Đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam những dấu ấn lịch sử
Những dấu ấn nổi bật trong hoạt động đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam
Học viện Tư pháp hiện đang là cơ sở đào tạo nghề luật sư duy nhất trong cả nước và sau 22 năm thành lập, Học viện đã tạo được nền móng vững chắc trong đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam với một số dấu ấn nổi bật.
Về số lượng đào tạo và các chương trình đào tạo nghề luật sư
Ngày 11/02/1998, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp được thành lập. Thực hiện Dự án TA-2853 (ADB), Trường đã triển khai lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư đầu tiên (tập sự khóa 1 với đối tượng là các luật sư thuộc diện được cấp chứng chỉ hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp từ Pháp lệnh Luật sư năm 1987 sang Pháp lệnh Luật sư năm 2001) với 125 học viên luật sư tập sự (năm 2000); khóa 2 đào tạo năm 2001 với 170 học viên tốt nghiệp. Từ chương trình đào tạo nghiệp vụ đầu tiên này, năm 2001 Trường bắt đầu tiến hành đào tạo nguồn luật sư (thời gian đào tạo 4 tháng) cho các đoàn luật sư trong cả nước: khóa 1 với số lượng đào tạo là 722 học viên luật sư; khóa 2 là 825 học viên luật sư (trong đó có 45 học viên tập sự)”. Năm 2002, nhằm thực hiện Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Trường đã triển khai đào tạo luật sư với số lượng lớn cho cả nước. Việc đào tạo luật sư từ hình thức bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn đã chuyển sang hình thức đào tạo chính quy, tập trung. Tới thời điểm hiện nay, Học viện Tư pháp đã tổ chức thành công nhiều khóa đào tạo nghề luật sư thực hiện ở các chương trình đào tạo khác nhau được áp dụng trong từng thời kỳ, với số lượng đào tạo là 39.583 học viên luật sư.
Các dấu mốc lịch sử trong hoạt động đào tạo nghề luật sư thể hiện rõ nét qua sự phát triển và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề luật sư. Xuất phát điểm từ chương trình bồi dưỡng luật sư 4 tháng, đến chương trình đào tạo 6 tháng, chương trình đào tạo 12 tháng theo hình thức niên chế và đến nay hoạt động đào tạo nghề luật sư đang được thực hiện 4 chương trình đào tạo gồm: chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; chương trình đào tạo nghề luật sư | theo hệ thống tín chỉ; chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế và chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao.
Trong số các chương trình đào tạo chức danh tư pháp hiện có của Học viện Tư pháp, chương trình đào tạo nghề luật sư luôn được xác định là trụ cột của hệ thống đào tạo nghề luật mà Học viện có sứ mệnh và chức năng được Chính phủ giao thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, chương trình đào tạo nghề luật sư cơ bản đáp ứng được nhu cầu xã hội và bước đầu có sự phát triển theo hướng ổn định về số lượng người học, đa dạng về chương trình. Với bề dày kinh nghiệm đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam, việc đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng được xác định vừa là sứ mệnh, vừa là tầm nhìn chiến lược phát triển lâu dài của Học viện Tư pháp. Chương trình đào tạo nghề luật sư ngày được xây dựng hoàn thiện, hiện đại, công bố rõ ràng về chuẩn đầu ra, phân định khối kiến thức cần biết, phải biết, nên biết; bảo đảm được tính liên thông, thuận tiện cho việc tổ chức dạy – học, có tính đến đặc thù ở từng địa phương mở lớp, phát huy tốt nhất khả năng của người học. Các chương trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp đòi hỏi sự năng động, chia sẻ, tương tác cao từ cả hai phía, người dạy và người học, trong đó việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức kỹ năng đặt trọng tâm vào khuyến khích sự chủ động chiếm lĩnh kiến thức của người học; khả năng chia sẻ, hướng dẫn của người dạy; khả năng hình thành tư duy và bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp của thầy cho trò. Phương pháp giảng dạy và học tập trong các chương trình đào tạo nghề luật sư thể hiện rõ đặc thù của phương pháp định hướng trọng tâm xây dựng tư duy và kỹ năng phản biện, tăng cường khả năng và cơ hội tiếp cận công lý, chú trọng hình thực hành kỹ năng, gắn lý luận, pháp lý với t tiễn nghề nghiệp, chú trọng hình thành kỹ năng làm việc nhóm, năng phối hợp trong thực hiện có việc cho học viên. Để thể hiện rõ thù của cơ sở đào tạo nghề cho c chức danh tư pháp có tính chất và đại học, quá trình xây dựng các chương trình đào tạo nghề luật sư của Học viện Tư pháp luôn có sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ với các đơn vị
chức năng của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các
Đoàn Luật sư, các văn phòng luật sư công ty luật… Quy trình xây dựng, trình phê duyệt các chương trình đào tạo có sự tham gia ý kiến rộng rãi của các luật sư đang hành nghề, các chuyên gia giỏi từ các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.
