Tại Hà Nội, Ban Nội chính TW tổ chức hội thảo Bàn về sửa các tội liên quan đến hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ. trong đó có ý kiến chuyên gia nước ngoài cho rằng VN nên bổ sung tài sản nhận hối lộ bao gồm cả lợi ích phi vật chất vào trong luật. Ví dụ như hối lộ bằng tình dục…
– Theo Luật sư, Việt Nam có nên ghi nhận quan điểm này? Việc lâu nay Việt Nam chỉ qui định của hối lộ là tài sản vật chất có bỏ lọt tội phạm?
– Theo ý kiến của Luật sư Hà Nội có nên bỏ tội danh Môi giới hối lộ, mà xem hành vi môi giới là đồng phạm với hành vi đưa hối lộ được k?
Luật sư tư vấn trả lời ý 1:
1. Với việc sửa đổi bổ sung BLHS sắp tới. Các Luật sư cũng nhận thấy thực tế việc Nhận, Đưa và Môi giới hối lộ bằng các lợi ích phi vật chất như: Tình Dục; cho đi chơi, du lịch, cho thăng chức, tặng bằng khen hoặc các việc khác(Lợi ích tinh thần) là có trên thưc tế nhưng khi đưa tài sản là các lợi ích phi vật chất đặc biệt là hành vi hối lộ bằng tình dục, vào cầu thành tội phạm nhóm tội phạm trên thì không đơn giản.
Bởi lẽ: Tình dục xét ở góc độ sinh học thì đó là một hoạt động bình thường, một nhu cầu tất yếu của đời sống con người. Nếu hai người Nam và Nữ(Hoặc hai nam hai nữ) quan hệ tình dục với nhau, trước hết đó là nhu cầu sinh lý bình thường của họ.
Nếu chứng minh được họ vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng thì đã có Luật hôn nhân và gia đình ; Điều 147, Bộ luật Hình sự Luật Hình sự điều chỉnh.
Nếu buộc họ vi phạm nhóm tội này thì phải chứng minh được rõ việc. Đưa, Nhận, môi giới hối lộ tình dục để sử dụng vào mục đích nhận lại một lợi ích nào đó từ người có chức có quyền. Chứng minh được nhận thức(Mặt chủ quan của tội phạm) của hai người phải là Tình dục đổi lây lợi ích khác. Chứng minh được tình dục và nhận lợi ích do người có chức vụ có mối quan hệ nhân quả với nhau. Trên thực tế để chứng minh được việc đó để luật hóa là rất khó.
Từ phân tích nêu trên Luật sư cho rằng không nên Luật hóa việc Đưa, Nhân, Môi giới hối lộ tình dục hoặc lợi ích phi vật chất là tình tiết định khung. Khi các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được thỏa mãn Mặt chủ quan của tội phạm thì nên ghi nhận là: Tình tiết tăng nặng tại điều 48 Bộ Luật Hình sự thì Phù hợp hơn.
Đưa vào là tình tiết tăng nặng cũng không bỏ lọt tội phạm, vì trước hết phải chứng minh được cấu thành tội phạm này và áp dụng tình tiết tăng nặng theo điều 48 BLHS.
Nếu theo quan điểm của ông Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, coi Tình dục là một loại hàng hóa Phi Vật chất để qui định luật hóa trong BLHS, thì dễ dẫn đến tư tưởng coi Tình Dục là một dạng vật chất. Đã là Vật chất thì sẽ được Bán, cho, tặng, trao đổi trên thị trường ( theo qui định của Luật dân sự và các chế định khác). Việc này thì Nhà nước Việt Nam đang coi hoạt động bán dâm(Một hành vi cụ thể trong hoạt động tình dục) là hành vi bị cấm. Đi ngược lại rất nhiều chế định pháp luật hiện hành.
Trả lời quan điểm của luật sư Hà Nội ý 2:
1. Bộ Luật hình sự không định nghĩa thế nào là hành vì “Môi giới” thế nào là hành vi “Đưa hối lộ”. Nhưng theo Đại Từ điển Tiếng Việt Môi Giới có nghĩa là “người làm trung gian, giúp hai bên tiếp xúc, trao đổi việc gì”. Từ đó Khoa học Luật hình sự đã phân tích Môi giới hối lộ có thể hiệu: là hình thức trung gian giúp sức vào việc xác lập và thỏa thuận việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa, thỏa thuận của hối lộ và theo sự ủy nhiệm của người đưa chuyển của hối lộ cho người nhận”.
Nếu hiểu theo đúng nghĩa của quy định này thì người làm môi giới hối lộ là chỉ cần truyền đạt thỏa thuận hối lộ giữa các bên đưa hối lộ và nhận hối lộ là tội phạm đó hoàn thành. Tuy nhiên, trong thực tiễn, do mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ giữa tội làm môi giới hối lộ với tội đưa hối lộ và nhận hối lộ nên thời điểm hoàn thành của tội phạm này phải tương ứng với thời điểm hoàn thành hai tội phạm trên mới chính xác. Tính chất nguy hiểm của hành vi làm môi giới hối lộ chỉ thể hiện khi có hành vi hối lộ (đưa hoặc nhận hối lộ).
Hành vi làm môi giới hối lộ còn có một đặc điểm là nó được chủ thể (người môi giới) thực hiện một cách khách quan, theo sự yêu cầu của các bên, thể hiện vai trò làm cầu nối của chủ thể đối với việc đưa và nhận hối lộ. Hành vi làm môi giới chủ yếu nhằm giúp các bên đi đến thỏa thuận hối lộ chứ không can thiệp vào nội dung thỏa thuận.
Còn Hành vi đưa hối lộ là can thiệp trực tiếp vào mong muốn của người đưa và người nhận hối lộ.
2. Hành vi Đưa hối lộ được hiểu là Trao, hoặc sẽ trao trực tiếp, hoặc gián tiếp các loại vật chất cho người có chức vụ quyền hạn, để nhận lại một sự có lợi nào đó can thiệp trực tiếp vào mong muốn của người đưa và người nhận hối lộ.
Từ đó có thể thấy. Đối tượng tác động đến của hai tội này là giống nhau cùng là: Người có chức vụ quyền hạn. Nhưng Mục đích(Trong mặt chủ quan của tội phạm) của người có Hành vi Môi giới là Cầu nối Còn trong tội Đưa hối lộ là Đưa vật chất để can thiệp trực tiếp vào mong muốn của mình; thực hiện hành vi khách quan và vai trò của hai loại tội phạm này lại khác nhau.
Kết Luận: Không thể bỏ tội Môi giới hối lộ.
Quan điểm riêng của Luật sư :Lê Huy Quang công ty Luật Dragon – Đoàn Luật sư Hà Nội.