Quyền im lặng của bị can và thủ tục thuê luật sư bào chữa

Văn phòng luật sư Dragon đã nhận được yêu cầu tư vấn pháp luật của anh/chị, với nội dung sau:

1. “Luật sư cho biết về quyền im lặng của bị can khi bị bắt tạm giữ, tạm giam. Sử dụng quyền im lặng như thế nào là đúng luật.”

2. “Khi tôi tìm đến văn phòng luật sư, tôi cần phải thực hiện những thủ tục gì để thuê luật sư bào chữa cho người thân của tôi. Tôi cần đặt vấn đề gì đối với luật sư để bảo vệ quyền lợi cho người thân của tôi.”

Phúc đáp yêu cầu của Quý Khách hàng, văn phòng luật sư Dragon có quan điểm như sau:

Với câu hỏi thứ nhất: Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghe nhiều đến quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như: quyền trình bày lời khai, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu…nhưng quyền im lặng thì lại không đề cập đến. Vậy vấn đề đặt ra là khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai thì người bị bắt, bị tạm giữ có quyền được im lặng hay không.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào chính thức quy định về quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, họ quy định quyền im lặng là quyền không khai báo khi không có sự tư vấn, chứng kiến của luật sư. Theo đó, khái niệm im lặng không có nghĩa là không nói bất cứ điều gì mà im lặng là chưa khai khi chưa có sự hiện diện của luật sư.

 Điểm d khoản 2 Điều 60 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Bị can có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.”

Việc quy định quyền không đưa ra lời khai chống lại chính mình có thể được hiểu là người bị buộc tội có quyền không khai những điều chứa đựng thông tin bất lợi cho bản thân mình. Quy định này có thể hiểu tương đương với quyền im lặng.

Để đảm bảo rằng quyền im lặng có thể được sử dụng và có hiệu quả trên thực tế, pháp luật TTHS quy định ba biện pháp đảm bảo pháp lý, đó là:

Thứ nhất: quyền được thông báo quyền của người bị buộc tội nhằm đảm bảo người bị buộc tội biết và hiểu rõ quyền của mình, bao gồm quyền im lặng và từ đó có thể quyết định đưa ra sự lựa chọn sử dụng quyền im lặng hay không;

Thứ hai: Ghi âm, ghi hình trong khi thẩm vấn. Khoản 6 Điều 183 Bộ luật TTHS 2015 quy định mọi cuộc hỏi cung diễn ra trong cơ sở tạm giữ hoặc tại trụ sở của Cơ quan điều tra đều phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc ghi âm, ghi hình này không chỉ nhằm bảo vệ quyền của bị can, mà còn bảo vệ phía cơ quan điều tra trước các khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp có bất kỳ sự cáo buộc nào về việc vi phạm quyền im lặng, quyền được thông báo quyền hoặc sự sử dụng nhục hình trong hoạt động lấy lời khai, thẩm phán có thể dựa vào các tệp hình ảnh, âm thanh này để đánh giá tính hợp pháp của lời khai;

Thứ ba: tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của lời khai. Theo quy định mới, mọi chứng cứ, bao gồm lời khai, nếu không được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định đều không được xem là chứng cứ.

“Quyền im lặng” là một thuật ngữ mới trong pháp luật hình sự, do vậy, không phải ai cũng hiểu đúng, đủ về quyền này. Do đó, khi một người nào đó bị bắt tạm giữ, tạm giam hoặc đang trong diện tình nghi của cơ quan công an thì gia đình và người thân cần liên hệ với văn phòng luật sư Dragon để được tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người đó trong từng trường hợp cụ thể.

Với câu hỏi thứ hai:

Khi nhờ luật sư bào chữa cho bản thân hoặc người thân của mình, trước tiên anh/chị cần trình bày cho luật sư nắm được chi tiết toàn bộ sự việc có liên quan đến người được bào chữa để luật sư có những định hướng cụ thể cho gia đình anh/chị trong quá trình tư vấn.

Việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa văn phòng luật sư với khách hàng do thỏa thuận và cùng thực hiện ký kết.

Về phí thù lao luật sư sẽ được cụ thể hóa trong hợp đồng thuê luật sư, cũng như trình tự thủ tục và các cách thức thực hiện công việc mà luật sư sẽ đảm nhận, trong quá trình ban giám đốc Công ty luật sẽ quyết định cử luật sư cộng sự để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Anh/chị cần cung cấp bản sao chứng minh nhân dân, bản sao sổ hộ khẩu của người yêu cầu mời người bào chữa/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án hình sự; Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người yêu cầu mời người bào chữa/bảo vệ với người được bào chữa (bị can/bị cáo)/đương sự (bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…) trong vụ án hình sự và ký đơn mời luật sư/Giấy ủy quyền để luật sư tham gia tố tụng.

Nếu là bị can/bị cáo: anh/chị cần yêu cầu luật sư đánh giá quyết định khởi tố/truy tố của cơ quan tiến hành tố tụng đối với hành vi khách quan của bị can/bị cáo đã đúng theo quy định của pháp luật chưa. Luật sư sẽ thực hiện những công việc gì để phục vụ cho việc bào chữa.

Nếu là bị hại trong vụ án dân sự: anh/chị cần yêu cầu luật sư tư vấn về trách nhiệm hình sự của bị can/bị cáo trong vụ án; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị can/bị cáo đối với bị hại. Bị hại cần cung cấp những tài liệu, giấy tờ gì để quyền lợi của bị hại được đảm bảo tối đa theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra: Khách hàng cần cung cấp về nguồn chứng cứ, nhân chứng, vật chứng, những loại giấy tờ văn bản, hình ảnh, file ghi âm vv để phục vụ cho Luật sư tác nghiệp cũng như sử dụng nguồn chứng cứ một cách hiệu quả để đảm bảo quyền lợi cho Bị can/ Bị Hại trong vụ án.

>>> Tham khảo thêm: Chi phí thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự là bao nhiêu?

Trên đây là một số ý kiến pháp lý của Công ty Luật Dragon về những nội dung mà anh/chị đã đề nghị luật sư tư vấn. Để biết thêm thông tin chi tiết anh/chị có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

Tên tổ chức: CÔNG TY LUẬT TNHH DRAGON

Đại diện: Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 1900.599.979                        Hotline: 0983 019 109.

Trụ sở chính: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Chi nhánh: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Trân trọng!

luat su bao chuathuê luật sư giỏi hình sựvan phong luat su Dragon
Comments (0)
Add Comment