Tìm thuê luật sư giỏi tại Hà Nội bảo chữa về “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”

Công an huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) đang điều tra làm rõ việc ông Phạm Văn Thụy (Chủ tịch UBND xã Trung Nghĩa, TP. Hưng Yên) thừa nhận trực tiếp lái ô tô gây tai nạn khiến 4 học sinh thương vong tại địa phận thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ ngày 23/3

Góc nhìn văn phòng luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến online:

Ngày 31/3, Công an huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) đang điều tra làm rõ việc ông Phạm Văn Thụy (Chủ tịch UBND xã Trung Nghĩa, TP. Hưng Yên) thừa nhận trực tiếp lái ô tô gây tai nạn khiến 4 học sinh thương vong tại địa phận thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ ngày 23/3. Điều đáng chú ý trong sự việc này là sau khi gây tai nạn vị chủ tịch xã đã không dừng lại mà rời khỏi hiện trường mà ngay ngày hôm sau đã nhờ người khác lên trình báo và nhận thay hành vi gây tai nạn. Ngoài vấn đề đạo đức thì tính pháp lý ở đây như thế nào là câu chuyện chúng tôi sẽ đề cập ngày hôm nay với sự có mặt của Luật sư Nguyễn Minh Long, trưởng văn phòng luật Dragon tại Hà Nội.

Trao đổi với Luật sư Nguyễn Minh Long

BTV: Thưa ông ngoài vấn đề đạo đức của con người là gây ra tai nạn mà không đưa người đi cấp cứu, đạo đức của cán bộ là nhờ người trình báo hộ và nhận thay hành vi thì ở góc độ pháp luật hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Nguyễn Minh Long: Trả lời

Để trả lời thật cụ thể câu hỏi trên thì cần dựa trên những tình tiết cụ thể của vụ tai nạn đã xảy ra, tính chất của vụ tai nạn và kiến nghị xử lý của cơ quan điều tra. Nếu đặt trong tình huống người lái xe ôtô gây tai nạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” thì việc nhờ người nhận thay hành vi phạm tội cần xem xét trách nhiệm của cả người gây tai nạn và cả người nhận thay người gây tai nạn.

Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 260 Bộ luật hình sự “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”  Thì cơ quan điều tra tiến hành điều tra xác minh xem xét người gây tai nạn có dấu hiệu vi phạm hình sự khác như: hành vi mua chuộc hoặc cưỡng ép để người khác nhận thay người gây tai nạn, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xem xét xử lý đối với tội danh “Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu” (Điều 384 Bộ luật hình sự năm 2015) cụ thể;

“1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Đối với người nhận thay người gây tai nạn thì hiện nay pháp luật hình sự chưa cố tội danh nào phù hợp với việc nhận tội thay người khác nên chưa có khung pháp lý để giải quyết vấn nạn này trong xã hội. Vì vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, với tội danh được áp dụng tại điều 260 Bộ luật hình sự được loại trừ khi khởi tố các tội Che giấu tội phạm(Điều 389 bộ luật hình sự) và không tố giác tội phạm (Điều 390 Bộ luật hình sự). Do đó người nhận thay người gây tai nạn không bị khởi tố về hành vi trên.

Nhưng người nhận tội thay có thể sẽ bị khởi tố theo Điều 382 bộ luật hình sự quy định về tội; “Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối” nếu như cơ quan điều tra chứng minh anh Quyền(người nhận tội thay người khác) với vai trò là người làm chứng trong vụ án này.

BTV: Nhiều người đưa ra nhận định, nếu gây ra tai nạn mà dừng lại đưa nạn nhân đi bệnh viện thì có thể đã không gây ra tử vong. Vậy hành động này còn được pháp luật quy định như thế nào?

Luật sư Nguyễn Minh Long: 

Hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn không những là hành vi đáng lên án về mặt đạo đức xã hội và xét dưới góc độ y học đối với các vụ tai nạn giao thông việc cứu chữa người bị nạn một cách kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng, đôi khi là quyết định đến việc sinh – tử của người bị nạn. Chính vì vậy pháp luật cũng xem hành động “Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn” là một trong các tình tiết định khung làm tăng nặng trách nhiệm hình sự khung hình phạt được quy định tại điểm c khoản 2 điều 260 BLHS đối với bị can, bị cáo khi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây ra hậu quả về sức khỏe, tính mạng đối với người bị nạn.