Trong các chương trình đào tạo nghề luật sư hiện hành, các kỹ năng chuyên sâu được thiết kế thành các bài học theo chủ đề và bảo đảm học viên được thực hành, tiếp cận với các vụ, việc thực tế. Các chia sẻ, bài học kinh nghiệm được thiết kế đan xen giúp học viên có những kiến thức chuyên sâu, đặc thù. Việc đào tạo định hướng nghề chuyên sâu là giai đoạn đào tạo tự chọn, học viên được lựa chọn trong số các học phần tự chọn thuộc 4 lĩnh vực: kỹ năn. chuyên sâu của luật sư trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp ngoài tòa án; kỹ năng chuyên sâu của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự; kỹ năng chuyên sâu của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ, việc dân sự; kỹ năng chuyên sâu của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ việc hành chính. Việc cho phép lựa chọn lĩnh vực chuyên sâu tạo điều kiện cho học viên được học phù hợp với nguyện vọng, khả năng và định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Các nội dung học tập nêu trên được thực hiện với sự tương tác tối đa giữa giảng viên và học viên, giữa học viên với nhau, tạo không gian sư phạm mở, với nguồn học liệu phong phú, hiện đại, có sự trợ giúp tích cực từ cố vấn học tập, giảng viên, nhà trường để tạo cơ hội và điều kiện cho học viên chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, hình thành tư duy, phương pháp luận, tích lũy và phát triển kinh nghiệm nghề nghiệp.
Thành công trong việc xây dựng chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao nhằm triển khai thí điểm các lớp đào tạo nghề luật sư chất lượng cao để tạo nên sự thay đổi về chất trong sản phẩm đào tạo, thông qua thi tuyển đầu vào, bố trí giảng viên giỏi và giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy; tổ chức lớp học nhóm nhỏ, trang thiết bị phòng học, thực hành nghề luật sư đầy đủ, tổng kết rút kinh nghiệm. Trên cơ sở thí điểm mô hình này thành công là bước đi thận trọng, chắc chắn để Học viện Tư pháp thực hiện định hướng triển khai thay đổi cách thức, mô
hình đào tạo của tất cả các chương trình đào tạo nghề luật sư, chú trọng | nâng cao năng lực thực hành nghề cho học viên. Đây là giải pháp chiến lược góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam.
Về đội ngũ giảng viên
Xác định giải pháp then chốt, quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục… Từ định hướng này, Học viện Tư pháp đã rất chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, cũng như giảng viên thỉnh giảng. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy nghề luật sư được đào tạo cơ bản, toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Các giảng viên thỉnh giảng đều là những giảng viên có uy tín, kinh nghiệm nghề nghiệp. Những năm qua, đội ngũ giảng viên của Học viện đã không ngừng lớn mạnh, số lượng giảng viên cơ hữu được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, bảo đảm đáp ứng đủ và tốt các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, bản lĩnh chính trị của giảng viên ngày càng vững vàng… Ngoài ra, hoạt động đào tạo nghề luật sư còn có sự tham gia của đông đảo đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đến từ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, các đoàn luật sư trong toàn quốc, viện kiểm sát, tòa án, các trường đại học luật có uy tín ở Việt Nam…
Về nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, xây dựng học liệu triển khai thực hiện chương trình đào tạo nghề luật sư.
