Văn phòng luật sư Dragon – Tố tụng hình sự Việt Nam khác với nhiều quốc gia khác khi nó được chia thành các giai đoạn rành mạch là khởi tố, điều tra- truy tố và xét xử. Giai đoạn tố tụng hình sự là : “Các phần độc lập, liên quan lẫn nhau của quá trình tố tụng hình sự, phân biệt với nhau bằng các quyết định tố tụng, có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau, cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau và những người tham gia tố tụng tương ứng, có thủ tục, trình tự thực hiện các hành vi tố tụng khác nhau và đặc tính của quan hệ tố tụng khác nhau” . Tuy khác như vậy nhưng nó vẫn đảm bảo một trong những mục đích cuối cùng của tố tụng hình sự là phát hiện, xử lý người phạm tội. Đặc biệt, nó không nằm ngoài nguyên lý chung của tố tụng có từ thời La- mã cổ đại là: Không có người tố cáo thì không có quan tòa. Tức là quá trình tố tụng hình sự chỉ được khởi động khi có sự buộc tội. Người buộc tội ở đây không phải là tư nhân mà được giao cho cơ quan nhà nước chuyên trách đảm nhiệm việc buộc tội là Viện kiểm sát. Điều 23 Bộ luật TTHS Việt Nam hiện hành đã khẳng định điều này như một nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam khi xác định: Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước tòa án. Nhưng Viện kiểm sát ở Việt Nam không chỉ có thực hành quyền công tố mà nó còn có một nhiệm vụ không kém phần nặng nề và quan trọng là: kiểm sát hoạt động tư pháp bao gồm cơ quan điều tra, tòa án và kiểm sát chính bản thân mình bởi lẽ Viện kiểm sát là một cơ quan tư pháp và cũng thực hiện một khâu cực kỳ quan trọng của tố tụng hình sự là công tố (buộc tội).
Tuy nhiên, trong các quy định của luật thực định và thực tế áp dụng nó trong tố tụng hình sự Việt Nam chưa hẳn đã như vậy. Lý giải sự khác biệt này để đi đến đánh giá sự hợp lý hay không hợp lý của mối quan hệ công tố, điều tra, xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam cần thiết phải làm rõ về mặt lý luận mối quan hệ của nó. Không thể so sánh cảm tính cách thức tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng của các nước khác mà đã có thể khẳng định ngay sự bất hợp lý của tố tụng hình sự Việt Nam. Nếu mặc định câu nói “cái gì hợp lý thì tồn tại và cái gì tồn tại thì hợp lý” của F. Heghen là đúng thì rõ ràng vai trò, vị trí, tổ chức, hoạt động, mối quan hệ của Viện kiểm sát với 2 cơ quan tư pháp hình sự còn lại cho đến thời điểm này vẫn có sự hợp lý nhất định.
Tuy nhiên, thực tiến chứng minh ưu điểm nếu kéo dài sẽ thành khuyết điểm. Chính vì vậy tổ chức thực hiện quyền công tố vẫn giữ nguyên như hiện nay với lý do nó hợp lý trong khi đang có sự thay đổi nhanh chóng của các yếu tố làm nền tảng cho nó như tổ chức quyền lực nhà nước đang chuyển biến dần theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, khi các giá trị về nhân quyền nói chung và quyền con người trong tố tụng hình sự đang được đặc biệt quan tâm, khi ý thức pháp luật được nâng cao …. thì sự hợp lý đó không thể làm chúng ta yên tâm . Chính vì vậy, nghị quyết 49 Bộ chính trị đã có sự thận trọng rất cần thiết khi chỉ đạo:
Từ hôm qua đến nay, hội thảo đã được nghe nhiều tham luận trong đó có đề cập hoặc cụ thể, hoặc khái quát về một thứ quyền quan trọng nằm trong khối quyền lực nhà nước gọi là quyền công tố. Trong tham luận này chúng tôi cũng muốn được trình bày khái niệm về nó với mục đích là thể hiện quan điểm cá nhân và nều được thì có thể góp phần làm giàu thêm khái niệm này cho khoa học luật tố tụng hình sự của chúng ta
1. Khái niệm quyền công tố
Kể từ khi xuất hiện nhà nước và thứ quyền lực nhà nước hiện diện trong xã hội, nhà nước luôn có cách thức như là một phản xạ tự nhiên là tự vệ để duy trì sự tồn tại của mình và đảm bảo trật tự xã hội đó là xử lý những người có hành vi chống lại nhà nước lấy mục đích trấn áp kẻ vi phạm pháp luật bằng bạo lực với lý do họ vi phạm pháp luật gây phương hại trước hết đến sự tồn vong của một chế độ nào đó. Như một lẽ tự nhiên muốn xử lý ai đó bắt buộc phải có sự buộc tội. Khi pháp luật, luận lý, đạo đức, dân luật, hình luật còn đang trong trạng thái hỗn mang chưa rành mạch thì việc buộc tội một người nào đó do tư nhân và nhà nước đảm nhiệm với thủ tục tố tụng không rườm rà và phức tạp. Thậm chí Luật La mã còn cho phép cá nhân có quyền tự xử lý hành vi vi phạm pháp luật bằng sức mạnh bạo lực (Bộ Degest, quyển 43, mục 16, trích đoạn 1, điều 27) . Việc buộc tội và xét xử nhiều khi không rõ ràng thể hiện ở việc ông vua chuyên chế, hay các quan chấp chính thời La mã vừa làm ra luật, vừa buộc tội vừa xét xử.
Khi nhà nước đã dần trở nên văn minh hơn, tính xã hội của nhà nước bộc lộ rõ; việc hình, việc hộ đã được minh định, nhà nước đã dành cho mình quyền đại diện nhân danh xã hội buộc tội, đưa một người nào đó ra tòa để xét xử với lý do họ đã vi phạm luật hình sự. Và việc buộc tội này do một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm. Từ chỗ chỉ là một công việc của tư nhân tiến tới là công việc nhà nước cho thấy quá trình phát triển của sự buộc tội từ chỗ là một quyền tự nhiên trở thành một quyền lực nhà nước thông qua khế ước xã hội hoặc sản phẩm đấu tranh giai cấp đều đúng. Điều này cũng thể hiện sự phát triển của
Tuy nhiên, đưa một người nào đó ra tòa án để xét xử theo hình luật không phải do nhà nước độc quyền. Tuy nhiên, quyền buộc tội của cá nhân hoàn toàn không bị quyền công tố của nhà nước chiếm hữu toàn bộ. Cho đến ngày nay tố tụng hình sự một số nước trong đó có Việt Nam vẫn cho phép tư nhân thực hiện quyền này gọi là quyền tư tố. Hay nói cách khác là Ở Việt nam có quy định trong Bộ luật TTHS về trường hợp vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bên bị hại và bên bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. Nhưng việc có đưa người bị buộc tội ra trước tòa hay không và thực hiện các công đoạn của quá trình buộc tội vẫn do cơ quan công tố đóng vai trò chính.
Như vậy, quyền công tố trước hết là một bộ phận của quyền lực nhà nước mà có lúc, có nơi nó hòa nhập và quyền lập pháp, hành pháp tư pháp cũng có khi nó nằm hẳn trong hành pháp hoặc nằm hẳn trong tư pháp. Tuy nhiên, đó chỉ là việc cách thức tổ chức thực hiện quyền cố phù hợp hay không phù hợp thôi chứ dứt khoát không làm mất đi sự tồn tại của nó.
Không thể trình bày được mối quan hệ giữa cơ quan công tố ở Việt Nam với các cơ quan THTT khác nếu không mặc định được một khái niệm về quyền công tố.
