Công ty luật Hà Nội: Cty 100% vốn nước ngoài có thể đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản
CHUYÊN MỤC TƯ VẤN LUẬT
Khách hàng hỏi:
1. Công ty 100% vốn nước ngoài có thể tham gia đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản 100% hay không? Có bắt buộc phải liên doanh với một doanh nghiệp VN hay ko?
2. Trong trường hợp nếu phải liên doanh thì tỉ lệ là bao nhiêu? Nếu trong lĩnh vực khai thác đá (Đá xây dựng, granite..) thì có điều kiện gì đặc biệt hay không?
3. Công ty 100% vốn Hàn Quốc có thể khai đầu tư khai thác 100% trong lĩnh vực khai thác đá tại Ninh Thuận hay không?
4. Trong đầu tư khai thác đá, có phải với từng diện tích khác nhau thì sẽ có những quy định và giới hạn về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay không? nếu có thì khác nhau như thế nào? (ví dụ trên 10ha thì dk như thế nào? dưới 10ha đến 5ha, dưới 5ha… chẳng hạn??) Với những diện tích khác nhau sẽ có các cơ quan khác nhau phụ trách việc cấp phép xây dựng có đúng ko??
5. Cơ quan nào sẽ quản lý việc cấp giấy phép đầu tư cho lĩnh vực khai thác đá xây dựng này? Thủ tục cụ thể? (trung ương? tỉnh? địa phương?
6.Mỗi dự án sẽ giới hạn trong bao nhiêu năm? Hết hạn muốn gia hạn thì phải làm như thế nào? (có phải dự án đầu tiên là trong 10 năm không anh?)
7. Với từng loại đá khác nhau như đá xây dựng thông thường, đá granit, đá quý thì sẽ có những quy định khai thác khác nhau có phải không? Nếu có thì khác nhau như thế nào?
8. Các bước cụ thể để xin giấy phép đầu tư xây dựng? Đặc biệt là giấy phép đầu tư xây dựng khai thác đá tại Ninh Thuận?
Luật sư tư vấn Văn phòng luật sư Hà Nội Dragon trả lời:
Câu 1:
Theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2005 và theo Nghị định 160/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản thì công ty 100% vốn nước ngoài có thể tham gia đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản 100% mà không buộc phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể được quy định tại khoản 1 điều 17 Nghị định 160/2005/NĐ-CP Như sau :
“Điều 17. Phạm vi hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân
1. Phạm vi hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản được khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
b) Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam được khảo sát, thăm dò khoáng sản;
c) Cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động khoáng sản được khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác tận thu khoáng sản.”
Câu 2:
Trong trường hợp liên doanh thì theo quy định tại căn cứ vào quy định tại Điều 50, Luật Đầu tư và Điều 6, Nghị định 108/2006/N Đ-CP thì trường hợp cá nhân tổ chức nước ngoài góp vốn với tổ chức cá nhân trong nước thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần làm thủ tục tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 29, Luật đầu tư và điểm a, khoản 3, điều 6, Nghị định 108/2006/NĐ-CP thì:
Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy phép đầu tư) tại Việt Nam có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% liên doanh với doanh nghiệp trong nước để thành lập tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Giáy phép đầu tư) tại Việt Nam có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 49% trở xuống liên doanh với doanh nghiệp trong nước thành lập tổ chức kinh tế làm thủ tục như trường hợp thành lập doanh nghiệp của doanh nghiệp trong nước.
Nếu trong lĩnh vực khai thác đá (Đá xây dựng, granite..) thì có điều kiện gì đặc biệt hay không? Vì đá xây dựng và granite là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nên chỉ cần được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản nếu có đầy đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 17 nghị định 160/2006/NĐ-CP
“ a) Có đề án thăm dò, dự án khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến phải có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò, khai thác, chế biến tiên tiến;
c) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”
Câu 3. Công ty 100% vốn Hàn Quốc có thể khai đầu tư khai thác 100% trong lĩnh vực khai thác đá tại Ninh Thuận hay không?
Do các loại đá ở Ninh Thuận chủ yếu là đá xây dựng nên công ty 100% vốn Hàn Quốc có thể khai thác 100% và việc khai thác thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì phải được cấp giấy phép khai thác của Sở tài nguyên môi trường.
4. Trong đầu tư khai thác đá, có phải với từng diện tích khác nhau thì sẽ có những quy định và giới hạn về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay không? nếu có thì khác nhau như thế nào? (ví dụ trên 10ha thì dk như thế nào? dưới 10ha đến 5ha, dưới 5ha… chẳng hạn??) Với những diện tích khác nhau sẽ có các cơ quan khác nhau phụ trách việc cấp phép xây dựng có đúng ko??
