hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên án vụ án Trương Văn Cam và đồng phạm. Trong đó, HĐXX tuyên y án tử hình đối với 4 bị cáo khác: Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh, Nguyễn Việt Hưng, Châu Phát Lai Em; giảm án cho 14 bị cáo, trong đó có Trần Mai Hạnh, Võ Quang Thắng, Nguyễn Thập Nhất, Hồ Thanh Tùng (án tử hình)… Và y án hình sự sơ thẩm đối với 50 bị cáo còn lại
Ngoài Hồ Thanh Tùng (giết người) được giảm xuống tù chung thân, hội đồng xét xử đã bác kháng cáo, y án sơ thẩm tử hình 5 bị cáo với nhận định:
Y án tử hình 5 bị cáo:
Bị cáo Trương Văn Cam
Trương Văn Cam: là người đã chủ mưu, lệnh cho Hải “bánh” giết Vũ Hoàng Dung (tức Dung Hà). Ngay sau đó, Năm Cam còn dùng thủ đoạn nham hiểm tạo chứng cứ ngoại phạm bằng cách vào bệnh viện nằm trong thời gian Hải “bánh” gây án, sau đó chính Năm Cam lại đi tố cáo việc Hải giết Dung Hà với cơ quan điều tra để hướng dư luận sang Hải “bánh” và Tống Viết Hòa.
Giả thuyết có sự tham gia của Tống Viết Hòa trong vụ giết Dung Hà thì vai trò chủ mưu, cầm đầu của Năm Cam cũng không thay đổi. Kháng cáo của Trương Văn Cam cho rằng không chủ mưu giết Dung Hà là không có cơ sở. Các phần kháng cáo khác của bị cáo như: không chủ mưu đưa hối lộ chạy án qua Trần Văn Thuyết, đưa hối lộ cho công an quận huyện để lo các sòng bạc tại quận 8 cũng không có cơ sở. Hội đồng xét xử tuyên y án sơ thẩm: tổng hợp hình phạt là tử hình đối với Năm Cam về bảy tội danh (trong đó có hai án tử hình về tội giết người và đưa hối lộ).
Bị cáo Nguyễn Hữu Thịnh
Nguyễn Việt Hưng: tích cực phạm tội trong vụ giết Dung Hà. Hành vi phạm tội của Hưng là đặc biệt nghiêm trọng, mang tính côn đồ hung hãn, dù có tình tiết giảm nhẹ là gia đình có công với cách mạng nhưng không thể giảm án.
Nguyễn Hữu Thịnh: chủ mưu cầm đầu, trực tiếp gây cái chết cho hai nạn nhân Phan Lê Sơn và Hồ Phước Hưng. Án tử hình là thỏa đáng.
Phạm Văn Minh: phạm tội mang tính côn đồ hung hãn, nhân thân xấu, án tử hình là tương xứng.
Châu Phát Lai Em: phạm tội mang tính côn đồ, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng, án tử hình là thỏa đáng, không thể giảm nhẹ hình phạt.
Ngoài năm bị cáo tuyên y án tử hình, HĐXX đã nhận định về một số bị cáo khác như sau:
Bị cáo Nguyễn Hữu Thịnh
Bị cáo Nguyễn Thập Nhất: do xem xét nhân thân và Nguyễn Thập Nhất cũng đã nộp 45 triệu đồng, nên xét thấy cần giảm cho bị cáo một phần hình phạt.
Bị cáo Phạm Sỹ Chiến: mức án 6 năm tù đối với bị cáo là thỏa đáng.
Bị cáo Trần Mai Hạnh: do xét nhân thân Trần Mai Hạnh đã có nhiều đóng góp, số tiền nhận hối lộ có giảm xuống, nên HĐXX xét thấy cần giảm một phần hình phạt cho bị cáo.
Bị cáo Bùi Quốc Huy: án sơ thẩm đã có xét nhân thân bị cáo sớm tham gia cách mạng, có nhiều công lao nên đã tuyên 4 năm tù là thỏa đáng.
Bị cáo Nguyễn Mạnh Trung: mức án sơ thẩm 5 năm tù không nặng, không có cơ sở để giảm nhẹ.
Bị cáo Dương Minh Ngọc: án sơ thẩm chỉ 6 năm tù là nhẹ, nên không thể giảm án.
Bị cáo Phạm Văn Minh
Bị cáo Võ Quang Thắng: do số tiền chiếm đoạt qui kết giảm xuống, bị cáo cũng đã nộp 40 triệu đồng khắc phục hậu quả, nên được giảm nhẹ một phần hình phạt.
Bị cáo Hoàng Linh: HĐXX nhận định bị cáo kêu oan là không có cơ sở, không có chứng cứ nào chứng tỏ bị ép cung. Thái độ bị cáo khai báo không thành khẩn, không ăn năn hối cải, 12 năm tù không oan.
