Pháp luật Việt Nam đã có những quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử còn có những bất cập, đặc biệt là việc thi hành bản án có liên quan đến quyền lợi của con.
Việc giao con cho ai nuôi chưa được nhìn nhận một cách toàn diện
Trên thực tế, trong các vụ việc ly hôn, người mẹ thường giành được quyền trực tiếp nuôi con với quan niệm mẹ thường là người quan tâm, chăm sóc, gần gũi với con hơn người cha. Điều đó nhiều khi đã trở thành một “tập quán” định hình trong việc giao con cho ai nuôi: tòa án thường nghiêng về phía người mẹ. Khi có tranh chấp về quyền nuôi con, một số thẩm phán đã động lòng trước sự khóc lóc, van nài của người mẹ mà không tin hiểu thực tế rằng người cha có điều kiện và thực hiện việc nuôi dưỡng con tốt hơn người mẹ. Chính ảnh hưởng của quan niệm người mẹ có khả năng chăm sóc con tốt hơn đã dẫn đến quyết định sai lầm của tòa án.
Một số thẩm phán đã áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, nhầm lẫn giữa việc chăm sóc con tốt nhất với khả năng kinh tế và nghề nghiệp của cha mẹ. Quyền lợi của người con cũng không được đảm bảo bởi vì nếu có khả năng kinh tế, có nghề nghiệp ổn định nhưng không có đạo đức tốt, lối sống tốt thì sự phát triển về nhân cách của người con sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn còn nhiều hạn chế
Khi giải quyết cho ly hôn, tòa án phải giải quyết các vấn đề về tình cảm, tài sản và con cái theo các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Việc cấp dưỡng sau khi ly hôn trên thực tế đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Thực tiễn cho thấy, khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn nhiều khi là “nợ khó đòi” đối với cả cơ quan thi hành án và phía bên kia. Cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà tòa án đã tuyên thi cũng chưa đáp ứng được “nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng”.
Ví dụ” Anh Minh và chị Tú được TAND quận ở thành phố Hà Nội xử cho ly hôn, bản án tòa tuyên chị Tú được nuôi con; cháu Hiền lúc đó 4 tuổi và buộc anh Minh cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 300.000 đồn từ tháng 4/2001 đến khi cháu Hiền tròn 18 tuổi.
Như vậy, quy định của tòa án về mức cấp dưỡng là căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án. Tòa án cần giải thích cho các đương sự hiểu về việc họ có quyền yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con nếu có căn cứ để phù hợp hơn với thực tế.
Đó là chưa kể những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng không có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chueyern trả cho người được cấp dưỡng. Có nhiều trường hợp cũng phải đến “năm lần bẩy lượt” gặp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thuyết phục vận động, nhờ thủ trường cơ quan can thiệp theo như Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì mới “đòi” được tiền cấp dưỡng. Hầu như rất ít các cơ quan tổ chức thực hiện khoản 3 điều 20 nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Họ từ chối phối hợp với cơ quan tư pháp và né tránh việc khấu trừ lương theo như quy định vì ngại va chạm, cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của họ. Hơn nữa, nếu thời điểm vợ chồng ly hôn mà con còn nhỏ tuổi, điều này đồng nghĩa với việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng kéo dài có khi hơn chục năm, với hàng loạt những biến đổi của thị trường giá cả. Do vậy, mỗi lần người trực tiếp nuôi con muốn thay đổi mức cấp dưỡng lại phải làm đơn yêu cầu tòa án công nhạn thay đổi mức cấp dưỡng. Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2012, muốn thay đổi mức cấp dưỡng thì người yêu cầu phải có chứng có để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Chính thủ tục này đã làm cho công tác THA về cấp dưỡng càng mất nhiều thời gian, công sức hơn.
Do các quy định về cấp dưỡng còn chung chung, chưa cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn nên nhiều trường hợp các bên đã tự thỏa thuận một mức cấp dưỡng quá thấp, không đảm bảo được quyền lợi cho trẻ. Trong trường hợp mức cấp dưỡng là do tòa án quyết định thì tòa án căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp ly hôn mà phán quyết mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì chữ tùy vào “khả năng thực tế” của người có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi trường hợp ly hôn mỗi nơi một kiểu.
Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, tại điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận; nếu khong thỏa thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của tòa án”. Nhưng luật chưa quy định một căn cứ chung nào để các tòa án dựa vào đó xác định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Do đó, trên thực tế việc quyết định thời điểm này nhiều khi xuất phát từ ý chí chủ quan của các tòa án, gây ra tình trạng không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật ở các địa phương. Có tòa cho rằng nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh từ khi bản án có hiệu lực, có tòa lại cho rằng nghĩa vụ đó phát sinh từ khi người không trực tiếp nuôi con không thực hiện việc đóng góp nuôi con khi hôn nhân còn tồn tại. Vì vậy, quyền lợi của trẻ nhiều khi cũng không được đảm bảo một cách đầy đủ, chính xác.
Sau khi ly hôn, đa số các bậc làm cha, làm mẹ đều tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con mình. Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn còn không ít những trường hợp cha, mẹ cố tình chây ỳ, không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quyết định trong bản án của tòa, buộc cơ quan thi hành án phải vào cuộc. Coq quan thi hành án đã làm hết trách nhiệm của mình nhưng kết quả vẫn chỉ là những món nợ khó đòi. Hơn nữa, cơ quan thi hành án hiện nay đang còn thiếu lực lượng, phương tiện, kinh phí… hoặc cán bộ thi hành án thiếu năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cũng gây ra những khó khăn nhất định trong công tác thi hành án cấp dưỡng nuôi con.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của con khi giải quyết ly hôn.