Trong đầu tư khai thác đá thì không quy định và giới hạn quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mà ở đây chỉ giới hạn diện tích khu vực khai thác khoáng sản của một giấy phép. Cụ thể quy định tại điều 27, Nghị định 160/2006/NĐ_CP như sau:
“Điều 27. Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản
Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của một giấy phép trong trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Khoáng sản không quá mười (10 ha) đối với một tổ chức và không quá một (01 ha) đối với cá nhân.”
5. Cơ quan nào sẽ quản lý việc cấp giấy phép đầu tư cho lĩnh vực khai thác đá xây dựng này? Thủ tục cụ thể? (trung ương? tỉnh? địa phương?)
Theo nghị định 108/2006/ NĐ_CP, quy định như sau:
Điều 37. Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:
c) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;
Vậy dự án này phải được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Ủy ban nhân dân thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
1. Hồ sơ đăng ký đầu tư gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
2. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không được yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ nào khác.
4. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.
- Như vậy, khai thác đá xây dựng là lĩnh vực đầu tư có điều kiện và thuộc diện thẩm tra của chính phủ.
- Công ty 100% vốn nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì có thể thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân (theo điều 7 của luật đầu tư).
Như vậy thủ tục để công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư khai thác đá xây dựng như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ làm thủ tục thẩm tra-cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm 02 phần: hồ sơ thẩm tra đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
1 – Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư – theo mẫu BM-HAPI-13-01
2 – Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
3 – Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
4 – Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
5 – Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp – Nhà đầu tư chọn một trong các loại hình dưới đây:
– Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài: – theo hướng dẫn tại BM-HAPI-13-19
– Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên – theo hướng dẫn tại BM-HAPI-13-20
– Thành lập Công ty Cổ phần – theo hướng dẫn tại BM-HAPI-13-21
– Thành lập Công ty Hợp danh – theo hướng dẫn tại BM-HAPI-13-22
Số lượng hồ sơ là 10 bộ, trong đó có ít nhất là 1 bộ gốc
Việc cấp giấy phép đầu tư cho lĩnh vực khai thác đá xây dựng sẽ do sở tài nguyên môi trường của các tỉnh cấp. Cụ thể thủ tục như sau :
. Thủ tục hồ sơ và thời gian giải quyết: Cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn
* Thủ tục hồ sơ:
– Văn bản đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường
– Đơn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản (theo mẫu);
– Báo cáo kết quả thăm dò địa chất, hoặc báo cáo kết quả khảo sát địa chất;
– Văn bản phê duyệt hoặc thẩm định báo cáo kết quả thăm dò của cơ quan có thẩm quyền;
– Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản kèm theo văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
– Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản (dự kiến) trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5.000, hệ thống toạ độ vuông góc UTM (theo mẫu);
– Bản sao văn bản về tư cách pháp lý của đơn vị (có chứng thực);
– Bản sao (có chứng thực) giấy phép đầu tư để khai thác khoáng sản (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài);
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được thẩm định, phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
* Thời gian giải quyết:
05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Mỗi dự án sẽ giới hạn trong bao nhiêu năm? Hết hạn muốn gia hạn thì phải làm như thế nào? (có phải dự án đầu tiên là trong 10 năm không anh?)
Theo điều 52- Luật đàu tư-2005 thì : Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.
Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhưng bên cạnh đó để được khai thác tài nguyên khoáng sản thì cần phải xin phép Sở tài nguyên môi trường để được cấp giấy phép khai thác tài nguyên.
Luật quy định tại Điều 44 Luật Khoáng sản được xác định trên cơ sở dự án đầu tư chế biến khoáng sản, nguồn khoáng sản hợp pháp, nhưng không quá ba mươi năm và được gia hạn theo quy định tại Điều 51 của Nghị định này.
Điều 48. Gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản
1. Giấy phép khảo sát khoáng sản được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Khu vực được phép khảo sát có diện tích từ một trăm kilômet vuông (100 km2) trở lên;
b) Chưa có tổ chức, cá nhân nào nộp đơn xin thăm dò ở khu vực xin gia hạn;
c) Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát đã hoàn thành mọi nghĩa vụ quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn.
2. Giấy phép khảo sát khoáng sản được gia hạn một lần với thời gian gia hạn không quá mười hai tháng.
Điều 49. Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được phép thăm đò khoáng sản đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn;
b) Giấy phép thăm dò còn hiệu lực ít nhất là (30) ngày;
c) Mỗi lần gia hạn phải trả lại ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích khu vực thăm dò theo giấy phép đã được cấp.
2. Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn không quá hai lần với tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng.
