Van phong luat su Dragon tp hcm – Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng cho biết, Bộ sẽ xây dựng quy chế quy định rõ trách nhiệm từ Bộ trưởng, Thứ trưởng đến các nhà thầu, đơn vị thi công công trình, tránh tình trạng ‘bình chân như vại’ hiện nay.
Ngày 17/2, tại Hội nghị Thanh tra Giao thông vận tải, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định, thanh tra là tai mắt của Đảng của các cấp lãnh đạo, là bạn của cán bộ, công nhân viên. Vì vậy, cán bộ công nhân cùng thanh tra phối hợp phòng chống tham nhũng thì sẽ phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm ở các đơn vị.
Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Một số lực lượng thanh tra ở địa phương vẫn còn ngại va chạm. Lực lượng thanh tra cứ mạnh dạn làm, không sợ gì cả, chúng ta làm vì dân vì nước nên không có gì phải lo sợ. Tôi sẽ cùng chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra”.
Cũng theo Bộ trưởng Thăng, lực lương thanh tra ngành phải xử lý ngay khi mới phát hiện thấy có “vấn đề”, đừng để khi cán bộ sắp bị bắt rồi mới thanh tra.
“Chất lượng nhiều công trình còn có vấn đề, tiến độ còn chậm, tai nạn giao thông vẫn phức tạp, tuy nhiên chưa thấy ai chịu trách nhiệm, nhất là những người đứng đầu các đơn vị để xảy ra sai phạm hay chậm trễ. Chất lượng công trình kém như vậy nhưng không thấy có ai chịu trách nhiệm cả, vẫn bình chân như vại…”, người đứng đầu ngành giao thông thẳng thắn đề cập.
Và ông cho hay, Bộ sẽ xây dựng quy chế quy định rõ trách nhiệm từ Bộ trưởng, Thứ trưởng đến các nhà thầu, đơn vị thi công… Hoàn thiện quy chế này là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, thể hiện sự công khai, minh bạch. Đồng thời, thanh tra ngành giao thông cần phải chủ động thanh tra đột xuất, thanh tra những vấn đề dư luận quan tâm, những vấn đề báo chí nêu.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, muốn làm tốt công tác thanh tra kiểm tra, phòng chống tham nhũng cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng, nhiều lực lượng, trong đó có cả người dân.
“Tôi đang đi công tác, có người dân nhắn tin báo một xe khách nhét đến 80 người. Tôi phải gọi cho công an nơi đó ngay”, ông Thăng nêu ví dụ.
Ngày 27/10/2011, tại buổi thảo luận về báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ, đại biểu Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, hiện nay tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông quá nghiêm trọng và tương đương với tiêu chí cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Theo bà Nga, nguyên nhân cơ bản và quyết định nhất chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giao thông. Bằng chứng là 3 khóa Quốc hội gần đây có trên 150.000 người chết vì tai nạn giao thông, nhưng hầu như chưa có lãnh đạo nào bị kỷ luật vì để xảy ra tai nạn và chưa miễn nhiệm một bộ trưởng nào vì lý do này.
Đoàn Loan(VNE)
Công ty luật Dragon