Nhân kỷ niệm lần thứ 75 vụ bắt cóc nổi tiếng Lindbergh, Tạp chí Time (Mỹ) đã thống kê 25 vụ án nổi tiếng nhất trong vòng 1 thế kỷ qua.
1. Bắt cóc cậu bé Lindbergh
- Thi thể của bé Charles A. Lindbergh Jr. đã bị phân hủy khi được phát hiện
Khi Lindbergh là “đòn bẩy” khiến Time công bố danh sách những vụ án thế kỷ, người ta cũng đủ hiểu vụ án này có tầm quan trọng tới mức nào. Đây không phải là vụ bắt cóc thông thường mà nó lại xảy ra với một người anh hùng nước Mỹ trong khi nạn nhân là một đứa trẻ bị giết hại dã man và xác của em chỉ được tìm thấy sau khi đã bị phân hủy gần như hoàn toàn.
Vào một đêm mùa đông mưa gió cách đây 75 năm về trước, Charles A. Lindbergh Jr. đã bị bắt cóc khỏi nhà riêng ở bang New Jersey, Mỹ. Cậu bé 20 tháng tuổi này không có gì đặc biệt nhưng là con của Charles Lindbergh – người anh hùng vĩ đại của nước Mỹ. Anh là phi công đầu tiên trên thế giới lái máy bay vượt Đại Tây Dương vào năm 1927 ở độ tuổi 25.
- Phi công Charles Lindbergh (phải) – anh hùng nước Mỹ và con trai Charles A. Lindbergh Jr.
Trong suốt vài tháng ròng kể từ ngày mất tích vào 13/2/1935, toàn nước Mỹ và phần còn lại của thế giới như đứng trên đống lửa khi không thể tìm ra thủ phạm và nạn nhân. Cảnh sát nỗ lực tìm kiếm trong khi các phương tiện thông tin đại chúng luôn theo dõi, cập nhật nhanh nhất các diễn biến của vụ án.
Cuối cùng, vào tháng 5, thi thể của bé Charles đã được tìm thấy ở bên đường, cách nhà của phi công Lindberghe không xa. Ban đầu, không ai nhận ra em vì xác đã bị phân hủy thành một bộ xương không còn nguyên vẹn. Mặc dù kẻ bị kết tội bắt cóc và giết hại cậu bé Charles là Bruno Richard Hauptmann, đã bị tử hình vào năm 1936 nhưng dư luận vẫn đặt nhiều câu hỏi nghi vấn xung quanh vụ án này.
2. Trộm bức tranh nàng Mona Lisa
- Kiệt tác của Leonardo da Vinci vẽ nàng Mona Lisa, được biết đến với cái tên bức họa La Joconde
Vụ trộm bức họa nàng Mona Lisa khỏi bảo tàng Louvre vào năm 1911 được coi là một trong những vụ trộm tranh gây chấn động nhất thế giới. Một công dân gốc Italy làm việc tại bảo tàng có tên là Vincenzo Peruggia đã bí mật lấy bức tranh mà không bị ai phát hiện. Là bức chân dung nổi tiếng nhất của mọi thời đại nên tiếng tăm vụ trộm đã lan tỏa khắp thế giới. Trong 2 năm bị mất cắp, nhiều người tới xếp hàng tại Louvre chỉ nhằm thỏa mãn chí tò mò rằng tại sao bức tranh được canh gác cẩn thận như vậy lại biến mất một cách bí ẩn.
- Thủ phạm Vincenzo Peruggia
Năm 1913, sau một thời gian dài bị lưu lạc trên đất Mỹ và Italia, bức tranh nàng Mona Lisa đã được trả về đúng vị trí của nó tại Louvre. Còn thủ phạm Vincenzo Peruggia khi bị bắt biện minh rằng anh ta hoàn toàn không có ý định kiếm lời từ bức tranh. Vincenzo mong muốn bức họa nàng Mona Lisa phải được trả lại cho nhân dân Italia – quê hương của nàng. Mặc dù phạm tội nhưng cũng chính vì tinh thần yêu nước này mà Vincenzo chỉ bị ngồi tù có vài tháng.
3. Sọ người giả mạo
- Đây chỉ là hộp sọ của một con đười ươi.
