0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư

Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập theo quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 16-01-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : ‘thành lập tổ chức Luật sư toàn quốc’. Khi mới thành lập liên đoàn Luật sư Việt Nam có 62 Đoàn Luật sư và 5300 Luật sư tthành viên. Tính đến ngày 31-3-2017 thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có 63 Đoàn Luật sư và 11.113 Luật sư. Cơ cấu tổ chức của liên đoàn Luật sư gồm có Đạo hội Đại biểu Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn; hội đồng Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của liên đoàn. Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm có 93 Luật sư được Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra là cơ quan , là cơ quan lãnh đạo của liên đoàn Luật sư Việt Nam; Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm 93 Luật sư được Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra , là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư bầu ra, là cơ quan lãnh đạo của liên đoàn Luật sư Việt Nam  giữa hai  nhiệm kỳ của Đại Hội Đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra, là cơ quan điều hành công việc của Liên đoàn hiện nay gồm 01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch có nhiệm kỳ điều hành thường xuyên của Liên đoàn giữa các kỳ họp Ban thường vụ Liên đoàn .

Cơ quan giúp việc của liên đoàn bao gồm: Văn phòng Liên đoàn , cơ quan đại diện của Liến đoàn tại Hồ Chí Minh và 07 Ủy ban chuyên môn (gồm: Ủy ba bảo vệ quyền lợi Luật sư; ủy ban đào tạo, bồi dưỡng; ủy ban giám sát; ủy ban kinh tế, tài chính; ủy ban khen thưởng ,kỷ luật; ủy ban quan hệ quốc tế, ủy ban xây dựng luật và hỗ trợ pháp lý); và 04 đơn vị trực thuộc khác bao gồm Câu lạc bộ Luật sư Thương mại quốc tế Việt Nam; tạp chí Luật sư; trung tâm tư vấn phấp luật và trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư Việt Nam.Theo quy định của điều lệ thì Liên đoàn  có thể thành lập thêm các cơ quan, đơn vị theo đề nghị của ban thường vụ liên đoàn và được Hội đồng Luật sư toàn quốc thông qua

Đoàn Luật sư tổ chức xã hội-nghề nghiệp được ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập  khi có từ 03 Luật sư trở lên. Điều 60 Luật luật sư quy định :‘tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề Luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn Luật sư’. Các đoàn Luật sư hiên nay được chia theo các nhóm căn cứ vào số lượng như sau :

Nhóm 1

Đoàn Luật sư có 3000 Luật sư trở lên có 02 Đoàn Luật sư ;

Đoàn Luật sư thành phố hà nội có 3015 Luật sư;

Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có 4608 Luật sư;

 

Nhóm 2

Đoàn Luật sư có từ 190 đến 3000 Luật sư thì có 03 Đoàn Luật sư

Đoàn Luật sư Đông Nai có 296 Luật sư;

Đoàn Luật sư Bà Rịa- Vũng Tàu có 195 Luật sư;

Đoàn Luật sư Thành phố Cần thơ có 238 Luật sư;

Nhóm 3

Đoàn Luật sư có số lượng 100 đến 200 Luật sư có 04 Đoàn Luật sư

Đoàn Luật sư Thành phố Đà Nẵng có 198 Luật sư;

Đoàn Luật sư Thành phố Hải Phòng có 167 Luật sư;

Đoàn Luật sư Bình Dương  có 115 Luật sư;

Đoàn Luật sư Nghệ An có 105 Luật sư;

 

Nhóm 4

Các Đoàn Luật sư còn lại có số lượng từ 30 đến 100 Luật sư bao gồm 32 Luật sư

Đoàn Luật sư Gia Lai; Quảng Ngãi; Bình Thuận; Cà Mau; Bình Định;  Quảng Bình; Sóc Trăng;  Hưng Yên;  Hải Dương; Vĩnh Phúc; Bến Tre; Tây Ninh;  Quảng Nam; Thái Nguyên;  Kiên Giang; Phú Thọ;  Nam Định;  Bắc Giang; Bắc Ninh; Thừa Thiên-Huế; Đồng Tháp; Vĩnh Long; Khánh Hòa; Tiền Giang; Thanh Hóa; Đắk Lắk; Bình Phước; Quảng Ninh; An Giang; Thái Bình; Long An; Lâm Đồng.
Nhóm 5

Các Đoàn Luật sư có số lượng dưới 30 Luật sư bao gồm 22 Đoàn Luật sư.

