Tại Hà Nội theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân quận X: Nguyễn Văn Q là tài xế lái xe thuê cho bà Huỳnh Thị A (được trả tiền công theo chuyến). Ngày 11/11/2012, sau khi thực hiện xong hợp đồng chở hàng, Q điều khiển xe ô tô tải về đỗ trên lề đường quốc lộ (trước cửa nhà bà A). Q tắt máy, khóa cửa, nhưng không đặt biển báo nguy hiểm cho người và phương tiện khác biết, rồi vào nhà giao chìa khóa, giấy tờ xe cho bà A rồi ra về.
Đến khoảng 22h ngày 13/11/2012, anh Lâm Văn P sau khi uống rượu tại cơ quan điều khiển xe mô tô về nhà, do không làm chủ tốc độ và thiếu quan sát nên đã đâm vào phía sau ô tô tải do Q đỗ trước đó 2 ngày, dẫn đến tử vong. Viện kiểm sát nhân dân quận tại Hà Nội truy tố Nguyễn Văn Q về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự (BLHS)
Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận X tại Hà Nội nhận định: Do khi rời khỏi xe Q đã không thực hiện đúng, đủ các quy tắc quy định bảo đảm an toàn, việc không hành động đó khiến anh P lúc điều khiển xe mô tô không phát hiện chiếc xe ô tô đang đỗ nên đã đâm vào, dẫn đến anh P tử vong. Hành vi của Q đã vi phạm quy định tại điểm a,b,d khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Luật Giao thông đường bộ). Cụ thể, Q đã đỗ xe không sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình; không đặt đèn tín hiệu vào ban đêm hoặc vật cảnh báo khác vào ban ngày để báo cho các phương tiện khác cho biết có xe ô tô đã đỗ. Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA- BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 của Bộ Công an Bộ quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (Thông tư liên tịch số 09/2013), hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông có quy định: “Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS và buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho phía nạn nhân tổng số tiền 98 triệu đồng.
Bản án sơ thẩm trên không bị kháng cáo, kháng nghị và đã tổ chức thi hành án về dân sự và hình sự theo quy định của pháp luật. tuy nhiên theo quan điểm của nhiều chuyên gia cho rằng: hành vi của Nguyễn Văn Q không phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 202 BLHS, vì theo hợp đồng với bà Huỳnh Thị A là chủ xe ô tô tải, Q được trả tiền công theo mỗi chuyến xe, nên việc Q cho đỗ xe bên lề đường, trước cửa nhà bà A là Q đã kết thúc giao dịch dân sự; do vậy, việc chủ xe không thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn theo quy định là trách nhiệm thuộc về bà A. Hơn nữa, mãi đến 02 ngày sau kể từ khi Q đỗ xa tại vị trí đó mới xảy ra vụ tai nạn, việc anh P điều khiển xe mô tô trong tình trạng uống rượu say (nồng độ cồn đo được 0.56 miligam/lít khí thở), thiếu quan sát, không làm chủ tốc độ, tự đâm vào phía sau xe ô tô đang đỗ gây tử xong, đó mới chính là nguyên nhân xảy ra tai nạn.
