Thuê Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý trong phạm vi quy định của pháp luật Việt Nam

Hoạt động đầu tư từ nước ngoài tại Việt Nam và sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đặc biệt là từ giai đoạn cuối thế kỷ XX cho đến nay, đã kéo theo sự phát triển của nghề Luật sư đưa nghề Luật sư trở thành một nghề có vị trí cao trong xã hội.

Giai đoạn đầu của những năm 90 của thế kỷ XX, khi nhắc đến Luật sư người ta thường chỉ liên tưởng đến Luật sư tanh tụng. Hình ảnh tiêu biểu của Luật sư trong xã hội đó là ra tòa và đại diện cho khách hàng tại Tòa án trong các vụ việc về hình sự và dân sự. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội,  đội ngũ Luật sư tư vấn cho khách hàng trong các giao dịch thương mại cũng từng bước được hình thành bên cạnh các Luật sư tranh tụng.

Việc ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, mở đường cho sự phát triển của nghè nghiệp Luật sư nói chung , tạo cơ sở ban đầu của làn sóng gia nhập thị trường pháp lý Việt Nam của công ty luật quốc tế danh tiếng đến từ các nước như Anh, Mỹ, Ôxtraylia.

Tại thời điểm đó, pháp luật về Luật sư đã quy định phạm vị nghề nghiệp hành nghề của Luật sư Việt Nam đã bao gồm (i) Tư vấn pháp luật,(ii) Tham gia tố tụng, và (iii) Các dịch vụ pháp lý khác[1].Trong khi đó, các tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài không được phé : (i) Tham gia tố tụng để bào chữa  hay đại diện cho khách hàng trước Tòa án Việt Nam hay (ii) Tư vấn về luật Việt Nam, mà chỉ được tư vấn về luật nước ngoài và thông lệ quốc tế[2].Ngoài ra tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài cũng không được phép thuê Luật sư Việt Nam để làm việc cho mình[3].Vì vậy để có thể cung cấp được dịch vụ tư vấn về pháp luật của Việt Nam, tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài bắt buộc phải hợp tác với tổ chức hành nghề Luật sư Việt Nam[4]. Chính vì hoạt động hợp tác của với các tổ chức hành nghề Luật sư,  Luật sư nước ngoài với tổ chức hành nghề Luật sư  Việt Nam trong suốt những năm 90 của thế kỷ XX đã góp phần nên một thế hệ Luật sư Việt Nam có kinh nghiệm chuyên sâu về tư vấn  và hiểu biết thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tư vấn luật. Rất nhiều Luật sư Việt Nam thế hệ này sau đó đã đứng ra thành lập các tổ chức hành nghề Luật sư và khẳng định được uy tín trên thị trường pháp lý Việt Nam[5].

Tiếp theo đó, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và gần đây nhất là Luật luật sư đều có những quy định để mở rộng dần phạm vi hành nghề của Luật sư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghề Luật sư ở Việt Nam. Thông thường, phạm vị hành nghề (hay lĩnh vực hành nghề) của Luật sư bao gồm các loại hình dịch vụ pháp lý sau :

-Tham gia tố tụng;

– Tư vấn pháp luật;

– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng; và

-Các dịch vụ pháp lý khác.

Theo Luật luật sư, các tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài có phạm vi hành nghề hạn chế hơn, chỉ bao gồm (i) Tư vấn pháp luật, và (ii) thực hiện hiện dịch vụ pháp lý khác. Cần lưu ý, là tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài không được của Luật sư nước ngoài và Luật sư Việt Nam trong tổ cức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam , được cử Luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam và được cử Luật sư của mình tham gia tố tụng trước các tổ chức tài phán khác như trọng tài thương mại tại Việt Nam.

Phạm vi hành ghề là một trong những nội dung hết sức quan trọng được ghi nhận trong Giấy phép hoạt động. Các tổ chức hành nghề Luật sư Việt Nam hay nước ngoài đều phải hoạt động  theo đúng phạm vi, lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy phép hoạt động. Cần lưu ý, phạm vi, lĩnh vực  hành nghề được ghi trong giấy phép  hành nghề  có thể tương tự hoặc rõ ràng hơn (cụ thể hơn hoặc hạn chế hơn) so với quy định của pháp luật, cụ thể là:

  • Đối với dịch vụ tư vấn, đại diện theo ủy quyền của khách hàng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp: Lĩnh vực sở hữu công nghiệp (sở hữu trí tuệ) là lĩnh vực tương đối đặc thù so với các lĩnh vực khác , nên pháp luật đòi hỏi Luật sư hoặc tổ chức hành nghề Luật sư phải có giấy phép hoạt động riêng khi thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến sở hữ giấy phép công nghiệp. Vì vậy, các tổ chức hành nghè Luật sư nếu có hoạt dộng trong lĩnh vực này thì trên Giấy phép hoạt động sẽ được ghi rõ trong lĩnh vực hành nghề bao gồm ‘dịch vụ đại diện công nghiệp’.
  • Đối với tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài: Giấy phép hoạt động thường được ghi rõ các loại hình dịch vụ pháp lý không được phép thực hiện, trong đó có hoạt động trực tiếp ham gia vào việc bào chữa hoặc đại diện cho khách hàng trước Tòa án Việt Nam.
  • Đối với các dịch vụ pháp lý còn lại; Có lẽ sẽ không có sự khác biệt nào trong sự ghi nhận các loại hình dịch vụ pháp lý này giữa Luật sư và Giấy phép hoạt động. Vì sự ghi nhận không rõ ràng và cụ thể như vậy nên phạm vị hành nghề của Luật sư có thể được giải thích theo nghĩa rộng nhất trên khuôn khổ của pháp luật cho phép.

Tóm lại, Luật sư và các tổ chức hành nghề Luật sư cần phải đảm bảo hoạt động của mình tuân thủ theo đúng phạm vị hành nghề được pháp luật cho phép và ghi nhận trong Giấy phép hoạt động. Giấy phép hoạt động có thể quy định cụ thể hơn hoặc hạn hẹp hơn so với quy định của Luật luật sư. Vì vậy, cần phải xem xét Giấy phép hoạt động của tổ chức hành nghề Luật sư để biết được một cách cụ thể năng lực cung cấp dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề đó.

Công ty luật Dragon

Nguồn “Sổ tay Luật sư”

Kỳ tiếp theo đọc tại link: Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Việt Nam Như Thế Nào?

 

 

 

công ty luật dragonLuật sưvăn phòng luật sư
Comments (0)
Add Comment