Bên cạnh hoạt động giảng dạy, Học viên Tư pháp rất chú trọng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tham gia tích cực các hoạt động hợp tác quốc tế, phối hợp với các cơ quan hữu quan, tổ chức hành nghề luật sư, các đoàn luật sư trong toàn quốc tổ chức các hoạt động thực hành nghề, găn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
Từ năm 2001, Học viện đã biến soạn bộ giáo trình đầu tiên phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề luật sư là bộ kỹ năng hành nghề luật sư gồm 4 tập: Luật sư và nghề luật sư; Chuyên đề pháp luật liên quan đến kỹ năng hành nghề luật sư; Hợp đồng và tư vấn pháp luật; Kỹ năng tranh tụng.
Đến năm 2020, về cơ bản, học liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề luật sư đã từng bước được hoàn thiện với đầy đủ giáo trình ở cả phần đào tạo kỹ năng cơ bản và đào tạo kỹ năng chuyên sâu (phần tự chọn theo định hướng nghề của học viên). Ngoài giáo trình, tài liệu học tập quan trọng khác đối với học viên luật sư là các hồ sơ tình huống, chương trình môn học được xây dựng và thường xuyên cập nhật, bổ sung đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu về chương trình đào tạo. Song hành với hoạt động nghiên cứu biên soạn giáo trình, hồ sơ tình huống, Học viện Tư pháp đã tổ chức nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu khác phục vụ cho công tác giảng dạy có hiệu quả như sách hướng dẫn dạy và học các môn học thuộc chương trình đào tạo nghề luật sư, chương trình môn học, sách tham khảo, các video clip diễn án mẫu, tình huống mẫu, xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực tập và các biểu mẫu liên quan… Các tài liệu này được đánh giá là nguồn học liệu có giá trị hữu ích cho hoạt động dạy – học nghề luật sư.
Về phương pháp đào tạo
Trong các phương pháp giảng dạy, phương pháp giải quyết tình huống được đặt trọng tâm nhằm tạo điều kiện cho học viên có các kỹ năng thực hành tốt nhất trong đào tạo nghề luật sư. Các phương pháp được áp dụng trong từng bài học rất linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của kỹ năng. Hoạt động đào tạo nghề luật sư không giảng dạy lý thuyết thuần túy mà cập nhật kiến thức mới, trang bị lý thuyết kỹ năng; sử dụng hồ sơ, bản | án, án lệ trong hoạt động đào tạo. Ngoài ra, học viên còn được đào tạo thông qua các hoạt động diễn án, thực hành tại trung tâm tư vấn pháp luật và các tổ chức hành nghề luật sư, đào tạo thông qua quá trình đánh giá kết quả học tập, đào tạo tư duy pháp lý, năng chuyên sâu định hướng trong nghề nghiệp… Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên hiện đang áp dụng hướng tới sự bảo đảm tương ứng với kỹ năng nghề nghiệp. Sự đa dạng của các hình thức này giúp cho học viên rèn luyện được các kỹ năng trên mọi phương diện. Việc đánh giá kết quả của các học viên được tiến hành toàn diện, không phải chỉ thông qua hoạt động kiểm tra, thi kết thúc môn học, mà còn được tiến hành thường xuyên, định kỳ và trong cả quá trình đào tạo nghề luật sư như việc làm bài thi, viết tiểu luận, soạn | thảo văn bản; qua việc tổ chức các cuộc thi hùng biện hoặc cuộc thi lĩnh nghề luật… Mỗi khóa học viện Tư pháp tổ chức thi hùng tài năng luật sư…đây được coi là hoạt động ngoại khóa thường tất cả học viên phải tham gia và huy được khả năng nói, lập hùng biện của mỗi học viên để vụ cho công tác sau này. Để rèn luy kỹ năng viết cho học viên luật Học viện Tư pháp đã đưa vào chương trình đào tạo một thời lượng thích đáng để học viên thực hành soạn thả các văn bản tư vấn, bản kiến ng; viết bản thu hoạch và nhận xét các vai diễn án; viết tiểu luận… Công nghệ đào tạo luật sư là sự kết hợp 1 nhuần nhuyễn giữa nghe, nhìn, nói. • đọc, viết, lập luận, tranh luận… Các 2 kỹ năng mềm được chú trọng đào tạo =, song hành với rèn kỹ năng nghề nghiệp, được thực hiện thông qua r, quá trình học viên nghe giảng bài, á nghe tranh luận, nghe thảo luận, theo p dõi diễn án…; xem các đoạn video minh họa, phim về phiên tòa, điều tra, bào chữa…; đối thoại trực tiếp với giảng viên và học viên, tọa đàm, – hội thảo…; làm bài thi, đóng vai trong diễn án, tham gia thực tập tại các tổ chức hành nghề luật sư. Với đặc điểm học viên của lớp 3 đào tạo nghề luật sư có đủ mọi lứa 8 tuổi, chênh lệch về trình độ, làm việ 1 trong những lĩnh vực khác nhau nên 3 đòi hỏi phương pháp giảng dạy tol – có thể phù hợp với mọi đối tượ 1 Dựa trên đặc điểm này, hoạt đ 1 đào tạo luật sư tại Học viện Tử – được triển khai bằng nhiều p” – pháp giảng dạy, trong đó chỉ rèn luyện tư duy luật học viên, giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn, gợi mở thông qua trao đổi, nhận xét và tổng kết việc xử lý các tình huống, giải quyết các bài tập của học viên cùng sự hỗ trợ kỹ thuật của các phương tiện trong quá trình đào tạo và tự đào tạo… Qua đó, người học đã từng bước tích lũy, xây dựng cho mình nền tảng kiến thức, rèn luyện những kỹ năng căn bản nhất của nghề luật sư. .