Vụ việc xảy ra vào năm 1912 khi nhà sinh vật học người Anh Charles Dawson công bố phát hiện một sọ người cổ nhất thế giới với tuổi thọ 375.000 năm được tìm thấy tại thị trấn Sussex, thuộc thành phố Piltdown, Anh. Sự kiện này rất có ý nghĩa với nước Anh bởi trong nhiều năm ròng, “Người đàn ông Piltdown” luôn được sánh vai với người Neanderthal và Heidelberg – được cho là các chủng người gần gũi nhất với chúng ta trong quá trình tiến hóa, từng sinh sống tại miền Nam nước Pháp.
Tuy nhiên, vào năm 1953, sọ người Piltdown đã được mang ra nghiên cứu và đã cho thấy những kết quả bất ngờ, trái ngược hoàn toàn với những công bố của Charles Dawson. Bằng các phương pháp chuyên môn, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng chiếc hộp sọ không có tuổi thọ lâu đời như Dawson tuyên bố, chỉ khoảng vài trăm năm. Tồi tệ hơn, xương hàm hộp sọ Piltdown là của một con đười ươi 10 tuổi, răng được mài một cách nhân tạo và người ta còn quét lên hộp sọ một lớp hóa chất để trông có vẻ cổ đại.
Tháng 11/1953, nước Anh đã phải chính thức công nhận rằng “người đàn ông Piltdown” là một vụ lừa đảo. “Hộp sọ Piltdown” được coi là vụ lừa đảo khảo cổ lớn nhất thế giới. Hiện nghi vấn về việc ai đã dựng lên vụ lừa đảo này vẫn chưa có lời giải vì Dawson đã chết vào năm 1916. Cũng kể từ thời điểm đó, người ta coi cụm từ “Piltdown” mang nghĩa “lừa đảo”.
4. Diễn viên Hollywood giết người, cưỡng dâm
- Roscoe Arbuckle với biệt danh Fatty.
Ngày 3/9/1920, một vụ án mạng kinh hoàng đã xảy ra tại khách sạn St. Francis ở San Francisco. Trong một bữa tiệc lộn xộn, một diễn viên hài béo phì nhưng nổi tiếng của Hollywood đã lợi dụng sự ngây thơ của một nữ diễn viên trẻ, dụ dỗ và cưỡng dâm cô trên cầu thang. Khi chống cự, cô gái đã bị người đàn ông dùng chai bia đâm vào bụng khiến nạn nhân tử vong. Chủ mưu của vụ này chính là Roscoe Arbuckle với biệt danh Fatty (béo phì).
Roscoe Arbuckle có lẽ là diễn viên nam đầu tiên được trả lương 1 triệu USD – một khoản tiền khổng lồ trong ngành công nghiệp phim ảnh chưa mấy ồn ào vào thời điểm đó. Nhưng vụ giết người, cưỡng dâm đã làm tiêu tan sự nghiệp đang lên của Arbuckle. Người đàn ông này 3 lần phải ra hầu tòa, những bộ phim của Arbuckle bị cấm tại Anh và Mỹ trong khi Hollywood và thế giới không tha thứ cho hành động nhơ bẩn của Arbuckle. Năm 1933, Roscoe Arbuckle chết vì chứng nghiện rượu.
5. Cái chết bí ẩn của nữ diễn viên mang biệt danh “Thược dược đen”
- Diễn viên mới nổi Elizabeth Short.
Ngày 15/1/1947, thành phố Los Angeles cũng như toàn nước Mỹ chấn động khi nghe tin nữ diễn viên mới nổi Elizabeth Short bị sát hại dã man. Xác của cô được một phụ nữ phát hiện tại bãi đất bỏ hoang ở ngoại ô thành phố trong tư thế bị băm vằm. Khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân đã bị hãm hiếp, đánh đập.
- Khi được tìm thấy ở ngoại ô Los Angeles, thi thể của Elizabeth Short trong tư thế bị chặt làm đôi.
60 năm đã đi qua nhưng cái chết của Elizabeth Short vẫn là một trong những bí ẩn nhức nhối và ám ảnh nhất của thế kỷ XX. Năm 2006, bộ phim “Black Dahlia” tái hiện cái chết bi thảm của Elizabeth Short đã trở thành một trong những bộ phim ăn khách của năm.
6. Vụ trộm thế kỷ tại Boston
- Joseph “Specs” O’Keefe – một trong những kẻ đã tham gia vụ cướp thế kỷ Brinks.
Một trong những vụ phạm tội lớn nhất của thế kỷ 20 là sự ra đi êm thấm của 1.2 triệu USD tiền mặt và 1.5 triệu USD bằng séc tại thành phố Boston, bang Massachusetts vào ngày 17/1/1950.