Từ trước đến nay, quan niệm khác nhau về quyền công tố trong khoa học luật TTHS rất phong phú và có thể nói là “trăm hoa đua nở”. Có người cho rằng công tố là một quyền thuộc về xã hội và được xử hành nhân danh xã hội, bắt nguồn từ sự vi phạm và nhằm mục đích buộc kẻ phạm tội chịu sự trừng phạt do tòa án đại diện cho xã hội tuyên phán theo luật . Những người này tách bạch quyền công tố và xử hành quyền công tố khi cho rằng quyền công tố buộc tội ai đó không có nguồn gốc từ nhà nước mà có nguồn gốc từ xã hội hay thuộc về xã hội. Nhà nước chỉ là chủ thể nhân danh xã hội để hành xử quyền công tố. Chính vì vậy khi có sự kiện phạm tội xảy ra, nhà nước phải có nhiệm vụ đưa kẻ phạm tội ra trước tòa chứ không có quyền thỏa thuận với người phạm tội về việc có buộc tội hay không buộc tội.
Các nhà khoa học Viện KHKS, Viện KSND Tối cao của Việt Nam đưa ra một định nghĩa tương đối dài và đương nhiên là khá cụ thể về quyền công tố có thể tóm tắt là: quyền công tố là quyền thuộc về nhà nước do cơ quan nhà nước thực hiện thể hiện ở việc phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bằng các hoạt động cụ thể như thu thập chứng cứ buộc tội, truy tố bị can và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa . Tuy nhiên, theo chúng tôi “truy cứu trách nhiệm hình sự” là gì là khai snieemj cần giải thích thì chưa thấy đề cập ở đây
Có quan điểm cho rằng sự buộc tội trong tố tụng hình sự là hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm xác định trách nhiệm hình sự trên cớ sở chứng cứ xác định tịa thời điểm đó . Như vậy, theo quan điểm này, sự buộc tội không chỉ do VKS, cơ quan điều tra mà tòa án cũng có chức năng buộc tội hay nói cách khác tòa án cũng có chức năng buộc tội và đương nhiên trong tố tụng hình sự các chức năng buộc tội và xét xử chưa có ranh giới rành mạch.
TSKH. GS Lê Văn Cảm trên cơ sở phân tích luật thực định khẳng định quyền công tố hiểu theo nghĩa rộng bao gồm điều tra tội phạm, truy tố , buộc tội trước tòa và cả quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp cũng nằm trong quyền công tố .
Chúng tôi nhất trí với các quan điểm trên về khái niệm quyền công tố ở chỗ công tố ở các khía cạnh sau:
– Công tố dứt khoát chỉ là sự buộc tội nhân danh nhà nước (hay thuộc về xã hội nhưng giao cho nhà nước thực hiện như quan điểm của các luật gia Sài Gòn trước 1975)
– Thực hanh quyền công tố bao gồm các hoạt động (hành vi): khởi tố, điều tra, truy tố và bảo vệ sự buộc tội trước tòa.
Nội dung của quyền công tố đó chính là sự buộc tội. Sự buộc tội khác với kết tội. Buộc tội việc bên công tố cho là bị cho rằng đã phạm một tội quy định trong BLHS. Còn kết tội là trên cơ sở lý lẽ, chứng cứ của bên buộc tội và chứng cứ, lý lẽ của bên gỡ tội tòa án đã khẳng định chắc chắn: Một người đã phạm một tội quy định trong BLHS. Như vậy, buộc tội của bên công tố là một trong những cơ sở để tòa án kết tội.
Buộc tội còn được phân biệt với kết tội ở dấu hiệu địa vị pháp lý của người bị buộc tội hay bị kết tội. Một người bị buộc tội chưa bị coi là có tội. Họ mới chỉ bị cơ quan nhà nước có chức năng công tố cho rằng đã phạm một tội nào đó quy định trong BLHS. Người bị kết tội là người đã bị tòa án khẳng định có tội bằng bản án tuyên họ có tội đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, có thể thấy người bị kết tội là khái niệm rộng hơn và bao quát cả khái niệm người bị buộc tội. Người bị kết tội trước hết họ phải bị buộc tội bởi cơ quan công tố và bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Phân tích hai khái niệm này cũng là cách để phân biệt chức năng của hai cơ quan công tố và xét xử và một lần nữa khẳng định việc đưa một ngươi nào đó ra để xét xử và khẳng định họ có tội chỉ được thực hiện khi và chỉ khi có sự buộc tội của cơ quan nhân danh nhà nước và xét xử bởi cơ quan nhân danh công lý và xã hội (không chỉ dừng lại ở nhân danh nhà nước). Trong nhà nước pháp quyền khi việc thực hiện quyền lực nhà nước được phân chia, khi tố tụng tranh tụng với sự phân công rành mạch giữa ba chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử được minh định thì quyền công tố thuộc về cơ quan công tố chứ dứt khoát cơ quan xét xử không có chức năng này.
2. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố với cơ quan điều tra và xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam
Dưới góc độ khoa học thì đi tìm khái niệm chung về quyền công tố từ các quốc gia khác nhau hay nói cách khác là tìm tính phổ biến và khẳng định nó chỉ có duy nhất tính phổ biến là công việc cần thiết. Nhưng việc tổ chức, thực hiện quyền công tố đó lại là công việc riêng đặc thù của mỗi quốc gia. Các quốc gia tổ chức thực hiện quyền công tố không giống nhau. Có nơi quyền công tố nằm trong cơ quan hành pháp (Mỹ, Ba lan, Nhật bản) có nơi đặt cạnh cơ quan tư pháp (Tây ban Nha, Pháp, Italya ). Nhưng dù đặt ở đâu đều phải toát lên đặc tính của quyền công tố là sự buộc tội và phải phân chia rành mạch với chức năng xét xử.
Cơ quan công tố tại Việt Nam đã trải qua các mô hình tổ chức nói trên. Thiết chế công tố viện được người Pháp mang đến Việt nam trước 1945 và tồn tại ở miền Bắc đến năm 1958, ở Miền Nam trước 1975, cơ quan công tố nằm trong tòa án. Có lúc nó nằm trong Chính phủ (1958 – 1959) và mô hình VKS như hiện nay.
Như chúng tôi đã trình bày, ở Việt Nam người ta cũng khẳng định công tố là buộc tội và có buộc tôi mới có xét xử. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức, thực hiện quyền công tố chưa toát lên điều đó. Đây chứng là nét không giống với nhiều quốc gia khác. Điều làm nên sự khác biệt này tho chúng tôi là do các lý do sau:
– Quan niệm về nguồn gốc, tổ chức thực hiện quyền lực nhà
nước. Hiến pháp hiện hành Việt Nam long trọng khẳng định: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại diện là quốc hội. Việc thực hiện quyền lực nhà nước không theo thuyết tam quyền phân lập mà thống nhất ở Quốc hội và có sự phối hợp và phân công giữa ba cơ quan Quốc hội, Chính phủ và Tòa án.
– Từ cách thức tổ chức quyền lực nhà nước như vậy hệ quả
logic là tố tụng hình sự Việt Nam là tố tụng xét hỏi chứ không phải là kiểu tố tụng tranh tụng ngoài việc phân chia tố tụng thành các giai đoạn rõ ràng còn có sự không rành mạch trong việc phân chia các chức năng tố tụng là buộc tội, gỡ tội và xét xử.
– Nhiệm vụ của tố tụng hình sự Việt Nam cực kỳ nặng nề. Không thiên về mục đích kiểm soát tội phạm (lấy sự kiểm soát, trấn áp tội phạm là quan trọng nhất theo phương châm bắt nhầm hơn bỏ sót) và cũng không có mục đích của tố tụng công bằng (bỏ sót hơn bắt nhầm) . Nhiệm vụ của tố tụng hình sự Việt Nam là không những không bỏ lọt tội phạm mà còn phải không làm oan người vô tội (Điều 2 Bộ luật TTHS).
