Câu hỏi 1: Thưa luật sư theo pháp luật hiện hành thì quy định cấm ghi âm, ghi hình cán bộ tiếp dân có đúng không?
Luật sư Nguyễn Minh Long tư vấn: Hiến pháp 2013 quy định, công dân có quyền giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động của các bộ, công nhân viên chức trong quá trình thi hành công vụ .Việc tiếp công dân là việc cán bộ công chức đại diện Nhà nước để thực thi công vụ, không đứng dưới tư cách cá nhân, không thuộc phạm vi bí mật đời tư. Đây là quan hệ hành chính nhà nước chứ không phải quan hệ dân sự thông thường.
- Xét trong mối quan hệ giữa công dân và cán bộ tiếp công dân. Để điều chỉnh quy tắc ứng xử của công dân và cán bộ tiếp công dân thì Luật tiếp công dân năm 2013 và Nghị định 64/2014/NĐ-CP đã có những quy phạm pháp luật quy định cụ thể điều tiết hành vi của các đối tượng trên. Trong Điều 6 Luật tiếp công dân năm 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm không có hành vi cấm quay phim, chụp ảnh. Trên tinh thần của Hiến pháp thì công dân được làm những gì pháp luật không cấm. Theo đó việc quy chế tiếp công dân cấm người dân quay phim, chụp ảnh là không phù hợp với các quy định pháp luật.
- Xét về không gian địa lý thì trụ sở tiếp công dân là nơi người dân thường xuyên ra vào để khiếu nại, kiến nghị, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật, không thuộc khu vực cấm, địa điểm cấm theo Quyết định số 160/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/09/2004 nên không có cơ sở để cấm người dân thực hiện hành vi quay phim, chụp ảnh. Những trường hợp được coi là bí mật Nhà nước : Những khu vực an ninh, quốc phòng hay các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình thì người quay phim, chụp hình bắt buộc phải có sự cho phép của cơ quan chức năng, của đơn vị có thẩm quyền.
- Từ các phân tích trên chúng ta có thể thấy việc “quay phim, chụp ảnh” tại trụ sở tiếp công dân cần phải được nhìn nhận dưới góc độ tích cực bởi hành vi đó không nằm trong các hành vi bị cấm theo quy định pháp luật. Nếu theo quy định mới của thành phố ban hành cho rằng người dân có thể quay chụp nếu được sự cho phép của người tiếp công dân, điều này không đúng theo quy định và cũng khó thực hiện.
- Tuy nhiên người dân cũng cần có nhận thức đúng đắn trong hành vi và ứng xử tại trụ sở tiếp công dân để đảm bảo hiệu quả của việc tiếp công dân theo quy định pháp luật., trường hợp phát tám video với mục đích xuyên tạc, vu khống hoặc bôi nhọ cơ quan hành chính nhà nước thì bị xử phạt theo Luật An ninh Mạng vừa có hiệu lực hoặc có dấu hiệu hình sự có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
- UBND TP Hà Nội ban hành nội quy của trụ sở tiếp công dân thành phố mặc dù là chủ trương đúng đắn, nhưng trong đó có phần nội dung cấm ghi âm, ghi hình cán bộ tiếp dân là chưa phù hợph, trái với quyền dân chủ và thực hành giám sát của công dân theo quy định của Hiến pháp Việt Nam.
Câu 2: Luật sư có ý kiến đóng góp với UBND Thành phố Hà Nội đối với việc ban hành và thực thi quy định này.
Trước tiên Nếu ubtp ban hành vb trái luật có 3 cách xử lý theo quy định của pháp luật đó là;
- UBNDTP tự ra quyết định thu hồi hoặc hủy bỏ 1 phần quyết định,
- sở tư pháp kiến nghị UBNDTP để thu hồi.
- bộ tư pháp kiến nghị chính phủ, thủ tướng chính phủ thu hồi vb trái luật.
Để thực thi quy định này. Trước tiên việc nói đến cán bộ thi hành công vụ nói chung, tiếp công dân nói riêng là quan hệ 2 chiều. một mặt cần nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ viên chức, biết lắng nghe, tránh hách dịch nhân dân. Mặt khác nhân dân cần hết sức bình tĩnh, có hành vi cư xử đúng mực văn minh.
Theo quan điểm cá nhân tôi, thay vì việc UBND TP Hà Nội đưa ra quy định cấm quay phim chụp ảnh tại trụ sở tiếp công dân, thì có thể thắt chặt quy chế, nội quy tại trụ sở tiếp công dân cũng dựa trên tinh thần giữ an ninh trật tự, sự tôn nghiêm tại nơi thực hiện công vụ:
Cán bộ tiếp công dân, làm việc với người trực tiếp có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tuân thủ theo quy định của trụ sở, công dân cố ý gây rối, to tiếng bằng lời lẽ thiếu văn hóa không chuẩn mực sẽ bị xử lý bằng các hình thức khác nhau, nếu vi phạm có thể yêu cầu ra khỏi trụ sở, nếu ở mức độ nặng thì cần phải phối hợp các cơ quan ban ngành địa phương có biện pháp thực hiện theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích công dân phát hiện việc quấy nhiễu, ghi âm, ghi hình để tố giác với cấp trên, hoặc cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của cán bộ để các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 599 979