Về đánh giá chất lượng đào tạo
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư, Học viện Tư pháp đã tổ chức các hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo qua 3 nguồn:
– Đánh giá của giảng viên, dựa trên những tiêu chí về chất lượng đào tạo đối với học viên: chất lượng chương trình đào tạo được phản ánh bằng kết quả của học tập của học viên; sự vận dụng, khả năng tiếp thu kiến thức trong giờ học của học viên sau khi kết thúc các bài thực hành trên lớp, kết thúc môn học, kết thúc chương trình thực tập tại tổ chức hành nghề luật sư…
– Đánh giá của học viên, học viên là đối tượng trực tiếp của quá trình đào tạo và cũng là “sản phẩm chính nên ý kiến phản hồi của học viên về sự hài lòng đối với việc giảng dạy của giảng viên có một ý nghĩa nhất định. Đây là một kênh thông tin quan trọng giúp cho các giảng viên có những điều chỉnh hợp lý nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội.
– Đánh giá của người sử dụng lao động, những kỹ năng cơ bản của học viên sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư được người sử dụng lao động quan tâm. Học viện Tư pháp đã trực tiếp đánh giá qua phiếu thăm dò và phỏng vấn trực tiếp, lấy ý kiến của người sử dụng lao động là các giảng viên thỉnh giảng, tổ chức hành nghề luật sư mà giảng viên thỉnh giảng làm việc trực tiếp sử dụng “sản phẩm” do Học viện Tư pháp đào tạo. Kết quả khảo sát nhận được sự phản hồi rất tích cực với những học viên đã ra trường, họ đã phát huy tốt kiến thức được học; có phương pháp làm việc khoa học, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, biết xử lý các tình huống
một cách chính xác, đúng pháp luật, có tình, có lý; rút ngắn thời gian làm quen với công việc; tự tin khi thực hiện công việc… Hơn nữa, nhiều học viên sau khi ra trường trở thành luật sư giỏi và bổ sung nguồn giảng viên thỉnh giảng đào tạo luật sư.
Chất lượng đào tạo nghề luật sư về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu đào tạo là: trang bị cho học viên kỹ năng hành nghề cơ bản ban đầu; cập nhật kiến thức pháp luật mới; học viên được làm quen với môi trường nghề nghiệp và tiếp thu kinh nghiệm thực tế, được giáo dục đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện bản lĩnh chính trị. “Đa số học viên sau khi tốt nghiệp đã được bố nhiệm, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, có đóng góp tích cực vào hiệu quả hoạt động tư pháp trong những năm qua”.
Thách thức và một số giải – pháp trọng tâm cần thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư
Thứ nhất, yêu cầu đào tạo luật sư trong bối cảnh mới
Thực hiện kế hoạch số 900/UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/3/2007 triển khai thi hành Nghị quyết 48NQ/TW đã đặt chỉ tiêu phát triển đội ngũ luật sư đạt từ 18.000 đến 20.000 luật sư vào năm 2020. Một trong những nội dung trong công tác đào tạo nghề luật sư là phát triển đội ngũ luật sư về số lượng, có trình độ chuyên môn. Công tác này có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng đội ngũ luật sư sau này. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng đào tạo, các yêu cầu về cơ chế, chính sách pháp luật, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn chất lượng | học viên đầu vào,… cần phải được
quan tâm đúng mức, đúng tầm. .
