Chỉ thị Thủ tướng cách ly xã hội trong 14 ngày kể từ 0h ngày 01 tháng 4 năm 2020
Luật sư Nguyễn Minh Long – Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) có quan điểm như sau:
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
- Căn cứ pháp lý:
- Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
- Giải đáp câu hỏi
2.1 Thời điểm nào Chính phủ công bố dịch trên toàn quốc?
Trước tiên cần xác định virus SARS-CoV-2 (dịch Covid-19) thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền năm 2007, bệnh truyền nhiễm nhóm A là các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao, trong đó bao gồm bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng nên thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 38 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
“Điều 38. Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch
- Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau:
- c) Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.”
Bên cạnh đó, khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế – xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp theo Điều 42 Luật này.
- Việc công bố dịch trên toàn quốc có ý nghĩa thế nào?
Việc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện mức độ nghiêm trọng, khả năng lây truyền nhanh và phát tán nhanh trong cộng đồng của dịch bệnh Covid-19; đồng thời qua đây cũng thể hiện sự cương quyết của Chính phủ, các cấp, nghành, các địa phương dồn mọi nguồn lực để dập các ổ dịch.
Điều này cũng có nghĩa là các biện pháp phòng chống dịch sẽ được mở rộng ở toàn bộ các tỉnh thành trong cả nước, theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu… Đây cũng chính là cơ sở để chuẩn bị ứng phó với trường hợp phải ban bố dịch khẩn cấp theo quy định tại Điều 42 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
2.3 Người dân ứng xử ra sao với việc Thủ tướng công bố dịch trên toàn quốc?
Trước việc Thủ tướng công bố dịch trên toàn quốc, người dân cả nước đã ý thức được tình trạng nghiêm trọng của dịch bệnh đang diễn ra. Do đó, đại bộ phận người dân có thái độ hưởng ứng, chấp hành nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng, thực hiện cách ly xã hội trong 14 ngày kể từ ngày 01/4/2020 vì đây chính là thời điểm vàng để chống dịch, góp phần lớn ngặn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Chỉ cần đọc tin tức báo chí cập nhật hàng ngày, có thể 02 thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP HCM trong những ngày này đường sá thưa vắng người qua lại, số lượng phương tiện giao thông liên tỉnh, nội tỉnh giảm hẳn… Có thể thấy rõ một điều rằng cả nước đang chung tay, đồng sức đồng lòng cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.
- Các Bộ, ngành thực hiện lệnh công bố đó thế nào?
Trước khi Thủ tướng có lệnh công bố dịch trên toàn quốc vào sáng ngày 01/4/2020 đã có Chỉ thị số 16 về việc thực hiện cách ly toàn xã hội của Thủ tướng. Từ lãnh đạo cấp cao tới dân thường, cả nước cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân trên cả nước.
Các bộ, ngành đã tích cực có phương án phòng, chống dịch thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Các bộ, ngành cùng vào cuộc thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo các đơn vị cấp dưới tiến hành các phương án để phòng, chống dịch bệnh trong lĩnh vực của mình, đồng thời phối hợp cùng nhau vì một mục tiêu chung.
Đơn cử Bộ Giao thông vận tải mới nhất có lệnh dừng toàn bộ hoạt động phương tiện công cộng, xe khách tỉnh đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều giảm thiểu số lượng chuyến bay/chuyến tàu trong ngày,…
Bộ Thông tin truyền thông có phương án tích cực tuyên truyền về cách phòng, chống dịch bệnh lây lan đến từng số thuê bao di động, …
Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương,… có phương án đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, ngừng xuất khẩu gạo sang nước ngoài,…
Ngay cả ngành tư pháp, các Luật sư trực thuộc văn phòng luật sư / công ty luật trên địa bàn Hà Nội cũng thể hiện tinh thần chống dịch qua các chỉ thị hỏa tốc hoãn các phiên tòa, Hướng dẫn mới nhất của Tòa án nhân dân tối cao về việc quy định cụ thể các hành vi chống đối quy định phòng, chống dịch bệnh của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sẽ bị xử lý hình sự, trừng phạt nghiêm minh để làm gương cho xã hội. …
Trên đây là một số ý kiến pháp lý của Công ty Luật Dragon về những nội dung mà Quý báo quan tâm.
Công ty Luật Dragon trân trọng cảm ơn!
Đại diện : Luật sư Nguyễn Minh Long – Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại : 1900.599.979 Hotline: 0983019109.
Trụ sở chính :Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Website : Luật sư Hà Nội Email: dragonlawfirm@gmail.com.