Những lý do trên đã tác động đến và làm nên sự khác biệt trong mối quan hệ giữa cơ quan công tố và cơ quan điều tra, xét xử trong tố tụng hình sự Việt nam. Đó là cả ba cơ quan điều tra, viện liểm sát, tòa án đều thực hiện hoạt động công tố ở các mức độ khác nhau, cơ quan công tố có thêm nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tư pháp và tính phối hợp giữa ba cơ quan tố tụng chiếm ưu thế tuyệt đối hơn tính chế ước. Biểu hiện của mối quan hệ đó chúng tôi sẽ trình bày dưới đây:
2.1 Thực hành công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra – Ai chỉ đạo ai?
Theo tinh thần của điều 24 Bộ luật TTHS thì Viện kiểm sát đóng vai trò quyết định trong việc thực hành quyền công tố. Nhưng việc thực hiện các hoạt động (hành vi) công tố trong giai đoạn điều tra như khởi tố, thu thập chứng cứ, khởi tố bị can, thực hiện việc áp dụng biện pháp ngăn chặn chủ do cơ quan điều tra đảm nhiệm. Viện kiểm sát chỉ có hoạt động phê chuẩn các quyết định cơ quan điều tra mà không trực tiếp làm. Đương nhiên, hoạt động điều tra rất cần có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm là các cơ quan điều tra.
Nhìn về hình thức thì rõ ràng không có vấn đề gì bởi logic của sự việc là nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì cơ quan điều tra không được làm nếu đã làm thì kết quả sẽ bị vô hiệu. Nhưng trên thực tế, các quy định của luật tạo ra sự bị động cho Viện kiểm sát xuất phát ở chỗ rất nhiều hoạt động điều tra được tiến hành không có hoặc có trước sự chỉ đạo của Viện kiểm sát. Nói cách khác là Viện kiểm sát ra quyết định chủ yếu phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra. “Tiền trảm hậu tấu” đó hoạt động thường thấy của cơ quan điều tra và bị đặt vào thế “việc đã rồi” là tình thế mà Viện kiểm sát rất dễ bị đặt vào đó. Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì ảnh hưởng đến nhiệm vụ không bỏ lọt tội phạm ngược lại đặt bút phê chuẩn thì nhiều khi không yên tâm bởi vì công tố viên chỉ nắm được nội vụ qua báo thông báo và hồ sơ do cơ quan điều tra lập. Có những bất cập như vậy nhưng cơ quan điều tra vẫn làm đúng pháp luật bởi pháp luật cho họ quyền được làm công việc đó.
Khẳng định và làm rõ mối quan hệ của Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo hướng trên không chỉ nâng cao hiệu quả của hoạt động công tố tại giai đoạn điều tra mà còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm nếu xảy ra oan sai. Về lý thuyết viện kiểm sát giữ vai trò quyết định trong việc buộc tội ai đó tại giai đoạn điều tra thì cũng là cơ quan phải đứng ra chịu trách nhiệm chính nếu xảy ra oan sai chứ không phải cơ quan điều tra bởi mọi quyết định, hoạt động điều tra đều phải có sự phê chuẩn thậm chí kiểm sát của cơ quan viện kiểm sát. Nhưng trên thực tế như trên đã phân tích viện kiểm sát không được chủ động trong việc buộc tội mà buộc họ phải chịu trách nhiệm thì rõ ràng không ổn.
Vấn đề ở đây là pháp luật cần cụ thể hóa, thực chất hóa vai trò, chức năng quyết định, chỉ đạo hoạt động điều tra của Viện kiểm sát với tư cách là cơ quan nhân danh nhà nước thực hiện quyền buộc tội trước cơ quan xét xử. Bởi vì tại tòa án, chỉ có viện kiểm sát chịu trách nhiệm buộc tội, bảo vệ sự buộc tội và chịu trách nhiệm về sự buộc tội đó chứ tại tòa không hề có sự hiện diện của cơ quan điều tra.
2.2 Thực hiện quyền công tố tại giai đoạn xét xử – “Tòa làm giúp Viện”
Quan hệ giữa viện kiểm sát với tư cách là bên buộc tội chính với tòa án là cơ quan xét xử ở Việt Nam theo tôi là tương đối đối rõ ràng rồi. Tuy nhiên không phải không có vấn đề cần giải quyết. Vấn đê đó nằm ở sự phối hợp giữa hai cơ quan này.
