Văn phòng luật sư Dragon đón tiếp đoàn thanh tra sở tư pháp Hà Nội tới làm việc

CÔNG TY LUẬT DRAGON ĐÓN TIẾP ĐOÀN THANH TRA SỞ TƯ PHÁP HÀ NỘI TỚI LÀM VIỆC

Thực hiện Quyết định số 258/QĐ –STP ngày 11 tháng 08 năm 2016 của Sở Tư pháp Hà Nội về việc thanh tra đối với các tổ chức hành nghề luật sư thường niên năm 2016. Đoàn thanh tra Sở Tư pháp tiến hành làm việc đối với các văn phòng luật sư, Công ty Luật tại Hà Nội từ ngày 23 tháng 08 đến ngày 28 tháng 09 năm 2016

Công ty Luật Dragon được đón tiếp Đoàn Thanh tra vào sáng ngày 07 tháng 09 năm 2016. Buổi làm việc bắt đầu từ 08h00  đến 11h30 trên tinh thần cầu thị, hợp tác và trung thực.

Đại diện Công ty Luật Dragon – Luật sư Nguyễn Minh Long đã trình bày sơ bộ những đặc điểm chính quá trình hoạt động và phát triển của Công ty Luật Dragon, được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký Hoạt động Số 01020504/TP/ĐKHĐ do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 14 tháng 12 năm 2009 và lần 2 vào ngày 6/6/2014.

Trong 07 năm hoạt động và phát triển, Công ty Luật TNHH Dragon đã từng bước trưởng thành và trở thành một trong những hãng luật có uy tín trong nước nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng. Dịch vụ pháp lý của Công ty ngày càng được hoàn thiện; được đón nhận và nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng. Hiện nay, Công ty Luật Dragon có 01 văn phòng giao dịch tại Hà Nội và 01 chi nhánh tại thành phố Hải Phòng.

Trong báo cáo của mình, đại diện Công ty Luật Dragon cũng đã trình bày những thành tích đã đạt được trong giai đoạn 2015 – 2016. Theo đó, Công ty Luật Dragon đã tiến hành tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho 56 đối tượng bao gồm trợ giúp trong các lĩnh vực về hôn nhân gia đình, lao động, doanh nghiệp, tranh chấp đất đai và hình sự. Trong hai năm 2015 – 2016 và tiến hành các hoạt động pháp lý khác

Bên cạnh đó, Luật sư Nguyễn Minh long cũng khẳng định Sau 7 năm hoạt động, Công ty Luật TNHH Dragon đã từng bước xây dựng Công ty theo mô hình một tổ chức luật sư chuyên nghiệp, bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, công bằng, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước. Công ty đã đào tạo cho Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư TP Hà Nội hàng chục luật sư trẻ tuổi, năng động, có chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. Đồng thời Luật sư Long có  ý kiến đề xuất những khó khăn khi các luật sư tham gia hành nghề:

Thứ nhất: Luật sư còn bị gây khó khăn trong quá trình cấp giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Thủ tục luật sư tham gia tố tụng có thể chia làm hai loại: thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa (tạm gọi chung là Giấy chứng nhận Luật sư tham gia tố tụng). Thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp áp dụng trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa áp dụng trong trường hợp luật sư là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

Thực tiễn cho thấy không ít trường hợp luật sư gặp nhiều khó khăn, phiền hà từ thủ tục cấp Giấy chứng nhận này, đặc biệt là trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự. Những rắc rối, vướng mắc phát sinh từ thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho luật sư tham gia tố tụng xuất phát nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân những quy định của pháp luật về vấn đề này còn nhiều bất cập, không thống nhất dẫn đến cách hiểu luật, áp dụng luật chưa nhất quán.

Thứ hai: Khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng với vai trò là luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra vụ án.

Ngay cả khi đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bị can, bị cáo. Luật sư vẫn có thể bị các cơ quan tiến hành tố tụng làm khó nhất là trong quá trình tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

Như vậy, điều 58 BLTTHS quy định người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai, khi tiến hành hỏi cung và có quyền được đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi tiến hành hỏi cung.

Thứ ba: Khó khăn trong việc thu thập hồ sơ, chứng cứ

Chứng cứ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập chứng cứ chính xác chính là giúp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án.Mặc dù những năm qua, việc cải cách tư pháp đặc biệt là Luật luật sư ra đời đã giúp cho việc hành nghề luật sư trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên trên thực tế, việc thu thập hồ sơ chứng cứ của luật sư tại các cơ quan nhà nước(thủ tục hành chính) còn gặp rất nhiều khó khăn. Vai trò của luật sư không được ngang hàng và bình đẳng như các cơ quan tiến hành tố tụng. Thông thường việc thu thập chứng cứ của vụ án chỉ diễn ra theo một chiều và theo ý chí chủ quan từ phía cơ quan điều tra, viện kiểm sát là nhưng cơ quan buộc tội.

Thứ tư: Khó khăn cho luật sư khi tư vấn pháp lý tại trại tạm giam

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa trong vụ án hình sự, hoặc cấp giấy chứng nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án dân sự. Việc khó khăn nhất nổi cộm nhất là trong vụ án hình sự. Ngay sau khi có bản án Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên án “ Bản án chưa có hiệu lực” Bị cáo kháng cáo. Trong giai đoạn này luật sư rất khó khăn khi cơ quan quản lý Trại tạm giam không cho luật sư vào thăm gặp Bị Cáo để tư vấn hoặc làm việc, Với lý do của nhà chức trách cho rằng Bị cáo đã Kháng cáo, phải có cơ quan tố tụng cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư, thì luật sư mới được vào thăm gặp Bị Can. Việc này mặc dù chưa có văn bản nào hướng dẫn, nhưng hầu hết ở các trại tạm giam đều gây khó khăn và cản trở việc luật sư làm thủ tục gặp gỡ thân chủ của mình khi đã xuất trình đủ thủ tục như giấy giới thiệu, thẻ luật sư, giấy chứng nhận bào chữa ở cấp sơ thẩm.

Thứ năm: Khó khăn khi luật sư tập sự tham gia tố tụng

Trong quá trình hoạt động hành nghề tại Hà Nội, Công ty Luật Dragon đã đào tạo ra rất nhiều luật sư tập sự để trở thành những luật sư chính thức. Tuy nhiên trong quá trình đào tạo luật sư tập sự, Công ty cũng gặp không ít khó khăn và vướng mắc.

Tập sự hành nghề Luật Sư là một giai đoạn quan trọng để người tập sự có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn sau những gì đã được đào tạo trong trường học. Tuy nhiên, với quy định của Luật Luật sư hiện hành (người tập sự hành nghề Luật Sư được giúp Luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp…) là chưa rõ ràng, gây những khó khăn nhất định cho người tập sự hành nghề Luật sư.

Kết thúc buổi làm việc, Đoàn Thanh tra đánh giá cao quá trình hoạt động và những ý kiến đóng góp của Công ty Luật Dragon trong thời gian qua. Buổi làm việc đã kêt thúc trong tinh thần vui vẻ và hữu nghị.

luật sư hà nộivăn phòng luật sư hà nộivăn phòng luật sư tại Hà Nội
Comments (0)
Add Comment