Đối với các nhà báo không thừa nhận việc Hoàng Linh đưa tiền, Liên Khui Thìn khai không biết các nhà báo này, chỉ đưa tiền cho Hoàng Linh, nên HĐXX nói không có căn cứ chấp nhận lời khai của Hoàng Linh.
Bị cáo Trần Văn Thuyết: số tiền 10.000 đôla Trần Văn Thuyết mượn của Dương Ngọc Hiệp chưa trả, là hành vi lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi, nhưng án sơ thẩm không đề cập tới là sót, do đó cần rút kinh nghiệm. Án sơ thẩm chỉ phạt một lần tiền cho cả hai tội là đã có lợi cho bị cáo, nên không thể chấp nhận yêu cầu của bị cáo xin giảm số tiền phạt.
Đối với ông Triệu Quốc Kế: Trần Văn Thuyết khai đưa 5.000 đôla. Ông Kế không thừa nhận, bị cáo không có chứng cứ gì chứng minh nên Trần Văn Thuyết phải chịu trách nhiệm về khoản tiền này.
Bị cáo Châu Phát Lai Em
HĐXX cũng chấp nhận kháng cáo liên quan đến phần dân sự, giảm phần tiền phải nộp do thu lợi bất chính, tiền phạt về các tội đưa, nhận hối lộ… cho một số bị cáo. Trong đó, Trương Văn Cam chỉ bị tịch thu 1/2 tài sản, nộp phạt 899 triệu đồng và 64.000 USD (chứ không phải 70.000 USD như cấp sơ thẩm). Số tiền đưa hối lộ của Dương Ngọc Hiệp buộc phải nộp lại cũng chỉ là 53.000 USD và 10 triệu đồng, Phan Thị Trúc nộp 1,39 tỉ đồng và 38.000 USD… Khoản tiền thu lợi bất chính, buộc phải nộp phạt của Trần Văn Thuyết, Võ Quang Thắng, Hoàng Linh, Phan Thị Trúc, Đinh Văn Được… cũng được giảm xuống do tòa xác định lại một số khoản không có cơ sở buộc các bị cáo chịu trách nhiệm.
HĐXX cũng tuyên bắt tạm giam tại tòa sáu bị cáo để đảm bảo thi hành án, bao gồm: Nguyễn Tuấn Hùng, Huỳnh Anh Tuấn, Lê Minh Hùng, Đặng Văn Hoãn, Nguyễn Bá Thanh và Ngô Quang Vinh.
Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm, giảm hình phạt cho 14 bị cáo:
Đối với Tống Viết Hòa, chủ vũ trường Phi Thuyền: qua việc thẩm tra các chứng cứ tại phiên tòa phúc thẩm, có dấu hiệu cho thấy Tống Viết Hòa biết rõ việc Hải “bánh” cùng đồng bọn chuẩn bị và thực hiện việc giết Vũ Hoàng Dung. Hội đồng xét xử kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra làm rõ hành vi không tố giác tội phạm của Tống Viết Hòa để xử lý theo pháp luật.
Hồ Thanh Tùng: giảm từ tử hình xuống còn tù chung thân về tội giết người (do được áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ là bị cáo đầu thú)
Trần Mai Hạnh (nguyên phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Nhà báo VN, kiêm tổng biên tập báo Nhà Báo & Công Luận): giảm từ 10 năm xuống còn 9 năm tù về tội nhận hối lộ.
Nguyễn Thập Nhất (nguyên trưởng Phòng kiểm sát giam giữ Viện Kiểm sát TP Hà Nội): từ 5 năm xuống còn 4 năm tù về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Võ Quang Thắng (nguyên phó ban thư ký tòa soạn báo Công An TP.HCM): từ 10 năm xuống còn 7 năm tù về hai tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Lê Thị Kim Anh: miễn trách nhiệm hình sự về hai tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc, chỉ bị xử phạt 4 năm tù về ba tội: che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm và tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Trần Dương: giảm từ 10 năm xuống còn 8 năm tù về tội giết người.
Nguyễn Xuân Liệu: giảm một năm về tội tổ chức đánh bạc, tổng hợp hình phạt là 17 năm tù về hai tội đưa hối lộ và tổ chức đánh bạc.
Lê Minh Hùng: giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm 6 tháng tù) và Huỳnh Văn Long: chuyển 2 năm tù giam thành án treo về tội nhận hối lộ.
Lê Thanh Mão: giảm từ 5 năm xuống còn 4 năm 6 tháng tù và Trần Văn Lợi: từ 6 năm xuống còn 5 năm về hai tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Nguyễn Văn Thành: giảm từ 3 năm xuống còn 2 năm tù; Trần Thị Cẩm: từ 3 năm xuống còn 2 năm 6 tháng tù; Nguyễn Hiếu Minh: từ 2 năm xuống còn 1 năm 6 tháng tù về tội đánh bạc.
Công ty luật Dragon St