Đoàn Luật sư Bắc Cạn; Kom Tum; Lai Châu; Sơn La; Đắk Nông; Lạng SƠn; Lào Cai; Quảng Trị;Hậu Giang; Hòa Bình;Ninh Bình; Trà Vinh; Bạc Liêu; Cao Bằng; Điện Biên; Hà Giang; Hà Nam; Hà Tĩnh;  Ninh Thuận; Tuyên Quang; Phú Yên; Yên Bái.

 

Bộ máy nhân sự của các Đoàn Luật sư theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm :

    • Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu Luật sư của Đoàn Luật sư- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Luật sư.
    • Ban Chủ nhiệm của Đoàn Luật sư cơ quan chấp hành của Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu của Luật sư, do Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu Luật sư đề ra.
    • Hội đồng Khen thưởng, Kỷ luật của Đoàn Luật sư do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu của Luật sư của Đoàn Luật sư bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm của Đoàn Luật sư.
    • Cơ quan giúp việc cho Đoàn Luật sư là văn phòng của đoàn Luật sư . Những đoàn Luật sư có đông Luật sư như Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có thành lập một số ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc như : Ban học tập, Ban đối ngoại ; ban bảo vệ quyền lợi Luật sư, câu lạc bộ Luật sư tập thể , câu lạc bộ Luật sư nữ, hội cựu chiến binh Luật sư,v.vv..Nhìn lại mô hình tổ chức xã hội – nghề nghiệp Luật sư ở Việt Nam đã được Luật sư và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định, có thể đưa ra một số nhận xét sau:

      + Hội đồng Luật sư toàn quốc, tróng số 07 năm vừa qua, đã phát huy được vai trò là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa 02 nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc. Hội đồng đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng về tổ chức nhân sự của Liên đoàn, thông qua các nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn Luật sư Việt Nam hành năm; ban hành bộ Quy tắc Đạo đức Ứng xử nghề nghiệp luật sưViệt Nam, là cơ sở xây dựng các giá tị chuẩn mực của nghề Luật sư, qua đó, đã tập hợp đội ngũ Luật sư dưới mái nhà chung là Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tuy vậy, Hội đồng Luật sư toàn quốc cũng không tránh khỏi một số bất cập như: Do lấy mục tiêu đại diện của các Đoàn Luật sư có thành phần trong Hội đồng Luật sư toàn quốc không đồng đều . Một số ủy viên Hội đồng Luật sư không thể tham dự hết dẫn đến việc triển khai các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc tới các thành viên còn chậm và chưa hiệu quả . Việc tiếp thu và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của Luật sư thành viên tới hội đồng Luật sư toàn quốc cũng được phát huy đầy đủ và toàn diện.

      Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ở cả khóa 1 và khóa 2 đều được Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định gồm 21 ủy viên. “Ban Thường vụ Liên đoàn do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu ra trong số các Ủy viên. Số lượng các ủy viên không vượt quá hai mươi mốt (21)Luật sư”. Ban Thường vụ Liên đoàn là xơ quan điều hành mọi hoạt động Liên đoàn giữa 02 kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc. Ban Thường vụ Liên đoàn họp ít nhất 03 phiên họp trong 01 năm(Điều 8 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam). Nhờ khả năng ứng dụng công nghệ công thông tin nên nhiều hoạt động của Liên đoàn đã được Ban Thường vụ quyết định điều hành không chỉ thông qua các phiên họp trực tiếp, mà còn thông qua thư điện tử do đó các hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã được liên thông, hạn chế ách tắc. Hoạt động của Ban thường vụ Liên đoàn cũng đóng góp không nhỏ vào những thành công của Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong những năm qua. Tuy vậy, mô hình tổ chức của Ban Thượng vụ Liên đoàn như hiện nay vẫn còn một số bất cập cụ thể là: Đa số uy viên Ban Thường vụ Liên đoàn là kiêm nhiệm, nghĩa là vừa hành nghề Luật sư vừa thực hiện chức trách ủy Ban Thường vụ Liên đoàn.Nhiệm kỳ I của Liên đoàn chỉ có 03 ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn là Chủ tịch của Liên đoàn, Phó Chủ tịch thường trực và Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký là hoạt động chuyên trách). Nhiệm kỳ II của Liên Đoàn có 01 ủy viên Ban Thường vụ Liên Đoàn  là Chu tịch Liên đoàn hoạt động chuyên trách, còn lại 20 ủy viên là Ban Thường vụ Liên đoàn hoạt động kiêm nghiệm. Tình trạng ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn nói riên và của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói chung. Liên đoàn Luật sư Việt Nam hiện nay đang thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị pháp lý liên qua đến hoạt động xây dựng chính sách pháp luật.Vì thế, Ban Thường vụ Liên đoàn và Lien đoàn Luật sư Việt Nam mà còn phải quan hệ và xử lý các vấn đề liên quan đén các cơ quan trung ương chỉ có thể được nâng cao khi Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong các quan hệ đó. Ngược lại, nếu không có người tham gia, gắn kết với các cơ quan nhà nước thì Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ đánh mất thời cơ để xác lập đại vị uy tín  với Nhà nước và xã hội. Đây là một trong những vấn đề quan trong phải được tính tới khi thiết kế mô hình tổ chức bộ máy nhân sự trong Điều lệ  Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ sắp tới.

      Như đã phân tích ở trên, mô hình Hiệp hội Luật sư Nhật Bản (Nichibenren) với 71 ủy viên Ban Thường vụ hoạt động chuyên trách để xem xét điều hành công việc hằng ngày của Hiệp hội theo ủy thác  của Chủ tịch là mô hình tiêu biểu cần được tham khảo, hướng tới mục tiêu xây dựng một hiệp hội, một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động có hiệu quả.

      Hiện nay, nhiệm kỳ của Hội đồng  Luật sư toàn quốc và Ban Thường vụ Liên đoàn, Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 05 năm. Với nhiệm kỳ dài như vậy thì rất ít Luật sư có sự uy tín, thương hiệu tạm gác hoạt động nghề nghiệp Luật sư để thực hiện công việc chuyên trách trong tỏ chức xã hội – nghề nghiệp. Vì vậy, nên rút ngắn thời gian nhiệm kỳ  Liên đoàn Luật sư Việt Nam để tạo cơ hội cho đội ngũ Luật sư có thể của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

      Theo quy định tại khoản 8 điều 8 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm Chủ  tịch và các Phó Chủ tịch. Nhiệm kỳ I của Liên đoàn, thường tục gồm Chủ tịch và 04 Phó Chủ tịch. Trong đó, có 02 Phó Chủ Tịch và Chủ tịch làm việc chuyên trách, còn lại các Phó Chủ tịch liên đoàn  đều hoạt động kiêm nhiệm. Tuy vậy, trong thời gian 02 năm, từ ngày 19-04-2015 đến ngày 19-04-2017, thường trực hoạt động tương đối hiệu quả và đã phối hợp chặt chẽ  trong tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Về cơ bản, những nhiệm vụ trong tâm của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trong 02 năm qua đã được triển khai nghiêm túc  đạt được những hiệu quả đáng nghi nhận. Các Phó chủ tịch Liên đoàn mặc dù kiêm nhiệm nhưng đã dành nhiều thời gian, công sức cho hoạt động chung  của Liên đoàn. Tuy vậy, vì yêu cầu của liên đoàn là phải xử lý các yêu cầu hành ngày của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nếu các Phó Chủ tịch Liên đoàn  mà không hoạt động kiêm nhiệm như hiện nay tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Về lâu dài, khó có thể  xây dưng một Liên đoàn Luật sư vững mạnh, có uy tín, tạo niềm tin vững chắc dối với nhà nước và xã hội, là một trong những vấn đề cần quan tâm và sửa đổi, bổ sung  vào Điều lệ Liên đoàn Luật sư trong nhiệm kỳ III sắp tới.