Trớ trêu thay, sự việc trên lại xảy ra với chính công ty chuyên cung cấp các thiết bị và dịch vụ đảm bảo an ninh cho khách hàng – Brinks.
Vụ trộm được cho là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ vào thời điểm đó. Một băng nhóm gồm 14 tên đã đột nhập thành công trụ sở chính của Brinks tại Boston và mang đi khoản tiền khổng lồ không
để lại dấu vết. Suốt vài năm sau khi sự việc xảy ra, cảnh vẫn truy lùng những kẻ gây đứng sau vụ trộm thế kỷ nhưng đều bó tay.
Trong khi đó, giữa 11 tên trộm trong băng nhóm đã nảy sinh mối bất hòa. O’Keefe – khi đó cằn nhằn là mình được chia chác ít hơn các thành viên khác, đã quyết định khai toàn bộ sự thật với FBI. Nhờ đó, tới cuối năm 1957, cùng với một số tội danh khác, 11 tên trộm đã bị kết án tù chung thân. Riêng O’Keefe chỉ bị ngồi tù 4 năm do được hưởng chính sách khoan hồng nhờ khai báo.
7. Vụ giết người liên quan tới ngôi sao nổi tiếng Hollywood
- Cảnh sát đang khám nghiệm tử thi của Johnny Stompanato.
Lana Turner là một trong những ngôi sao sáng giá của Hollywood vào những năm 1980. Cuộc đời cô gắn liền với rất nhiều những cuộc tình tai tiếng. Turner lăng nhăng với rất nhiều người đàn ông và lên xe hoa tới 7 lần. Năm 36 tuổi, cô chia tay Lex Barker khi nghi ngờ ông ta đã có lời “gạ gẫm” với con gái riêng của cô. Sau đó Turner lao vào cuộc tình ồn ào và nhiều điều tiếng với Johnny Stompanato – bị nghi có liên quan tới vài vụ cướp.
Turner thường xuyên gặp gỡ Johnny Stompanato trong suốt mùa xuân năm 1957 ngay sau khi cô chia tay chồng cũ Lex Barker. Một thời gian sau khi Turner phát hiện ra Stompanato có các mối liên hệ với bọn xã hội đen cô đã cố gắng cắt đứt mọi quan hệ với anh ta. Tuy nhiên Stompanato không dễ dàng từ bỏ cuộc tình với người đẹp Hollywood. Anh ta và Turner tiếp tục câu chuyện tình họ song hành với các cuộc cãi vã, đánh lộn rồi hòa hợp. Cuối năm 1957, Stompanato theo Turner tới nước Anh khi Turner tham gia bộ phim “Another Time, Another Place” đóng chung với Sean Connery.
Lo ngại Turner sẽ có quan hệ với Connery, Stompanato vác súng lao vào trường quay gây sự với Connery nhưng rốt cuộc anh ta bị Connery choảng cho cú đấm vào quai hàm.
Vào lúc 9 giờ 20 tối ngày 4/4/1958, Turner và Stompanato bắt đầu một trận tranh cãi dữ dội tại nhà riêng của Tuner tại thành phố Beverly Hills với sự chứng kiến của Cheryl Crane – con gái của Tuner. Sợ hãi trước tính mạng của người mẹ đẻ bị đe dọa, cô gái 14 tuổi của Turner đã chộp lấy con dao làm bếp và đâm chết Stompanato. Tuy nhiên phiên tòa xét xử vụ án này đã kết luận hành động giết người của Cheryl Crane là một hành động tự vệ.
8. Thiên hạ đệ nhất cướp
- Nhóm cướp tàu hỏa Royal Mail bị giải tới nhà tù
Năm 1963, một nhóm tội phạm đã thực hiện một kế hoạch tội ác liều lĩnh nhất trong lịch sử nước Anh khi tiến hành vụ đánh cướp tàu chuyển tiền. Mục tiêu của chúng là chuyến tàu hỏa Royal Mail đi từ Glasgow tới London. Ngày 8/8, 15 tên trộm không mang theo vũ khí đã đột nhập chuyến tàu, lấy đi 120 chiếc túi đầy ắp tiền, tổng cộng lên tới 7 triệu USD. Toàn bộ hành động cướp bóc chỉ xảy ra êm thấm nhanh tới mức cảnh sát không kịp trở tay.
