Thủ tục cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài

Văn phòng luật Dragon Hải Phòng – Thủ tục cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài, cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam


1.1. Cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam

Hồ sơ xin thành lập Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam) được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tư pháp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do (Điều 20 Nghị định 87/2003/NĐ-CP ngày 22/7/2003 về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam).
* Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam muốn thay đổi nội dung Giấy phép thành lập phải nộp hồ sơ tới Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp có văn bản chấp thuận việc thay đổi nội dung Giấy phép; trong trường hợp từ chối, phải nêu rõ lý do bằng văn bản (Mục 5.3 Thông tư số 06/2003/TT-BTP ngày 29/10/2003 hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP).

1.2. Cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài

Luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào đều phải có hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép cho luật sư nước ngoài; trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải thông báo lý do bằng văn bản (Điều 45 Nghị định 87/2003/NĐ-CP)
* Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam
Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam và có bằng đại học luật của Việt Nam, thì được Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam gồm những giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam;
b) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam;
c) Bản sao Giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trong trường hợp từ chối, thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản (Mục 11.1 Thông tư 06/2003/TT-BTP).
* Lập Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam
Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam được lập chi nhánh ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có trụ sở chính của Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam.
Hồ sơ xin phép lập chi nhánh được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét hồ sơ và quyết định cho phép hoặc từ chối việc lập chi nhánh.
Trong trường hợp từ chối việc lập chi nhánh, Bộ Tư pháp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do (Điều 24 Nghị định 87/2003/NĐ-CP).
* Hợp nhất Công ty luật nước ngoài
Hai hoặc nhiều Công ty luật nước ngoài có thể thoả thuận hợp nhất thành một Công ty luật nước ngoài.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin hợp nhất và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp ra quyết định chấp thuận việc hợp nhất dưới hình thức cấp Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài; trong trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản (Điều 25 Nghị định 87/2003/NĐ-CP)
* Chuyển đổi Chi nhánh thành Công ty luật nước ngoài
Tổ chức luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép đặt Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP muốn chuyển đổi Chi nhánh thành Công ty luật nước ngoài, thì phải có hồ sơ xin chuyển đổi gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp chấp thuận việc chuyển đổi dưới hình thức cấp Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài; trong trường hợp từ chối, thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản (Mục 15.1 Thông tư số 06/2003/TT-BTP).

Theo LDLSVN

Công ty luật Dragon – Dragon Lawfirm

công ty luậtGiấy phép hành nghềLuật sưluật sư nước ngoàithanh lap cong tythu tuc cap phep
Comments (0)
Add Comment