Công ty luật tại Hà Nội cung cấp tiện ích bài giảng dành cho sinh viên luật
Văn phòng luật sư với nội dung: Giới thiệu và cho học viên rèn luyện các kỹ năng:
- Nghiên cứu hồ sơ của khách hàng
- Xác định vấn đề pháp lý mấu chốt của tình huống
- Xác định các vấn đề cần thu thập thông tin, xác định các nhóm thông tin cần thu thập
- Phương pháp: Chia nhóm, cung cấp hồ sơ tình huống để các học viên nghiên cứu
KỸ NĂNG LUẬT SƯ VIẾT THƯ TƯ VẤN, Ý KIẾN PHÁP LÝ
Nội dung:
1. Các yêu cầu đối với văn bản sử dụng trong hoạt động TVPL
1.1 Luật sư phải có văn bản giá trị thực tế đối với khách hàng
1.2 Luật sư phải dựa trên sự kiện của tình huống
1.3 Dựa trên kết quả tìm kiếm thực tế của luật sư
1.4 Cấu trúc của văn bản phải logic
1.5 Ngôn ngữ dùng trong văn bản phải phù hợp với trình độ của KH
1.6 Ý tứ của văn bản phải cụ thể, súc tích
2. Cấu trúc thư tư vấn gửi đến KH
Thư tư vấn luật thông thường
– Phần mở đầu
– Nội dung
– Kết luận
Thư tư vấn luật chuyên nghiệp
– Phần mở đầu
– Mô tả sự việc
– Xác định các vấn đề Luật Sư được yêu cầu tư vấn luật
– Liệt kê các văn bản QPPL áp dụng
– Phân tích sự việc – Giải pháp và lời khuyên của Luật sư
– Phần kết thúc
3. Các hình thức văn bản thường dùng trong hoạt động TVPL
3.1 Các hình thức văn bản sử dụng trong quan hệ với KH
– Thư đề nghị,yêu cầu mức phí thuê luật sư, phí tư vấn luật
– Thư từ chối yêu cầu của KH
– Thư đề nghị cung cấp thông tin hoặc tài liệu bổ sung
– Thư tư vấn luật gửi đến KH
– Ý kiến pháp lý của luật sư
– Thư đốc nợ
3.2 Các hình thức văn bản sử dụng trong quan hệ với người thứ ba
– Công văn hỏi ý kiến chính thức của các cơ quan hữu quan
– Thư đề nghị người thứ ba thanh toán, làm hoặc không làm một việc gì theo yêu cầu của KH
4. Tình huống thực hành: soạn thảo và bình luận thư tư vấn do học viên soạn
Phương pháp: Thuyết trình và chia nhóm thực hành
KỸ NĂNG TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ
– Lý thuyết về kỹ năng tư vấn của luật sư đối với khách hàng
– Tình huống thực tiễn khi luật sư trao đổi và phương pháp tư vấn luật
I Giới thiệu chung về bài học
1. Mục đích của bài học:
Bài học nhằm mục đích trang bị cho học viên kỹ năng tư vấn các vụ việc dân sự
2. Yêu cầu đối với giảng viên lên lớp
Giới thiệu khái quát về thủ tục vụ và việc dân sự, các vụ việc dân sự thường gặp và kỹ năng tư vấn của luật sư trong các vụ việc dân sự.
3. Đề cương bài giảng
3.1. Kỹ năng xác định yêu cầu tư vấn của khách hàng trong các vụ việc dân sự:
– Xác định loại vụ việc khách hàng đề nghị tư vấn;
– Yêu cầu khách hàng tư vấn tranh tụng hay tư vấn các vấn đề về dịch vụ liên quan đến vụ việc dân sự: Lập di chúc, soạn thảo hợp đồng…
Lưu ý: Với quy định của BLTTDS, khi tư vấn liên quan đến tranh tụng dân sự, luật sư cần xác định yêu cầu của khách hàng sẽ phải giải quyết theo thủ tục nào (thủ tục việc hay thủ tục án), hoặc phải giải quyết theo thủ tục việc rồi mới đủ cơ sở để giải quyết theo thủ tục án.
3.2. Đặc trưng các vụ việc dân sự yêu cầu tư vấn thường gặp;
3.3. Kỹ năng tư vấn các vụ việc dân sự
– Tư vấn luật trực tiếp;
– Luật sư Tư vấn luật bằng văn bản;
– Soạn thảo văn bản tư vấn luật và văn bản pháp lý theo yêu cầu của khách hàng.