Mặc dù sau đó hầu hết 15 tên tội phạm đã bị kết án tổng cộng lên tới 300 năm tù giam nhưng cho tới tận vài năm gần đây, vụ trộm chuyến tàu hỏa Royal Mail vẫn được dư luận rất quan tâm vì một trong những kẻ chủ mưu trong vụ này – Ronnie Biggs, vẫn sống ngoài vòng pháp luật.
Biggs đã thay hình đổi dạng một cách tinh vi và chỉ trong một thời gian ngắn và chạy trốn sang Brazil. Tên này đã ăn chơi, tiêu xài ở đó cho tới khi ra đầu thú vào năm 2001 ở tuổi 71 và bị kết án 28 năm tù giam.
9. Vụ thảm sát 9 y tá tại Chicago
- 8 y tá là nạn nhân của Richard Speck: (từ trái qua phải) Valentina Paison, Pamela Wilkening, Patricia Matusek, Suzanne Farris (hàng trên), Mary Ann Jordan, Merlita Garguilo, Gloria Davy, Nina Schmale
Cơn ác mộng xảy ra vào đêm ngày 14/7/1966 tại một khu nhà tập thể của các nữ y tá làm việc tại bệnh viện Cộng đồng thuộc thành phố Chicago. Một kẻ lạ mặt mang theo súng và dao mổ lợn đã đột nhập vào phòng ngủ của các cô gái. Hắn hãm hiếp, giết chết 8 người và chuẩn bị tiếp tục gây án thì người thứ 9 may mắn trốn thoát. Cô gái duy nhất còn sống sót đã miêu tả chính xác nhân dạng của kẻ sát nhân đầy thú tính
- Richard Speck
Cảnh sát Chicago kết luận kẻ giết người máu lạnh này là Richard Speck, sinh ra tại Dallas, bang Texas. Với hình xăm “Sinh ra là để nổi cơn tam bành” trên cánh tay, tên này đã nhiều lần phạm tội và chạy trốn tới bang Chicago. Nạn nhân của hắn chủ yếu là những người tốt bụng, luôn hy sinh bản thân để giúp đỡ người khác mà 9 y tá là một ví dụ tiêu biểu.
Sau một lần tự sát nhưng không thành, Speck đã bị bắt và tuyên án tử hình năm 1967. Tuy nhiên, năm 1972, Tòa án tối cao Mỹ bỏ án tử hình và Speck bị kết án tù 100 năm. Năm 1991, Richard Speck chết do bệnh tim sau khi thụ án được 19 năm. Do không có người thân tới nhận xác để chôn cất, thi thể của hắn đã bị hỏa táng.
10. Diễn viên Mỹ mang thai 8 tháng rưỡi bị giết hại dã man
- Nữ diễn viên xinh đẹp Sharon Tate.
Cái chết của Sharon Tate được coi là một trong những vụ án thương tâm nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ. Tồi tệ hơn, bi kịch lại xảy ra với một gia đình nổi tiếng với vợ là diễn viên xinh đẹp Sharon Tate và chồng là đạo diễn điện ảnh tài năng Roman Polanski.
Ngày 9/8/1969, trong khi Polanski không có nhà, một băng nhóm gồm 4 người đã xông vào nhà của vợ chồng đạo diễn, đâm chết Sharon Tate, đang mang thai tám tháng rưỡi, cùng 4 người bạn khác của cô và con trai của một người làm vườn. Khi cảnh sát tới hiện trường, thi thể bị băm vằm của các nạn nhân nằm la liệt dưới sàn nhà, máu loang lổ khắp nơi.
- Charles Manson
Những kẻ thực hiện vụ án mạng kinh hoàng này là một băng nhóm giết người do Charles Manson cầm đầu. Chúng tìm đến ngôi nhà và định giết người chủ cũ Terry Melcher nhưng do ông này đã chuyển đi nơi khác nên 4 tên đã giết tất cả những người có mặt trong nhà. Sau đó, vào ngày 10/8/1969, Manson tiếp tục gây thêm một vụ án mạng nữa khi giết giám đốc của một siêu thị là Leno LaBianca và vợ ông.
Sau 5 tháng truy lùng, cảnh sát đã tóm gọn Charles Manson và đồng bọn. Năm 1971, phiên tòa của Manson kết thúc với án tử hình nhưng sau đó chuyển thành án chung thân do Mỹ bãi bỏ mức án tử hình.
Với 17 lần giết người rồi ăn thịt đồng loại, tên tội phạm bệnh hoạn Jeffrey Dahmer đã khiến người ta có thêm bằng chứng về một giả thuyết về tục ăn thịt người được tin là chỉ tồn tại trong xã hội cổ đại.
