Văn phòng luật sư Dragon tư vấn thừa kế di chúc

Công ty Luật Dragon, ngày 31 tháng 08 năm 2011

 Kính thưa luật sư Dragon,

Tôi hiện cư ngụ tại Pháp đã 10 năm. Mẹ tôi qua Pháp trị bệnh năm1999 và qua đời ở Pháp năm 2007. Bố và Mẹ tôi có 1 căn nhà ở Việt nam cùng 2 người đứng tên, hiện nay Bố của tôi đang cư ngụ ở đó. Bố tôi có cưới vợ khác ( nhưng hiện nay chưa có hôn thú chính thức) và đang sinh sống trong căn nhà đó với vợ và con riêng của bà ta). Và Bố tôi có 1 người con trai riêng với bà vợ trước Mẹ của tôi. Mẹ tôi trước khi mất có để lại tờ giấy ủy quyền cho tôi được quyền thay thế ký tên mọi giấy tờ có liên quan đến căn nhà đó. Vậy nếu Bố tôi còn sống, tôi có quyền được hưởng 1/2 tài sản của Mẹ tôi không? Nếu không thì phần phân chia tài sản của căn nhà sẽ ra sao? Còn nếu tôi được hưởng thì cần mang những giấy tờ và thủ tục gì về Việt Nam? Và giấy ủy quyền có giá trị như tờ di chúc không?

Xin luật sư giúp dùm tôi. Xin chân thành cảm ơn.

=====================

Nội dung câu hỏi Ban tư vấn Văn phòng luật sư Dragon trả lời như sau

Trước hết xác định giấy ủy quyền của mẹ bạn cho bạn ký kết mọi giấy tờ liên quan đến căn nhà mà cả bố và mẹ bạn đứng tên sẽ chỉ có hiệu lực pháp luật ngoại trừ khi chuyển nhượng về nhà đất, quyền sử dụng đất thì giấy ủy quyền này phải lập thành hợp đồng có công chứng thì mới có hiệu lực pháp luật theo quy định của điều 48 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.

Bản chất của giẩy ủy quyền là người được ủy quyền sẽ thay người ủy quyền thực hiện một số công việc theo quy định của pháp luật, một số công việc đặc thù theo quy định của pháp luật phải được công chứng do vậy giấy ủy của mẹ bạn không có giá trị hiệu lực như là di chúc được.

Trong trường hợp bạn muốn hưởng thừa kế của mẹ bạn, cần phải xác định mẹ bạn có để lại di chúc không, nếu có để lại di chúc thì chia theo di chúc; Nếu không để lại di chúc thì chia thừa kế theo pháp luât. Theo quy định Điều 675, 676 Bộ luật Dân sự,

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Do vậy, căn nhà của bố mẹ bạn là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, do vậy di sản thừa kế của mẹ bạn là ½ căn nhà.  Việc xác định đầy đủ những người cùng hàng thừa kế, bạn sẽ nhận được phần di sản tương ứng. Trường hợp con riêng của bố bạn nếu sống chung và có quan hệ nuôi dưỡng thì vẫn có thể được coi là cùng hàng thừa kế thứ nhất với bạn nếu có xác nhận thủ tục pháp lý.

Bạn hiện tại đang cư trú tại Pháp, nếu bạn có đủ điều kiện được sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì bạn mới có thể sở hữu quyền sử dụng đất theo phần bạn được hưởng thừa kế, nếu không thuộc trường hợp được sở hữu thì bạn chỉ có thể hưởng phần giá trị phần thừa kế đó. Do vậy bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Di chúc; biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật;

+ Đơn đề nghị của người nhận thừa kế đối với trường hợp người nhận thừa kế là người duy nhất (trường hợp các người thừa kế bị truất hoặc từ chối thừa kế)

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Trên đây là ý kiến ban tư vấn luật gửi Quý khách tham khảo.

Trân trọng!

CÔNG TY LUẬT DRAGON

công ty luật dragonluật sư hải phòngthừa kế di chúcvan phong luat su Dragon
Comments (0)
Add Comment