Các cơ quan nhà nước đều phải có sự phối hợp với nhau nhằm thực hiện công việc của nhà nước ngay cả những nơi được coi là có mô hình kinh điển trong việc áp dụng học thuyết phân quyền. Không có sự phối hợp không làm được việc. Quan hệ giữa viện kiểm sát và tòa án trong tố tụng hình sự Việt Nam cũng rất cần có sự phối hợp. Tuy nhiên thế nào là phối hợp, phối hợp chỗ nào và cái gì ? Phối hợp không phải là làm giúp nhau, “làm hộ nhau” giữa các cơ quan nhà nước mà mỗi cơ quan làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình cũng có thể coi là đã phối hợp. Viện kiểm sát làm tốt việc truy tố sẽ tạo điều kiện cho iệc xét xử của tòa án chính xác, đúng pháp luật; tòa án xét xử đúng pháp luật và đảm bảo công lý cũng sẽ làm bớt đi gánh nặng cho viện kiểm sát khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát hoạt động xét xử.
Trong luật tố tụng hình sự Việt nam và thực tiễn áp dụng nó cho thấy nhận thức và thể hiện sự phối hợp giữa Viện kiểm sát và tòa án vẫn chưa đúng. Thể hiện ở các quy định sau đây:
Cho phép tòa án cụ thể là hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự nếu trong quá trình xét xử phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội mới cần điều tra (điều 104 Bộ luật TTHS). Theo GS. TSKH Đào Trí Úc thì khởi tố là một trong những nội dung của thực hành quyền công tố và nhiệm vụ này được giao cho viện kiểm sát hoặc cơ quan điều tra nằm trong mọt quy định được coi là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Chính vì vậy, quy định cho phép tòa án khởi tố vuán hình sự là vi phạm nguyên tắc của tố tụng hình sự, đồng thời tạo ra sự “lấn sân” rất rõ ràng giữa cơ quan xét xử và cơ quan buộc tội. Bỏ quy định này đồng nghĩa với việc trả tòa án về đúng vị trí của nó với tư cách là cơ quan xét xử chứ không phải là cơ quan buộc tội là quan điểm của chúng tôi.
Việc tòa án làm thay chức năng buộc tội của Viện kiểm sát còn thể hiện tại điều 195 Bộ luật TTHS khi quy định này cho phép trong một số trường hợp tòa án vẫn xét xử khi không có sự buộc tội. Điều 195 Bộ luật TTHS Việt Nam quy định: Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi nếu Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án. Chúng tôi xin phân tích sự bất hợp lý của quy định trên:
Bản chất của xét xử ngay cả xét xử vụ án hình sự đi chăng nữa đều là việc toà án như một trọng tài đứng ra phân xử và phán quyết khi tồn tại sự cáo buộc của bên này với bên kia. Chức năng xét xử của toà án chỉ có hai mục đích là nhân danh công lý và nhà nước kết luận một người phạm tội hay không phạm tội. Tuyên bố một người phạm tội nào đó phải dựa trên sự buộc tội và tất nhiên cần xét xử. Ngược lại không có sự buộc tội thì sự tuyên bố của toà án sẽ không có ý nghĩa bởi không ai buộc tội bị cáo thì đương nhiên họ không có tội và không cần thiết phải xét xử. Đối với trường hợp sau khi xét hỏi Viện kiểm sát rút toàn bộ truy tố thì đương nhiên phiên toà không có luận tội của Viện kiểm sát và hệ quả logic là sẽ không có tranh luận giữa viện kiểm sát và bị cáo, người bào chữa, ngưòi bị hại…mà toà án vẫn ra bản án thì bản án đó có thể coi là trái pháp luật.
Mặt khác, nếu viện kiểm sát rút truy tố mà toà án vẫn xét xử và kết tội, toà án sẽ làm thay chức năng buộc tội của Viện kiểm sát dẫn đến tình trạng toà vừa buộc tội, vừa xét xử và tạo ra một hệ thống 3 cơ quan buộc tội hết sức hùng mạnh (Điều tra, Kiểm sát, Toà án) ảnh hưởng đến tính khách quan, độc lập xét xử của toà án, xâm phạm đến quyền lợi của người bị buộc tội.
