Phòng chống tham nhũng là trong những mục tiêu chiến lược của Quốc gia trong những năm tới đây. Nhận thức vai trò của việc Phòng chống tham nhũng, hơn ai hết, các doanh nghiệp, cá nhân phải là những người tiên phong, đi đầu trong việc giáo dục nhận thức cho cán bộ công nhân viên về Luật Phòng chống tham nhũng.
Nguyên thủ tướng Singapore, ông Lí Quang Diệu đã tổng kết rằng, để chống tham nhũng, phải làm sao cho các công chức, quan chức không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng.
Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống tham nhũng gồm có 8 chương, 92 điều, đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và được Chủ tịch Trần Đức Lương ký công bố ngày 09/12/2005. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006. Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/02/1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 28/4/2000 hết hiệu lực kể từ ngày luật này có hiệu lực.
Ngày 26 tháng 04 năm 2016, nhận lời mời của Ban Giám đốc Công ty Penta-Rinkai Nhật Bản có trụ sở tại Hải Phòng, Công ty Luật Dragon đã có buổi tư vấn, trao đổi về Luật Phòng chống Tham nhũng với cán bộ, nhân viên của công ty. Buổi làm việc có sự tham gia của TS. Nguyên Văn Điệp, Trưởng Khoa Đao tạo nguồn Thẩm phán, Kiểm sát và Luật sư – Học viện Tư Pháp; Luật sư Nguyễn Minh Long – Giám đốc Công ty Luật Dragon
Tại buổi trao đổi, TS Nguyễn Văn Điệp đã có những chia sẻ về nội dung của Luật Phòng chống tham nhũng; những biểu hiện trong thực tế cũng như những kinh nghiệm của mình trong quá trình thực hiện các vụ án liên quan tới tham nhũng.
Theo luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì “Vụ lợi là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng”
Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tham nhũng và từ những dấu hiệu của hành vi tham nhũng luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã qui định các hành vi sau là hành vi tham nhũng
1. Tham ô tài sản
2. Nhận hối lộ
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương để vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Để phòng và chống tham nhũng đòi hỏi phải có nhiều biện pháp mang tính đồng bộ, song pháp luật vẫn giữ vai trò chủ đạo, tạo khuôn khổ pháp lý nhằm phòng ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng và có các chế tài thích hợp đối với người có hành vi tham nhũng. Vì thế để phòng ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản, các qui định trực tiếp liên quan đến tội phạm tham nhũng. Thông qua các dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng để làm căn cứ xác định một cách cụ thể, rõ ràng về loại tội phạm này trong các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng hiện nay và theo văn bản luật mới đã sửa đổi bổ sung và có hiệu lực vào ngày 01/7/2016. Sẽ được áp dụng rộng rãi, việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cũng được trú trọng đến tất cả người dân.
Kết thúc buổi trao đổi, các cán bộ của Công ty Penta-Rinkai Nhật Bản đã có những nhận thức cơ bản về Luật phòng chống tham nhũng, được giải đáp các vấn đề con thắc mắc và tư vấn kiến thức pháp lý về những điều luật mới, những văn bản dưới luật, thông tư, nghị định đã được sửa đổi bổ sung đã ban hành và chuẩn bị chủ động nắm bắt kiến thức khi ngày 1/7/2016 có hiệu lực.
Buổi làm việc đã kết thúc thành công tốt đẹp, Thay mặt cho Ban lãnh đạo Công ty Luật Dragon tại Hà Nội khuyến khích các cá nhân tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước dành thời gian để cập nhật thông tin về pháp luật, qua các buổi học hỏi, có những buổi tư vấn, đào tạo nghiệp vụ để tránh rủi ro, vi phạm pháp luật. Qua đó cũng là cách thức ngăn ngừa phòng chống tệ nạn, giảm thiểu rủi ro và tuân thủ pháp luật.
Luật sư tại Hà Nội – 1900 599 979