Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới ở Nghị định 100/2019.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã tạo được hiệu ứng tốt, lan tỏa đến đông đảo người dân, doanh nghiệp vận tải.
Với quyết định sáng suốt cũng như cần phải có chế tài xử phạt rõ nét trong khi tham gia giao thông, tình trạng vi phạm nồng độ cồn, lỗi tốc độ, và thực trạng xảy ra làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông, liên tiếp các vụ án đáng tiếc xảy ra. Nghị định 100/2019 ra đời đánh vào nhận thức của người dân đã giảm thiểu rõ nét, cũng như chấp hành tốt về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, Nghị định bổ sung với một số điểm mới cơ bản so với Nghị định 46 trước đó.
Sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm được phát hiện thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định chủ phương tiện có trách nhiệm hợp tác với lực lượng chức năng khi phương tiện có liên quan đến hành vi vi phạm, nếu không hợp tác, không chứng minh hoặc giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện.
Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt tiền bằng 2 lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép.
Đồng thời, bổ sung quy định về việc sử dụng thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm (tại khoản 11 Điều 80 Nghị định).
Cơ quan đăng kiểm đưa vào cảnh báo phương tiện có vi phạm trên chương trình quản lý kiểm định
Khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, cơ quan kiểm định thực hiện việc kiểm định theo quy định và cấp giấy chứng nhận kiểm định có thời hạn hiệu lực là 15 ngày (khoản 12 Điều 80 Nghị định).
Người đi xe đạp, xe thô sơ có nồng độ cồn cũng bị xử phạt
Nghị định 100/2019 đã điều chỉnh mức phạt theo hướng tăng nặng đối với một số hành vi, nhóm hành vi đặc biệt là các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; những hành vi liên quan đến nguyên nhân gây tai nạn giao thông tăng nặng mức xử phạt đối với các nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông (như vi phạm quy định về nồng độ cồn, chất ma túy, đi không đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc…).
Tăng mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Cụ thể, đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, mức xử phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.
Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.
Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ phạm lỗi tương tự phạt tiền từ 400-600 ngàn đồng.
Bổ sung quy định cụ thể về việc không cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Cá nhân, tổ chức trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, bao gồm cả trường hợp giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng nhưng chưa hết thời hạn áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng.
Khoản 5 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Theo ban soạn thảo, Nghị định 100/2019 để phù hợp với Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia 2019. Trong đó nghiêm cấm hoàn toàn lái xe khi đã uống rượu, bia. Trong khi Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 46/2016 chưa có quy định cấm và xử phạt đối với người điều khiển xe máy có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở và chưa có quy định cấm người đi xe đạp có nồng độ cồn.
Có thể nói Nghị định 100 được Thủ tướng ký ban hành đã nâng cao được nhận thức, ý thức của toàn dân cũng như việc chấp hành tốt về nghị định này..
Văn hóa uống rượu đối với các lái xe cũng được người dân chấp hành, vì tiền phạt cao, giữ hoặc tước giấy phép lái xe đã tác động rất lớn tới đời sống người dân thay đổi nếp nghĩ, Năm 2020 bằng minh chứng cho thấy giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam.
Với Nghị định này, các cơ quan chức năng cần phối hợp đồng bộ, tiếp tục phát huy vai trò sứ mệnh thực hiện tuân thủ đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo trật tự kỷ cương, tuân thủ các quy định pháp luật. Đảm bảo quyền và lợi ích cho nhân dân và cho xã hội.
Công ty luật Dragon
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long
Điện thoại: 098 301 9109
Luật sư chuyên tư vấn pháp luật giao thông đường bộ, tư vấn tham gia bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân tổ chức, liên quan đến luật giao thông đường bộ.
Xem toàn văn của Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại đây
Trân trọng!