      Đối với cơ quan giúp việc, các ủy ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Lên đoàn Luật sư Việt Nam bao gồm: Văn phòng liên đoàn, Cơ quan đại diện Liên đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh, 07 Ủy ban, 04 đơn vị trực thuộc cần được xác định vai trò như : “xương sườn” cùng hệ thống “xương sống” là Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn và Thường trực Liên đoàn làm nên bộ khung cho  “cơ thể” Liên Đoàn Luật sư Việt Nam. Cơ thể đó chỉ có thể “cường tráng, khỏe mạnh” khi có một bộ khung vững chắc.

      Trong thời gian qua, các cơ quan và đơn vị trực thuộc liên đoàn Luật sư Việt Nam đã chủ động triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao như thực hiện công tác quản lý Luật sư theo chế độ tư quản, công tác bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan tới Luật sư, công tác giám sát hoạt động hành nghề Luật sư, hoạt động hợp tác quốc tế,v.v.. Hoạt động của các ủy ban và đơn vị đã đạt được  những kết quả rất đán ghi nhận, đóng góp quan trọng làm nên thành công của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư, từ đó, tạo niềm tin cho chính đội ngũ Luật sư đối với tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư. Trong hơn 07 năm qua, các ủy ban và đơn vị thuộc Liên đoàn đã tổ chức hàng trăm lớp bồi dưỡng Luật sư với hơn 10.000 lượt Luật sư tham dự, bảo vệ được trên 100 trường hợp về quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư, giải quyết được hơn 500 thư khiếu nại, tố cáo có liên quan tới Luật sư ,v.v.. .Ngoài ra, hoạt động quan hệ quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng được củng cố, mở rộng bằng việc quan hệ với hàng chục Hiệp hội tương đối sôi nổi, một phần do sự chủ động, nỗ lực của đội ngũ Luật sư, một phần do sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của Nhà nước, sự giúp đỡ của tổ chức quốc tế. Trong nhiệm kỳ I, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nhận được hành chục tỷ đồng mỗi năm để đưa vào các hoạt động, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Liên đoàn và chất lượng của đội ngũ Luật sư.

      Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm và kết quả đạt được nêu trên , các ủy ban và đơn vị thuộc Liên đoàn cũng bộc lộ một số điểm hạn chế, khuyết điểm cần được nhận diện đầy sđủ để khác phục và xây dựng bổ sung  trong việc sửa đổi Điều lệ Lien đoàn Luật sư Việt Nam tại nhiệm  kỳ III sắp tới. Một trong những bất cập lớn nhất là toàn bộ máy lãnh đạo (trừ Văn phòng Liên đoàn ). Do tính chất của ủy ban chuyên môn cũng phải xử lý công việc hàng ngày của Liên đoàn , nhưng chỉ có nhân viên làm đầu mối của ủy ban hoạt động chuyên trách thì khó có thể đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc.

      Mặc dù Ban Thường vụ Liên đoàn có nhiều cố gắng trong việc xây dựng thành lập bộ máy hoạt động của ủy ban chuyên môn của Liên đoàn, ban hành quy chế hoạt động của ủy ban để đưa hoạt động vào nề nếp, nhưng trên thực tế, hoạt động còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả từ Chủ nhiệm ủy ban với Phó Chủ nhiệm, các ủy viên và nhân viên giúp việc ủy ban. Hầu hết các vị trí lãnh đạo là các Luật sư hoạt động kiêm nhiệm, trong khi không thể chỉ trao đổi  qua thư điện tử là có thể giải quyết thấu đáo được hết các công việc, công việc chủ yếu do Chủ Nhiệm đảm nhận, còn vai trò giúp việc, hỗ trợ các Phó Chủ nhiệm của nhiều ủy ban còn khá mờ nhạt. Thực tiễn này cũng cần phải trao đổi và xe xét để củng cố và thiết kế bộ máy, nhân sự các ủy ban khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong nhiệm kỳ III.