16. Kẻ bệnh hoạn ăn thịt người
Hầu hết nạn nhân của Jeffrey Dahmer đều rất nghèo, chủ yếu là người Mỹ gốc Phi, châu Á hoặc Latin trong khi Dahmer là người da trắng. Ít nhất 17 lần, Dahmer đã dụ dỗ họ – những chàng trai hoặc cậu bé vị thành niên, để về nhà cùng hắn.
Trong khoảng thời gian từ 1978-1991, Dahmer đã giết tất cả 17 người. Tuy nhiên giai đoạn cao trào là mùa hè năm 1991, Dahmer giết xấp xỉ 1 mỗi người một tuần. Tất cả các nạn nhân, sau khi đánh đập cho tới chết, hắn đều chặt thành từng khúc, ăn thịt và vứt những phần xác không sử dụng được vào các thùng lớn.
Hành động bệnh hoạn của Dahmer có thể sẽ không được phát hiện nếu không có sự khai báo kịp thời của Tracy Edwards. Ngày 22/7/1991, Dahmer đã dụ dỗ Tracy về nhà. Theo lời khai của người suýt trở thành nạn nhân này, Dahmer đã cố gắng còng tay Tracy. May mắn, Tracy trốn thoát và hộc tốc chạy tới đồn cảnh sát gần nhất với chiếc còng số 8 vẫn còn lủng lẳng ở một bên tay.
Khi cảnh sát lục soát nhà của Dahmer tại thành phố Milwaukee (bang Wisconsin, Mỹ), họ tìm thấy nhiều sọ người và các bộ phận cơ thể để trong tủ lạnh và các bồn nhựa.
Dahmer bị kết án tổng cộng 937 năm tù giam do nước Mỹ đã xoá bỏ án tử hình. Cũng kể từ khi đó, tên họ của Dahmer gắn liền với từ “ác qủi”. Ngày 28/11/1994, Jeffrey Dahmer bị giết trong một trận đánh lộn giữa các phạm nhân.
17. Phiên toà thế ký O. J. Simpson
Orenthal James Simpson nổi tiếng với biệt danh O. J. Simpson, thậm chí chỉ bằng hai chữ cái viết tắt O.J, người ta cũng đã nhớ tới anh. Simpson từng là một trong những ngôi sao bóng bầu dục nổi tiếng nhất nước Mỹ với hàng loạt thành tích lừng lẫy trong các giải đấu chuyên nghiệp. Sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu, Simpson trở thành cái tên được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật thứ 7 với vai trò là nam diễn viên ăn khách của điện ảnh Hollywood.
Tuy nhiên, nhắc tới O.J, người dân Mỹ nhớ ngay tới “phiên toà thế kỷ” xét xử cựu cầu thủ bóng bầu dục bị buộc tội giết vợ cũ là Nicole Brown và người tình Ron Goldman tại nhà riêng của Nicole năm 1994.
Toà án hình sự xét xử O.J.Simpson mở ngày 24/1/1995 được
coi là phiên toà giữ kỷ lục thế giới về số người xem đông nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong suốt khoảng thời gian gần 9 tháng, các phiên xử án luôn được truyền hình trực tiếp trên truyền hình với khoảng 1/2 dân số Mỹ không ngừng hướng mắt lên màn hình. Ngày 3/10/1995, tòa hình sự Mỹ tuyên trắng án cho O.J.Simpson. Cuối cùng vụ án Nicole kết thúc mà không có bất kỳ bị cáo nào phải ngồi tù.
Năm 1997, toà án dân sự đã tìm ra bằng chứng cho thấy Simpson có trách nhiệm trong cái chết của Nicole cùng bạn trai cô và yêu cầu anh ta trả 33.5 triệu USD tiền bồi thường. Tuy nhiên, luật pháp California nơi Simpson sinh sống bảo vệ những người về hưu không phải đóng khoản tiền này.
Năm 2006, Simpson tiếp tục bị tiếng xấu khi viết cuốn sách mang tựa đề “If I dit it” (tạm dịch: “Nếu tôi làm việc này”) nhưng nhà xuất bản đã hủy kế hoạch tung ra cuốn sách gây tranh cãi ngay trước khi thời điểm phát hành được ấn định. Được biết, cuốn sách miêu tả Simpson sẽ làm gì nếu đúng là anh ta giết người vợ cũ Nicole và người tình – đã gây nên sự phẫn nộ trong dư luận.