Để xác định hành vi mà Nguyễn Văn Q đã thực hiện có là tội phạm gì, Văn phòng luật sư Dragon nghiên cứu hồ sơ rất kỹ lưỡng xem xét thật khách quan, toàn diện và cụ thể các yếu tố có liên quan. Phân công luật sư với bề dầy kinh nghiệm trong quá trình tham gia các vụ án Hình Sự, để nhận định hành vi mà Nguyễn Văn Q đã thực hiện không đủ cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 202 BLHS, nhưng từ mối quan hệ biện pháp chứng giữa nguyên nhân và hậu của vụ án, sẽ là phù hợp hơn nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với Nguyễn Văn Q về tội “cản trở giao thông đường bộ” theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 203 BLHS vì mấy lý do sau:
Thứ nhất, theo thỏa thuận giữa Q và bà A, Q được trả tiền công theo mỗi chuyến xe, mà theo đó, mỗi chuyến xe được bắt đầu từ khi Q đưa xe đến địa điểm nhận hàng hóa, theo dõi việc xếp hàng hóa lên xe, lái xe đến điểm giao hàng, theo dõi việc bốc dỡ hàng hóa và đưa xe về đỗ tại vị trí chủ xe quy định. Ngày 11/11/2012, sau khi hoàn thành công việc được giao là vận chuyển xong chuyến hàng, Q điều khiển xe ô tô tải về đỗ trên lề đường quốc lộ bên phải theo hướng đi của xe, trước cửa nhà của bà A; vị trí đỗ xe theo biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn: chiều rộng mặt đường 09m, tâm bánh trước sát lề phải theo hướng xe đỗ, tâm bánh sau cách lề phải theo hướng đỗ 30 cm. Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định do anh Lâm Văn P đã không làm chủ tốc độ, thiếu sát, điều khiển xe mô tô, thiếu quan sát, điều khiển xe mô tô tham gia giao thông mà nồng độ cồn vượt mức quy định đâm từ phía sau xe ô tô đang đỗ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên tại thời điểm xảy ra tai nạn Q không tham gia điều khiển xe ô tô nói trên, xe vẫn còn đang đỗ tại vị trí và bà A đang thực hiện đầy đủ các quyền năng thuộc quyền sở hữu chiếc xe đó, nên không thể viện dẫn khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013 quy kết trách nhiệm của Q về hành vi này. Hơn nữa, tại khoản 1 Điều 202 BLHS quy định: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì…” Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. Để truy cứu TNHS người thực hiện hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 BLHS, cần xác định những quy định cụ thể nào về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật GTĐB bị vi phạm, như: việc chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách các phương tiện tham gia giao thông; vượt xe, chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng, đỗ xe trên đường (trong và ngoài đô thị);…
Trong vụ án này, thời điểm xảy ra vụ tai nạn là khoảng 22h ngày 13/11/2012, nghĩa là cách thời điểm Q bàn giao xe cho bà A ít nhất là 02 ngày. Trong khoảng thời gian này, theo hợp đồng thỏa thuận Q không phải là người điều khiển phương tiện, nên không thể dẫn chiếu các quy định tại điểm a,b,d theo khoản 3 Điều 18 luật GTĐB để truy cứu TNHS đối với Q về tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS. Mặt khác, theo quy định tại điểm b, khoản 3 của Điều 18 Luật GTĐB về dừng xe, đỗ trên đường bộ, người điều khiển phương tiện khi đỗ xe trên đường bộ phải “đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường thì phải cho xe dừng đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình” Luật chỉ quy định chung chung như thế, còn hiểu như thế nào là sát mép đường, khoảng cách tính từ méo đường bên phải theo chiều đi của mình tối thiểu phải là bao nhiêu centimet mới gọi là “sát” thì chưa có điều luật cụ thể nào quy định nội dung này. Trong khi đó, tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ về dừng xe, đỗ xe trên đường phố lại quy định cụ thể hơn, theo đó: “phải cho xe dừng, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu là 20 mét”. Đây là vướng mắc mà thời gian qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành hướng dẫn thống nhất áp dụng, nên trong thực tiễn xét xử cũng đã phát sinh quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi xem xét đánh giá tình tiết này. Tại Biên bản khám nghiệm hiện trường tại nơi xảy ra vụ tai nạn mổ ta: “Chiều rộng mặt đường 09m, tâm bánh trước sát lề phải theo hướng xe đỗ, tâm bánh sau cách lề phải theo hướng đỗ 30 cm”. Chiếu theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ, đây là trường hợp đỗ xe trên đường quốc lộ, chứ không phải đỗ xe trong khu vực nội thị, đường phố nên được xem là trường hợp đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình, nghĩa là Q không vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 18 Luật GTĐB.