      Tổ chức nhân sự của Đoàn Luật sư được điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định thống nhất bao gồm: Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư và hội đồng khen thưởng, kỷ luật các Đoàn Luật sư. Thực tế cho thấy, các Luật sư giữ chức danh trong Ban Chủ Nhiệm và Hội đồng Khen thưởng, Kỷ luật đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn Luật sư trong việc quản lý Luật sư theo chế độ tự quản, phối hợp với hoạt động của cơ quan nhà nước tại địa phương. Trong gần 10 năm trở lại đây, hoạt động của Đoàn Luật sư góp phần quan trọng trong việc phát triển cho đội ngũ Luật sư , từng bước góp phần năng cao chất lượng đội ngũ Luật sư, gắn kết các Luật sư với hoạt động của các đoàn Luật sư. Đồng thời, các đoàn Luật sư cũng tham gia vào triển khai các nghị quyết của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Ban Chủ nhiệm các  Đoàn Luật sư để thục hiện  các nhiệm vụ chính trị – pháp lý được Đảng, chính quyền giao phó. Trong hơn 30 năm đổi mới, nhiều Đoàn Luật sư đã đạt được những thành tựu rất dáng ghi nhận trong việc xây dựng tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư và phát triển đội ngũ Luật sư địa phương .

      Mô hình tổ chức, bộ máy, nhân sự, của Đoàn Luật sư vẫn còn một số hạn chế sau :

      Do điều lệ Đoàn Luật sư Việt Nam không quy định Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có bộ phận chuyên trách, nên hầu hết Ban Chủ nhiệm và Hội đồng Khen thưởng, Kỷ luật không thể dành hoàn toàn thời gian cho sự hoạt động của Đoàn Luật sư, mà chỉ tập trung  vào việc giải quyết các sự vụ hành chính, trong khi đó những vấn đề chuyên môn để nâng cao chất lượng chưa được đầu tư thích đáng.

      Nhiệm kỳ của Đoàn Luật sư là tương đối dài (5 năm ), do đó, ít có Luật sư nào dám dừng hoạt động nghề nghiệp Luật sư trong một thời gian dài như vậy để hoạt động chuyên trách cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư.

      Sự phát triển không đồng đều của đội ngũ Luật sư ở các vùng miền cũng là một bất cập trong tổ chức, bộ máy hoạt động của các Đoàn Luật sư. Số lượng Luật sư của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội có khoảng trên 3000 Luật sư, Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 4500 Luật sư, chiếm 2/3 số lượng Luật sư cả nước. Trong khi Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định về tổ chức bộ máy không có sự khác biệt giữa các Đoàn Luật sư có nhiều Luật sư với các Đoàn Luật sư có ít Luật sư. Vì thế, cần cân nhắc không để tình trang một Đoàn Luật sư có quá đông Luật sư vì điều đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý Luật sư theo chế độ tự quản.

      1. KẾT LUẬN

      Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư có yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển nghề nghiệp của Luật sư và đội ngũ Luật sư. Nhưng mô hình tổ chức, bộ máy, nhân sự, như tổ chức bộ máy này cần được tổng kết, rút kinh nghiệm qua từng thời kỳ để ngày một hoàn thiện và hoạt đông có hiệu quả.

      Trước yêu cầu phát triển của đất nước, cần xây dựng tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư mạnh, có uy tín trong nước và quốc tế, phát triển nghề Luật sư, đội ngũ Luật sư Việt Nam về cả chất và lượng để đóng góp nhiều hơn cho công cuộc cải cách tư pháp , xây dựng nhà nước pháp quyền  xã hội chủ nghĩa , thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn Luật sư trở thành ‘ngôi nhà chung’ của giới Luật sư Việt Nam, là cầu nối vững chắc giữa Đảng, Nhà nước với đội ngũ Luật sư và ngược lại.

================================================

Kỳ trước: Luật Sư Là Một Tổ Chức Nghề Nghiệp Xã Hội Bảo Vệ Pháp Quyền