18. Giám đốc bỏ trốn, ngân hàng lâu đời nhất nước Anh sụp đổ
Barings là ngân hàng đầu tư lâu đời nhất, danh tiếng và rất có uy tín tại Anh, được thành lập năm 1762. Barings có uy tín tới nỗi Nữ hoàng Anh Elizabeth cũng là một trong những khách hàng truyền thống của ngân hàng này.
Tuy nhiên, một biến cố lớn đã xảy ra với Barings khi Nick Lesson, Giám đốc chi nhánh Barings tại Singapore bỏ trốn vào năm 1995. Lesson đã dùng 1.4 tỉ USD vốn của ngân hàng đáng nhẽ được sử dụng cho các dự án trong tương lai vào đầu cơ mua cổ phiếu bất động sản tại Thị trường chứng khoán Tokyo.
Có ai ngờ, trận động đất kinh hoàng tại thành phố Kobe, Nhật Bản cùng năm đó đã khiến Lesson thua hết số tiền 1.4 tỉ USD chơi chứng khoán – tương đương với khoản lợi nhuận Barings tích luỹ hàng năm. Khi Lesson bỏ trốn và sự việc bị tiết lộ, toàn bộ khách hàng của Barings đã đổ xô tới rút tiền, dẫn tới việc ngân hàng phải tuyên bố phá sản vào ngày 26/2/1995. Đây được coi là sự kiện không chỉ chấn động hệ thống ngân hàng Anh mà còn được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới lấy đó làm bài học kinh nghiệm.
Sau khi phá sản, công ty tài chính ING của Đức đã mua lại Barings với giá 1 bảng Anh. Còn Lesson đã bị dẫn độ tới Singapore, nơi anh ta phải ngồi tù 6 rưỡi vì tội gian lận. Lesson hiện là quản lý một đội bóng tại Scotland.
19. “Sát thủ bom thư”
Ted Kaczynski nổi tiếng với biệt danh “sát thủ bom thư”. Hắn từng giết 3 người và làm thương 22 người bằng những lá thư được bí mật gài bom, tuy nhiên đó chưa phải là tất cả tội danh của tên sát nhân này.
Ted luôn ấp ủ những âm mưu lớn hơn mà mục tiêu của hắn là những chuyến bay với hàng trăm hành khách. Ted từng bí mật mang một quả bom lên chiếc máy bay 444 của hãng hàng không American Airlines hành trình từ Chicago tới Washington D.C. Nó đã phát nổ nhưng chỉ gây ra một vụ cháy nhỏ. Ngày 15/11/1979, chiếc máy bay dân dụng Boeing 747 có thể đã rơi từ bầu trời nếu phi công không phát hiện kịp thời có khói và hạ cánh khẩn cấp. Rất may, vụ việc này không gây thiệt hại về người.
Trong suốt khoảng thời gian từ 1979 cho tới 1995, Ted Kaczynski đã thực hiện hàng loạt các vụ bom thư và âm mưu đánh bom khác. Hắn từng là mục tiêu săn lùng đắt đỏ nhất của FBI. Ngày 3/4/1996, Ted bị bắt tại bang Montana và sau đó bị kết án tù chung thân.
20. Ai giết hoa hậu nhí JonBenet Ramsey?
Ngày 26/12/1996, toàn nước Mỹ bàng hoàng khi nghe tin bé JonBenet Ramsey – từng chiến thắng trong hàng loạt cuộc thi hoa hậu dành cho trẻ em tại Mỹ, bị giết bằng cách bóp cổ. Xác của em được tìm thấy dưới tầng hầm của ngôi nhà nơi gia đình Ramsey trú ngụ tại Boulder, bang Colorado.
Đây là một trong những vụ giết người bí ẩn nhất trong lịch sử nước Mỹ một phần là bởi trong suốt 10 năm cảnh sát không thể tìm ra thủ phạm. Cũng trong khoảng thời gian đó, vụ án mạng có lúc trở nên rối rắm khi giới điều tra nghi ngờ ngay chính cha mẹ của nạn nhân và cả anh trai của hoa hậu nhí JonBenet Ramsey nằm 100 kẻ tình nghi.
Suốt 10 từ 1996 cho tới 2006, cái chết bí ẩn của JonBenet
John Mark Karr.
Ramsey là chủ đề được đưa ra thảo luận trong hàng trăm bài báo và cuốn sách. Cha mẹ của JonBenet từng hứa thưởng 100.000 USD cho ai cung cấp thông tin về thủ phạm giết con mình.