3. Trường hợp thời gian gia hạn của giấy phép thăm dò đã hết, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò đã thực hiện đầy đủ khối lượng thăm dò theo đề án và theo các quy định của giấy phép thăm dò mà vẫn chưa đủ căn cứ để lập dự án đầu tư khai thác thì giấy phép thăm dò được cấp lại một lần với thời hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng trên diện tích đã được gia hạn trước đó và không được gia hạn tiếp.
Điều 50. Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản
1. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn với điều kiện tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép khai thác đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của giấy phép khai thác đã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định khác của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn nhiều lần phù hợp với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa khai thác; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm.
Điều 51. Gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản
1. Giấy phép chế biến khoáng sản được gia hạn với điều kiện tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép chế biến đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của giấy phép chế biến đã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định khác của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.
2. Có nguồn khoáng sản hợp pháp bảo đảm phù hợp công suất chế biến và thời gian xin gia hạn.
3. Giấy phép chế biến khoáng sản được gia hạn nhiều lần phù hợp với nguồn khoáng sản hợp pháp; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm.
7. Với từng loại đá khác nhau như đá xây dựng thông thường, đá granite, đá quý thì sẽ có những quy định khai thác khác nhau có phải không? Nếu có thì khác nhau như thế nào?
Về việc khai thác đá xây dựng thông thường thì theo quy định sẽ không phải tiến hành thăm dò khai khoáng, còn đá granit và đá quý thì bắt buộc phải có.
Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của một giấy phép trong trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Khoáng sản không quá mười (10 ha) đối với một tổ chức và không quá một (01 ha) đối với cá nhân.”
Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản kim loại, đá quý (kim cương, ruby, saphia, êmorôt) không quá năm mươi kilômet vuông (50 km2).
8. Các bước cụ thể để xin giấy phép đầu tư xây dựng? Đặc biệt là giấy phép đầu tư xây dựng khai thác đá tại Ninh Thuận?
Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam thì ta tiến hành xin giấy phép xây dựng. Hồ sơ xin giấy phép xây dựnggồm có (2 bộ) :
1. Đơn xin cấp GPXD
2. Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao không có chứng thực thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
3. Bản đồ đo đạc vị trí khu đất do cơ quan có tư cách pháp nhân đo đạc lập (tại những nơi chưa có bản đồ địa chính).
4. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình gồm có:
– Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 – 1/500 ; kèm theo họa đồ vị trí công trình có thể hiện số lô, ranh thửa đất và ranh lộ giới.
– Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100 – 1/200.
– Mặt bằng móng, sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, chất thải, tỷ lệ 1/100-1/200.
Về giấy phép khai thác đá tại Ninh Thuận, thủ tục như sau :
– Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. – Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. – Chuyển phòng Khoáng sản kiểm tra hồ sơ; chuyển hồ sơ tới các cơ quan có chức năng thẩm định (sở Công thương, UBND huyện và tương đương) để thẩm định; – Các cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định tổ chức thẩm hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường (khi cần thiết), trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận kết quả thẩm định, gửi lại kết quả thẩm định và phê duyệt cho phòng Khoáng sản. – Phòng Khoáng sản tập hợp hồ sơ, lập tờ trình gửi UBND tỉnh xem xét, giải quyết. – Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết. – Phòng khoáng sản đăng ký nhà nước khu vực khai thác theo giấy phép. – Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Thành phần nhận hồ sơ: – Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản (theo mẫu số 07); kèm theo 07 bản đồ khu vực khai thác khoáng sản hệ toạ độ VN2000 (theo mẫu số 16), tỷ lệ bản đồ không nhỏ hơn 1/5.000; – Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản khu vực xin khai thác của UBND tỉnh Ninh Thuận đối với khai thác khoáng sản có thời gian hoạt động trên 05 năm; báo cáo đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản khu vực xin khai thác đối với dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có thời gian khai thác, kể cả thời gian gia hạn không quá 05 năm và đối với các loại khoáng sản khác ở khu vực đã được điều tra, đánh giá không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia; – Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản. Đối với dự án khai thác đá chẻ, đất và cát san lấp, cát xây dựng thì nộp Đề án khai thác không phải kèm theo Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản. – Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, Bản dự tính chi phí phục hồi môi trường (không áp dụng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông và khai thác đá chẻ); – Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước đối với tổ chức, cá nhân trong nước xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản hoặc bản sao giấy phép đầu tư đối với tổ chức nước ngoài, tổ chức liên doanh với bên nước ngoài xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản
PHÒNG TƯ VẤN LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI HÀ NỘI – CÔNG TY LUẬT DRAGON
QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬT XIN VUI LÒNG GỬI VÀO HÒM THƯ CỦA CÔNG TY LUẬT DRAGON: dragonlawfirm@gmail.com