BTV: Đã tiếp xúc với rất nhiều sự vụ, theo ông thì động cơ nào đã khiến ông chủ tịch xã ở đây phải nhờ người nhận nhận thay hành vi của mình.

Luật sư Nguyễn Minh Long:

Hành vi lái xe gây tai nạn trước hết là gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bị nạn, chắc chắn sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tiếp đó cần xem xét đến tính chất của hành vi gây tai nạn, nếu vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ thì có thể bị xử lý theo quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”

Ngoài ra cơ quan điều tra làm rõ động cơ và mục đích hành vi của ông chủ tịch nhờ người thay thế cho mình, nhìn nhận đánh giá tổng quan, về tâm lý tội phạm Khi thực hiện hành vi có lỗi, tâm lý sẽ có sự lo lắng, sợ sệt. Hành vi của vị chủ tịch xã xuất phát từ việc lo sợ phải chịu hậu quả của hành vi phạm pháp mà mình gây ra. Hậu quả ở đây trước hết là việc chịu hình phạt đối với tội danh của mình. Thứ hai, với vị trí là một chủ tịch, Vị này sẽ hiểu rằng ông ta có khả năng sẽ lo nghĩ đến uy tín, danh dự và chức vụ nếu sự việc bị bại lộ. Theo cá nhân tôi đánh giá có thể đây chính là hai nguyên nhân dẫn tới hành vi trốn tránh trách nhiệm trên.

Tất nhiên những quan điểm trên chỉ là suy diễn xuất phát từ hành vi gây tai nạn của ông chủ tịch xã, tất cả phải có kết luận chính thức của Cơ quan điều tra có thẩm quyền thì mới có thể đưa ra được nhận định chính xác cho vụ việc. Chỉ có điều có cơ sở để khẳng định nếu ông chủ tịch xã là người đã gây ra vụ tai nạn trên chắc chắn là sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vị trí, chức vụ mà ông ấy đang đảm nhiệm nên đó cũng có thể được xem là động cơ khiến ông ấy phải nhờ người nhận nhận thay hành vi của mình.

BTV: Nhìn ở góc độ luật cán bộ công chức thì hành động trên có bị xử lý?

Luật sư Nguyễn Minh Long:

Một trong các nghĩa vụ cơ bản của cán bộ công chức là “Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước” (Điều 8 Luật cán bộ công chức năm 2008).

Khi cán bộ công chức vi phạm pháp luật ngoài việc bị xử lý bởi chính hành vi vi phạm đó thì còn bị xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức theo Luật cán bộ công chức năm 2008

+ Nghị định 114/2003/NĐ-CP của chính phủ ngày 10/10/2003 về cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn.

Quy định của tịch UBND cấp xã là chức danh cán bộ cấp xã. Hành vi của vị chủ tịch xã vi phạm tiêu chuẩn của cán bộ công chức, vi phạm 19 điều Đảng viên không được làm.

Nếu CQĐT khởi tố vụ án thì vị chủ tịch xã có thể không bị xử lý về mặt chính quyền. Tuy nhiên, nếu  Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc. và với tư cách là Đảng viên, vị chủ tịch vẫn có thể bị xử lý về mặt Đảng, hình thức kỷ luật sẽ do đảng bộ quyết định.

BTV: Vâng xin cảm ơn ông đã cung cấp cho khán giả về góc nhìn pháp lý trong sự việc trên.

=====================================

Công ty luật Dragon

Luật sư Nguyễn Minh Long

Thuê văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội, cử luật sư gỏi bào chữa trong các vụ án hình sự

Liên hệ : 1900 599 979/ 0983019109

Website:https://www.vanphongluatsu.com.vn/danh-muc/luat-su-tranh-tung-dragon/

luật sư hà nộitìm thuê công ty luật uy tín tại Hà Nộitìm thuê luật sư giỏi bào chữa tại Hà Nộitìm thuê văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội
Comments (0)
Add Comment