Tháng 8/2006, vụ án mạng hoa hậu nhí JonBenet cuối cùng đã có lời giải khi một công dân Mỹ John Mark Karr thừa nhận đã giết em sau khi bị bắt ở Thái Lan. Karr khai đã sơ ý giết cô bé – người mà hắn thú nhận đã đem lòng yêu mến.
21. Vụ ám sát nhà thiết kế thời trang danh tiếng Versace
Một biến cố lớn nhất trong làng thời trang thế giới năm 1997 là sự ra đi của Giannai Versace – người được coi là nhà thiết kế thông minh nhất của thế kỷ 20.
Vào một buổi sáng mùa hè tháng 7/1997, khi đang trên đường đi bộ về nhà trên đường Ocean Drive như thường lệ, Versace đã bị một tay súng sát hại ngay bên ngoài biệt thự hướng ra biển tuyệt đẹp ở bãi biển Miami, Florida. Thủ phạm là tên sát nhân không ghê tay mới chỉ 27 tuổi, Andrew Cunanan.
Versace là nạn nhân cuối cùng trong sê-ri giết người hàng loạt của Andrew Cunanan. Chỉ trong một chuyến hành trình xuyên quốc gia kéo dài 3 tháng vào năm 1997, hắn đã giết tổng cộng 5 mạng người trong đó có 2 bồ cũ tại bang Minnesota và một người đàn ông giàu có từng bị Cunanan cướp mất chiếc xe Lexus. Sau vụ án mạng Versace, Cunanan có tên trong danh sách 10 tên tội phạm bỏ trốn bị truy lùng gắt gao nhất của FBI.
Ngày 23/7, 8 ngày sau vụ án mạng Versace, Cunanan đã tự sát trên phòng ngủ của một nhà thuyền ở Miami vì không muốn rơi vào còng số 8 của cảnh sát. Khẩu súng mà Cunanan dùng để kết liễu đời mình cũng chính là chiếc hắn đã dùng để sát hại nhà thiết kế thời trang Versace.
22. “Tình yêu cấm đoán” của Mary Kay Letourneau
Nước Mỹ không thiếu những xì-căng-đan thầy hoặc cô giáo có quan hệ yêu đương với học trò vị thành niên. Tuy nhiên, “Tình yêu cấm đoán của Mary Kay Letourneau” được coi là vụ án tai tiếng nhất trong lịch sử giáo dục Mỹ.
Mary Kay Letourneau lần đầu tiên gặp cậu học sinh Vili Fualaau khi cậu mới chỉ học lớp 2. Với ý nghĩ đã tìm được người đàn ông trong mơ của đời mình nhưng đó chỉ là một cậu bé, Mary nuôi hy vọng cho tới năm Vili học lớp 6.
Mary bắt đầu tán tỉnh học sinh khi Vili 12 tuổi và quan hệ ái tình với cậu 1 năm sau đó – mùa hè năm 1996. Sự việc đã bị chồng của Mary phát hiện nhờ những bức thư tình bí mật mà cô giáo và học sinh đã gửi cho nhau. Ngày 26/2/1997, Mary bị bắt và kết án 7 năm tù giam vì hành vi giao cấu với trẻ em.
Bốn tháng sau khi vào tù, Mary sinh đứa con thứ 3 mà cha của đứa trẻ chính là cậu học trò Vili. Năm 1998, do cải tạo tốt và cam kết không gặp lại Vili, Mary đã được ra tù. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi được tự do, cảnh sát đã bắt được Mary lại ngựa quen đường cũ.
Vụ án “Tình yêu cấm đoán của Mary Kay Letourneau” đã không dừng lại ở đây khi Mary tiếp tục có mang với Vili đứa con thứ 2. Vài giờ sau khi sinh con vào ngày 16/10/1998, Vili tiếp lục lĩnh thêm 7 năm tù giam. Được thả tự do vào tháng 8/2004 nhờ lệnh ân xá, Mary đã nhanh chóng kết hôn với một anh chàng trai trẻ mới 21 tuổi.
23. Cuộc thảm sát tại trường trung học Columbine
13 người thiệt mạng, 24 người bị thương là kết quả vụ thảm sát tại trường trung học Columbine, quận Colorado vào năm 1999. Đây được coi là vụ giết người kinh hoàng nhất từng xảy ra tại một trường học với số người thương vong cao cao thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ.
