Rất nhiều người quan tâm đến luật giao thông đường bộ, liên quan đến quy định về xe ưu tiên lưu thông trên đường cao tốc
Trong luật giao thông đường bộ chưa có quy định về về xe ưu tiên lưu thông trên cao tốc. Luật giao thông đường bộ ra đời năm 2008, đến năm 2010 VN mới có cao tốc. Vậy ta có nên có văn bản hướng dẫn đối với xe ưu tiên đi trên cao tốc hay sửa luật giao thông đường bộ năm 2008. Nhìn nhận qua vụ tai nạn giao thông ở pháp vân cầu giẽ.
Theo luật sư giỏi chuyên giải quyết vụ án giao thông cho biết
Luật giao thông thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
- Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
- a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
- b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
- c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
- d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
- Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
- Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên”.
Căn cứ vào quy định nêu trên của Luật giao thông đường bộ năm 2008 đối chiếu với vụ tai nạn xảy ra thì chưa có quy định rõ về trường hợp xe ưu tiên trong đó có xe cứu hỏa được đi ngược chiều vào đường cao tốc, đây là loại đường có tính chất đặc biệt (Đường cao tốc thường là làn đường có tốc độ cao, phương tiện di chuyển chủ yếu là ô tô). Việc xem xét lỗi của các bên như thế nào còn phụ thuộc vào quá trình điều tra của cơ quan điều tra ra kết luận dựa trên cơ sở thực tiễn, hiện trường xảy ra sự việc.
Tuy nhiên, thực tế việc xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc rất nguy hiểm. tôi cho rằng: Năm 2008 khi Luật Giao thông ra đời thì chưa quy định cụ thể về xe ưu tiên đặc biệt là xe cứu hỏa được chạy ngược chiều trên đường cao tốc. Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội, đường cao tốc nhiều cũng như phương tiện gia tăng mạnh, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh các quy định cho phù hợp.
- Cần bổ sung Luật Giao thông đường bộ với xe ưu tiên
Về việc có cần thiết sửa đổi Điều 22 Luật GTĐB 2008 về quyền ưu tiên của một số xe, trong đó, quy định xe ưu tiên không bị hạn chế tốc độ, được đi ngược chiều, tôi nhận thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung trường hợp xe ưu tiên được đi ngược chiều vào cao tốc nhưng phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác, như có sự phân luồng giao thông, đặt biển cảnh báo, có xe cảnh báo dẫn. Đồng thời chúng ta nên có văn bản hướng dẫn, quy định với các trường hợp cụ thể:
– Quy định trường hợp không cho phép lái xe cứu nạn đi vào lối ra của đường cao tốc; hoặc nếu đi vào từ lối ra thì phải có người hướng dẫn giao thông đóng lối ra mới cho xe ưu tiên đi vào.
– Quy định trường hợp khẩn cấp xe ưu tiên được phép đi ngược chiều trên cao tốc, nhưng chỉ áp dụng ở những đoạn không có dải phân cách cứng, xe có thể lách đi ngược chiều. Nếu buộc phải sử dụng làn ngược chiều, họ có thể đóng đường, đảm bảo an toàn rồi mới cho đi vào.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện quy trình và thường xuyên tập huấn, diễn tập cứu hộ trên cao tốc cho lực lượng chức năng.
“Quyền ưu tiên cho xe cứu nạn là phổ biến trên thế giới. Thay vì việc giới hạn, điều chỉnh thì chúng ta phải có các biện pháp đảm bảo quyền ưu tiên của lực lượng chức năng”.
Trên đây là quan điểm và ý kiến của Luật sư Hà Nội
Công ty Luật TNHH Dragon – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội liên quan đến sự việc trên.
Trân trọng!