1. Thuê luật sư bào chữa – Những điều cần biết
Ra tòa và phân xử bằng luật pháp là cách thức hợp pháp duy nhất để giải quyết các mâu thuẫn và vấn đề giữa các bên. Tuy nhiên để mọi việc được suôn sẻ và đúng trình tự pháp luật thì cần phải thuê luật sư bào chữa để nhờ họ giúp các vấn đề về thủ tục tố tụng và tham gia đàm phán, bào chữa tại Tòa.
Để thuê luật sư bào chữa đạt hiệu quả cao và tốn chi phí hợp lý với sự việc, cần tham khảo các vấn đề sau đây:
Tiền thù lao thuê luật sư theo thỏa thuận cũng có giới hạn
Tiền thù lao thuê luật sư bào chữa có thể theo thực tế khách quan, giá trị sự việc, mức độ phức tạp hoặc theo thực tế chủ quan. Tuy nhiên số tiền này không phải là vô hạn và nó phải tuân theo Bảng giá tiền thù lao đã được quy định của pháp luật và luật sư phải giải quyết các tranh chấp để đạt hiệu quả nhất về tài chính.
Thù lao theo thỏa thuận trước có thể theo mức trả 1 giờ công, theo tỷ lệ giá trị của vật tranh chấp. Bảng giá thù lao cho luật sư còn quy định khoản thù lao ngoài thỏa thuận của luật sư, đó là khoản mà luật sư được nhận trong trường hợp trước đó không có thỏa thuận về thù lao giữa khách hàng và luật sư, và cả trong trường hợp luật sư đó do Tòa điều phối chỉ định cho khách hàng đó.
Các công việc của công tác pháp lý gồm những gì
Khoản thù lao tính cho các dịch vụ pháp lý theo quy chế bộ Tư Pháp thì khoản đó được tính từ giá trị sự việc, phù hợp với công việc của dịch vụ pháp lý Luật sư đã thực hiện. Thực tế luật sư thường ký với khách hàng hợp đồng trong đó nói khoản thù lao sẽ xác định theo bảng giá với các mức giá quy định đối với thù lao ngoài thỏa thuận.
Công việc trợ giúp pháp lý bao gồm: tiếp nhận vụ việc, nghiên cứu sự việc, thỏa thuận với bên kia trước khi đệ đơn kiện họ, đệ đơn kiện, có thể phải thảo bản kháng án, tham gia xử án, tham gia quá trình kháng án.
Cá biệt trong các vụ tranh chấp khoản tiền nhỏ, tiền thù lao phải trả cho luật sư còn lớn hơn khoản tiền khiếu kiện.
1 công làm việc bằng 2 giờ làm việc
Quan trọng nhất khi xử án ở Tòa là sự hiện diện của luật sư, một công làm việc được tính bằng 2 giờ làm việc. Nếu thời gian xử án lâu hơn 2 tiếng sẽ được tính thành 2 công làm việc. Khoản tiền thù lao cho luật sư không những được áp dụng cho các vụ kiện tụng mà còn áp dụng cho các công việc của luật sư, không nhất thiết những công việc đó phải xảy ra trước Tòa như trao đổi tham gia ý kiến, họp bàn, thảo hợp đồng, tư vấn….
Lệ phí thuê luật sư (khoản cố định)
Thực tế là đã có 1 số luật sư cố ý kéo dài thời gian xét xử để tăng số công làm việc (1 công làm việc = 2 giờ làm việc), để rồi một mặt đòi bên thua kiện phải trả, một mặt đòi từ thân chủ. Tuy nhiên thực tế này đã bị loại bỏ bởi Lệ Phí Luật Sư. Theo thông cáo của Bộ tư pháp số 484/2000 đã xác định rõ mức tiền thù lao thuê luật sư làm đại diện tham gia tố tụng, lúc có quyết định của Tòa án về mức thanh toán chi phí xét xử phải trả trong các vụ tố tụng dân sự. Lệ phí thuê luật sư xác định rõ ràng, thù lao cho luật sư chính là số tiền mà bên thua kiện phải trả cho bên thắng kiện theo bảng giá có trong thông cáo.
2. Thuê luật sư bào chữa và những khó khăn
Rất nhiều bài báo hiện nay phản ánh ý kiến quan điểm của luật sư về mối quan hệ và sự kết hợp giữa luật sư và cơ quan điều tra. Với những cơ chế và quy định pháp luật hiện hành thì đây là bài toán khá nan giải, chưa làm rõ vai trò thẩm quyền và trách nhiệm cảu cơ quan chuyên nghiên cứu và đề ra luật pháp. Trong các vụ án hình sự có tình tiết và diễn biến khác nhau, khi luật sư bào chữa làm việc với cơ quan điều tra có các quan điểm khác nhau. Mặc dù đối với luật sư bào chữa được mở rộng về quyền nhưng thực tế thì quyền này chữa rõ ràng dẫn đến sự lạm dụng luật, dẫn đến các bên giữa luật sư và cơ quan điều tra có quan điểm không thống nhất và đồng nhất.
Có những trường hợp gần kết thúc điều tra mà luật sư không được cơ quan điều tra cho gặp thân chủ trong trại giam vì những lý do khác nhau dù luật sư đã gửi nhiều công văn đề nghị bố trí lịch làm việc. Thực trạng này xảy ra khá phổ biến. Rất nhiều văn phòng luật sư, các công ty luật đã phải lên tiếng mong nhìn nhận và thấu đáo cũng như sự chia sẻ đối với các điều tra viên của mình, mong muốn một sự hợp tác tốt hơn giữa hai bên.
Thiết nghĩ rằng luật sư cũng chỉ mong muốn được làm việc và hợp tác với các cơ quan điều tra với mục đích làm rõ tình tiết vụ án cũng như sự khách quan của diễn biến vụ việc. Liệu có hay chăng sự khuất tất ở đây hay vì lý do căn cứ nào đó mà các cơ quan có thái độ bất hợp tác như vậy??? Luật ra như vậy nhưng mong làm đúng luật cũng thấy khó, đây là trách nhiệm chung chứ có của riêng ai???
3. Thuê luật sư bào chữa tại công ty luật Dragon – Giải pháp tốt nhất dành cho bạn!
Công ty luật Dragon đứng đầu là luật sư Nguyễn Minh Long thuộc đoàn luật sư Hà Nội là đơn vị đã tạo dựng được uy tín, với hàng trăm vụ án đã được bào chữa thành công, với chi phí hợp lý nhất. Dragon là một trong những hãng luật uy tín không chỉ tại Hà Nội mà còn ở Việt Nam. Công ty Luật Dragon luôn coi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân là sứ mệnh quan trọng của một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, đảm bảo công bằng và tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: Phòng 6 tầng 14 Tòa nhà Vimeco đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại : 098.301.9109
Giám đốc Công ty Luật Dragon: Luật sư Nguyễn Minh Long