Sự việc xảy ra vào ngày 20/4 khi 2 học sinh của trường là Eric Harris và Dylan Klebold tự trang bị các loại vũ khí như súng, bom tự tạo, tấn công trường học. Chúng đột nhập, bao vây trường trung học Columbine và xả súng vào bất cứ ai chúng gặp.
Vụ thảm sát đã cướp đi sinh mạng của 12 học sinh, 1 giáo viên và làm thương 24 người khác. Harris, 18 tuổi và Klebold, 17 tuổi được cho là đã tự sát sau vụ thảm sát. Không ai rõ động cơ của cuộc thảm sát là gì nhưng theo các nhà phân tích tâm lý, sự xa lánh và thiếu quan tâm của bạn bè nhà trường đã khiến Harris và Klebold cảm thấy như bị bỏ rơi, mắc chứng trầm uất, dẫn tới các hành động điên loạn không thể kiếm soát.
24. Mẹ dìm chết 5 con trong bồn tắm
Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 20/7/2001, Rusty Yates nhận được cuộc điện thoại từ vợ, Andrea, người mà anh vừa mới gặp trước lúc đi làm hơn 1 giờ đồng hồ trước.
Đầu dây bên kia quát lớn: “Hãy về nhà đi!”. Bực mình, Rusty hỏi lại: “Có chuyện gì thế?”. Andrea nói: “Đã đến lúc rồi. Tôi đã thực hiện”.
Không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng lo lắng vì bệnh tâm thần của vợ, Rusty cố gặng hỏi và nhận được lời đáp từ Andrea: “Bọn trẻ”. Rusty hỏi tiếp: “Đứa nào?” – “Tất cả”, Andrea trả lời.
Nghe xong, Rusty – một kỹ sư của NASA, ngay lập tức bỏ dở công việc tại Trung tâm Vũ trụ Johnson. Sau 15 phút, anh có mặt tại nhà riêng ở Houston, bang Texas nơi cảnh sát và xe cứu thương đã xếp hàng trước cổng. Tuy nhiên, Rusty không được phép vào và chỉ cố gắng rướn cổ nhìn qua hàng rào xem có chuyện gì xảy ra. Chờ đợi…
Rusty Yates không thể tin vào tai mình khi được cảnh sát thông báo toàn bộ 5 đứa con của anh, trong đó có một bé gái sơ sinh, đã bị dìm chết trong bồn tắm. Khi thi thể của 5 đứa trẻ được đưa ra khỏi xe cứu thương, Rusty chỉ kịp nhìn thấy chúng mắt mở trắng dã và đôi môi thâm tím.
Cái chết của 5 đứa trẻ mà thủ phạm chính là bà mẹ Andrea, là kết quả của sự trả thù cho cuộc sống vợ chồng trống rỗng với Rusty. Andrea đã mắc bệnh tâm thần và có hành động điên dại. Năm 2002, Andrea bị kết án tù chung thân. Tuy nhiên, vào tháng 7/2006, tòa án bang Texas cho rằng Andrea không có tội do bị thần kinh và sau đó chuyển cô ta tới trung tâm ý tế tại hạt Vermon để điều trị.
25. Kẻ trộm Tiếng thét và Madonna
Ngày 22/8/2005, một vụ trộm tranh táo tợn lại xảy ra tại bảo tàng Munch ở Oslo (Na-uy) khi 2 kiệt tác lừng danh “The Scream” (Tiếng thét) và “Madonna” của danh họa nổi tiếng Edvard Munch bị đánh cắp.
Giữa ban ngày ban mặt, hai tên trộm bịt mặt đã đột nhập vào bảo tàng Munch, dùng súng khống chế các nhân viên an ninh và lấy đi 2 bức họa trị giá hàng trăm triệu USD. Bọn trộm ngang nhiên đem tranh qua đường và phóng đi trên một chiếc ô tô đã đợi sẵn. Trước đó, bức “Tiếng thét” cũng từng 1 lần bị ăn trộm ngay trước Đại hội thể thao Olympics mùa đông năm 1994 nhưng sau đó được tìm thấy.
Trong quá trình điều tra, giới truyền thông Na-uy còn lo ngại rằng bọn cướp đã phá hủy, thậm chí là đốt những kiệt tác nghệ thuật đó để phi tang. Tuy nhiên, ngày 1/9/2006, giám đốc bảo tàng Munch Ingebjorg Ydstie tuyên bố, cả 2 bức họa đã được tìm thấy. Kỳ diệu thay, chúng vẫn còn nguyên như hiện trạng ban đầu.
Thám tử VDT Sưu tầm