Hoàn thiện các quy định pháp luật về cấp dưỡng
Trước hết, cần quy định cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc kể cả trong trường hợp bên trực tiếp nuôi con từ chối. Quyền được cấp dưỡng là quyền lợ của con người nên trực tiếp nuôi dưỡng không có quyền từ chối vì như vậy là đi ngược lại lợi ích của con. Nghĩa vụ cấp dưỡng vừa là nghĩa vụ nhưng cũng vừa là quyền của người cấp dưỡng.
Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nên có văn bản hướng dẫn cụ thể trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con đã không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của con của mình từ trước khi ly hôn mặc dù người đó có điều kiện, thi nghĩa vụ cấp dưỡng của người đó được xác định từ lúc người đó không đóng góp để nuôi con mà không phải là từ lúc vợ chồng phải ly hôn, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Bởi theo định nghĩa tại khoản 24 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người không sống chung với mình”. Như vậy, từ khi không trực tiếp chăm sóc con và không đóng góp để nuôi con thì nghĩa vụ cấp dưỡng của họ phải thực hiện mà không phải chờ đến lúc ly hôn.
Về cơ chế xử lý những trường hợp vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng. Trên thực tế vấn đề vi phạm về nghĩa vụ cấp dưỡng rất phổ biến, mặc dù đã có chế tài xử lý nhưng do chưa đủ nghiêm khắc và vấn đề xử lý hành vi vi phạm trên thực tế vẫn còn chưa kiên quyết. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 nghị quyết số 87/2001/NĐ-CP: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật”.
Còn điều 152 bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà con vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Chế tài trên của pháp luật còn quá nhẹ đối với hành vị vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Do đó, vậy pháp luật cần có chế tafic cụ thể, nghiêm khắc hơn, cũng như kiên quyết xử lý đối với những người có hành vị vi phạm vấn đề này.
Đối với hoạt động xét xử của tòa án các cấp
Cán bộ tòa án cần nhận thức đúng tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình trong việc giải quyết ly hôn, trong đó bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong quá trình giải quyết, cán bộ tòa án phải có tinh thân trách nhiệm cao, đặc biệt phải tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của Công ước về quyền trẻ em và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
Đối với các bên
Khi cha mẹ ly hôn cần ý thức được rằng con cái mình sẽ là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Do đó, cha mẹ cần có một thái độ đúng mực đối với con, phải biết bỏ qua những ích kỉ cá nhân để bảo vệ quyền, lợi ích của con. Hơn nữa, bên cạnh việc bổ sung, sửa đội các quy định của pháp luật, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho người dân về quyền và nghĩa vụ của họ đối với con khi ly hôn, để người cha, người mẹ tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.
Đồng thời cũng cần phải nâng cao ý thức, thái độ của những người thân trong gia đình như ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em để tòa án giải quyết được nhanh hơn; khi lấy lời khai của những người thân trong gia đình thì họ cần phải khai báo đúng, đủ và chính xác, không được vì tình riêng mà khai báo sai sự thật hoặc giả tạo.
Ngoài ra, để thực hiện nghĩa vụ đã được nêu trong bản án, quyết định thì cưỡng chế là giải pháp cuối cùng, nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác của người có nghĩa vụ. Ý thức còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp các biện pháp cưỡng chế cũng không thể đạt được mục đích của việc thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy,công tác giáo dục ý thức pháp luật, lối sống có trách nhiệm không phải chờ đến khi ra tòa xét xử mới thực hiện mà cần thực hiện ngay đối với mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ. Để thực hiện được việc này, pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng cần được tuyên truyền, phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn, đặc biệt ở những nơi mà trình độ dân trí còn thấp. Nên có những chương trình phát thanh, truyền hình, sách báo có nội dung pháp luật dễ hiểu, cụ thể, đưa ra các trường hợp thực tế để từ đó tạo được sự quan tâm của mọi người. Qua đó, sự hiểu biết sẽ tăng lên và cũng đồng nghĩa với việc ý thức được nâng cao.
Trong việc nuôi con mà bố mẹ không thể tự đàm phán trên tình thần tự nguyện tuân thủ theo bản án có hiệu lực, việc tự nguyện của mỗi bên đó là trách nhiệm chung, đảm bảo quyền và lợi ích cho con khi chưa đủ tuổi trưởng thành đó là vấn đề cần được bố hoặc mẹ coi trọng. Không những đảm bảo về giá trị pháp luật đó cũng là trách nhiệm chung trong việc giáo dục dạy dỗ cho các con. Đủ về vật chất cũng như tinh thần, khi các con còn bé đó là sự thiệt thòi mà nguyên nhân xuất phát từ phía cha mẹ.
Trong trường hợp bố và mẹ không thể giải quyết về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái, thì chúng ta phải giải quyết bằng con đường pháp lý.
Bố hoặc mẹ có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đề nghị thi hành án theo bản án. Hoặc tốt nhất tìm tới Văn phòng luật sư uy tín để ủy quyền cho Luật sư được tư vấn luật và hướng dẫn các thủ tục pháp lý theo luật định.
Luật sư Gia đình – Chuyên tư vấn Luật hôn nhân và gia đình
Công ty Luật Dragon – Đoàn luật sư Hà Nội
Luật sư Nguyễn Minh Long
Email: dragonlawfirm@gmail.com