Tòa án làm thay chức năng buộc tội của kiểm sát còn thể hiện trong quy định cho phép tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Theo quy định tại điều 179 Bộ luật TTHS, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu thẩm phán thấy việc điều tra của cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa đầy đủ, có vi phạm tố tụng thì tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Có vẻ như luật đã tạo ra một cơ chế cho phép tạo điều kiện hết sức thuận lợi, không thể thuận lơi hơn để bên buộc tội sửa sai và buộc tội cho đến khi nào buộc tội được thì thôi. Quy định này cũng biến toà án thành cơ quan buộc tội t Trong đó, nếu toà án thấy việc buộc tội của cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa chặt chẽ và vi phạm thủ tục tố tụng (chưa chứng minh được lỗi của bị can) thì toà án yêu cầu hai cơ quan kia buộc tội lại trong khi trách nhiệm buộc tội là của bên công tố. Theo chúng tôi. Trường hợp này, nếu thấy việc viện kiểm sát chứng minh lỗi của bị can chưa đầy đủ thì với tư cách là cơ quan xét xử toà án có quyền tuyên bố bị cáo không phạm tội chứ không được, “giúp”hoặc “hợp sức” cùng hai cơ quan kia buộc tội đến cùng bị cáo kể cả cho phép bên buộc tội hợp pháp hoá những vi phạm trước đó.
2.3 Về quan hệ giữa Viện kiểm sát với cơ quan điều tra, xét xử trong việc kiểm soát hoạt động tư pháp
Việc phối hợp và phân công trong thực hiện quyền lực nhà nước không ró ràng khiến quan niệm về cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp ở Việt nam dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm chiếm ưu thế trong khoa học và được ưu tiên khi thi nó được thể hiện trong luật thực định đó là quan điểm tư pháp theo nghĩa rộng. Hoạt động tư pháp không chỉ là hoạt động xét xử của tòa án mà bao gồm cả hoạt động điều tra, truy tố, thi hành án và cả hoạt động bổ trợ tư pháp hay hành chính tư pháp . Kéo theo đó cơ quan tư pháp của chúng ta không chỉ là tòa án mà còn cơ quan điều tra, viện kiểm sát, và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp.
Chức năbg kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát Việt Nam trong tố tụng hình sự được giới hạn bao gồm kiểm sát các hoạt động tố tụng của cơ quan THTT, người tham gia tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra- truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nội dung của kiểm sát tư pháp trong giai đoạn điều tra được liệt kê đầy đủ nhưng không cụ thể trong điều 113 Bộ luật TTHS như: kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra; kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra…. Trong giai đoạn xét xử thể hiện rõ nhất trong việc phát hiện sai lầm, vi phạm pháp luật của hội đồng xét xử để kháng nghị.
Theo chúng tôi, chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp không có sự phân định ró ràng. Nói cách khác chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bị hòa tan trong chức năng công tố. Hậu quả và mục đích của việc phát hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra là gioải quyết câu chuyện có tiếp tục buộc tội và đủ để buộc tội hay không. Hậu quả và mục đích của việc kháng nghị bản án sơ yêu cầu tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm thẩm khi phát hiện xét xử sơ thẩm sai lầm hoặc vi phạm pháp luật trong rất nhiều trường hợp cũng là tiếp tục sự buộc tội của viện kiểm sát.
Mặt khác, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm cho rằng: Không cần thiết nói “kiểm sát hoạt động xét xử, vì cách nói đó dễ gây hiểu lầm về việc đảm bảo tính độc lập xét xử của tòa án như một yêu cầu, nguyên tắc quan trọng và phổ biến của nhà nước pháp quyền” .
Quan điểm bỏ chức năng hoặc nói cách khác là “không gọi là kiểm sát tư pháp” cũng phù hợp chỉ đạo của Bộ Chính trị trong nghị quyết 49 là nghiên cứu chuyển VKSND thành Viện Công tố. Chuyển dần chức năng giám sát các hoạt động tư pháp hình sự cho chính hệ thống cơ quan tư pháp, cho tư nhân và cho xã hội./.
Công ty luật Dragon