Thứ hai, nếu cho rằng từ thời điểm Q bàn giao xe, chìa khóa xe và các giấy tờ xe cho bà A thì nghĩa vụ của Q đối với phương tiện vận tải đó đã chấm dứt, đồng thời làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý của chủ xe (bà A) với phương tiện mà mình là chủ sở hữu, nên bà A phải có trách nhiệm thực hiện đúng, đủ mọi quy định của pháp luật liên quan đến đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khác biết có xe ô tô đang đỗ sát mép đường là chưa chưa thật sự thuyết phục. bỡi lẽ, theo quy định tại điểm a và điểm d theo khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện khi đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau: “a) có tín hiệu báo người điều khiển phương tiện khác biết;… d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi dã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy, phải đặt ngay biển báo nguy hiểm ở phía trước và phái sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết”. Việc sau khi tắt máy và kháo cửa ra khỏi xe trong khi chưa thực hiện đầy đủ quy trình tại điểm 1, điểm d như trên là thuộc trách nhiệm dân sự của mình theo hợp đồng với chiếc xe, nên nếu có xảy ra tai nạn khi xe ô tô đang đỗ trong khoảng thời gian đó thì Q được loại trừ trách nhiệm. Pháp luật hiện hành không quy định nếu là chủ xe thì phải biết lái xe, nên không thể cho rằng việc làm thế nào để bảo đảm vị trí đỗ xe đúng theo quy tắc, quy định của pháp luật về giao thông đường bộ cần phải thực hiện các biện pháp gì để bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện khác biết có xe ô tô đang đỗ trên đường, nhất là ban đêm…trách nhiệm của chủ xe. Giả sử vụ tai nạn dẫn đến anh P từ vong xảy ra ngay khi Q vừa rời khỏi xe thì trách nhiệm rỗ ràng vẫn thuộc về Q. Nhà làm luật quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm của người điều khiển phương tiện khi đỗ xe trên đường bộ theo hướng không giới hạn về mặt thời gian, nghĩa là, bất kể thời gian đỗ xe dài hay ngắn, ban ngày hay ban đêm… người trực tiếp điều khiển phương tiện đó có trách nhiệm phải thực hiện đúng các quy định mà pháp luật đã đề ra. Hơn nữa chúng ta cũng không tìm thấy văn bản quy phạm pháp luật nào chứa đựng quy định buộc chủ phương tiện (không đồng thời là người điều khiển) phải thực hiện những quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ.
Thứ ba, rõ ràng trong vụ tai nạn này Q đã có lỗi, lỗi này liên quan trực tiếp đến cái chết của nạn nhân, nên Q phải chịu trách nhiệm tương xứng với tính chất mức độ lỗi mình gây ra. Điều 203 BLHS có quy định về tội “cản trở giao thông đường bộ” cụ thể:
“1. Người nào có một trong các hành vi sau gây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
e) Lấn chiếm, lạm dụng vỉa hè, lòng đường;
f) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ
….
Đối chiếu với tình tiết vụ án cho thấy, dù tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn Q không điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhưng khi đỗ xe trên đường bộ với tư cách là người đang điều khiển phương tiện đó Q phải thực hiện đầy đủ các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông khác. Việc Q cho đỗ xe trên đường bộ và phía trước khi rời khỏi xe đã không đặt tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết xe ô tô tải đang đỗ kể cả ngày lẫn đêm; không đặt biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trên xe ô tô đỗ chiếm một phần mặt đường dành cho các phương tiện lưu thông là rất nguy hiểm; Q nhận thức được rằng không thực hiện đúng những quy định trên, nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn và hậu quả khó lường, nghĩa là Q đã có lỗi. hành vi không thực hiện đúng quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm anh P tử vong, anh P điều khiển xe mô tô tham gia giao thông vào ban đêm (22 giờ), trong điều kiện trời tối, tầm nhìn hạn chế, phía trước có chướng ngại vật là xe ô tô đõ sát mép đường nhưng lại không có bất kỳ cảnh báo “nguy hiểm” nào để người và phương tiện tham gia giao thông nhận biết từ xa để tránh. Hơn nữa, anh P dã không làm chủ tốc độ, thiếu quan sát, điều khiển xe mô tô tham gia giao thông mà nồng độ cồn vượt quy định đâm từ phía sau xe ô tô, nên nạn nhân cũng có phần lỗi.
Từ những phân tích trên, Luật sư Hà Nội có thể khẳng định Nguyễn Văn Q không phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 202 BLHS như bản án hình sự thẩm của tòa án nhân dân quận X tại Hà Nội đã tuyên.
Qua đó có cơ sở để truy cứu TNHS đối với Nguyễn Văn Q về tội “cản trở giao thông đường bộ” theo điểm h khoản 1 Điều 203 BLHS.
Tư vấn luật giao thông đường bộ trực tuyến : 1900 599 979