– Ngày 08/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử xây dựng và trưởng thành của Học viện Tư pháp, có tác động sâu sắc và toàn diện đến tương lai phát triển của Học viện, đồng thời đặt ra yêu cầu phải hoạch định lại con đường, lộ trình phát triển cùng những giải pháp cụ thể để thay đổi diện mạo, chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện trong điều kiện, tình hình mới nói chung và đào tạo nghề luật sư nói riêng. Trên phương diện bối cảnh, thách thức, nhất là đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với nghề luật sư, đặt ra những cơ hội, đòi hỏi xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp trong đó trọng tâm là đào tạo nghề luật sư đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng theo Chiến lược và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mục tiêu này sẽ được hiện thực hóa bằng việc kết hợp giữa thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề luật sư theo phương pháp truyền thống với việc tiên phong triển khai cách thức tổ chức dạy – học mới theo chương trình đào tạo kết hợp giữa hình thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến; chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao – ghi dấu ấn đầu tiên trong lịch sử đào tạo nghề tư pháp ở Việt Nam. Module chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao được xây dựng theo hướng chuẩn đầu ra về năng lực thực hành nghề luật sư, lan tỏa các giá trị cốt lõi mà Học viện Tư pháp đã chắt lọc qua hơn 22 năm phát triển. Trong thời gian tới, Học viện Tư pháp sẽ chủ trì tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện chương trình đào tạo với sự chuyên nghiệp lấy chất lượng làm nền tảng phát triển bền vững. Trong đó, đề cao giá trị công nghệ đào tạo hiện đại, giúp học viên hình thành và phát triển năng lực thực hành nghề hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi của |thực tiễn nghề nghiệp.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ giảng viên. Mặc dù các giảng viên đều hết sức tâm huyết và nhiệt tình truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm hành nghề cho các học viên, tuy nhiên, trên thực tế việc huy động lực lượng giảng viên thỉnh giảng giải tham gia giảng dạy cho Học viện rất khó khăn, đặc biệt là các luật sư có kinh nghiệm đang hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về thương mại quốc tế. Phần lớn các giảng viên đều bận | rộn với công việc, bên cạnh đó thái độ tiếp thu kiến thức của một số học viên còn mang tính đối phó, học cốt để có chứng chỉ đào tạo chứ không | phải phục vụ hành nghề… làm giảm sự nhiệt huyết tham gia giảng dạy của các giảng viên. Yêu cầu xây dựng đội ngũ giảng viên chú trọng trên cả 3 phương diện “quy hoạch phát triển, sử dụng, nuôi dưỡng môi trường” theo định hướng chung phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện | Tư pháp, trong đó điểm nhấn là các
giải pháp: (i) Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên phải được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt cấu thành chất lượng giảng viên; (ii) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; (iii) Rà soát chuẩn hóa đội ngũ giảng viên.
Thứ ba, áp dụng đồng giải pháp khác bảo đảm chất lượng tro động đào tạo nghề luật sư đi định là mục tiêu chiến lược khâu then chốt và cần được qua
đặc biệt. Để đạt được mục tiêu 1. tạo đội ngũ luật sư thực hiện nhiệm vụ và sứ mệnh cao cả của mình, không chỉ là nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện chương trình đi tạo, phát triển đội ngũ giảng viên mà cần thiết phải áp dụng đồng bộ nhiều | giải pháp khác. Những giải pháp toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư trong giai đoạn mới phải được nghiên cứu và đề xuất triển khai quyết liệt, triệt để như công tác xã dựng hoàn thiện thể chế về quy chế đào tạo, quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế giảng viên thỉnh giảng; sửa đổi, | hoàn thiện chương trình đào tạo; phát triển và chuẩn hóa hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy, chuẩn hóa hồ sơ tình huống; xây dựng và hoàn thiện đáp án hồ sơ tình huống theo từng yêu cầu của bài học và mục đích bài học, ý đồ sư phạm, thống nhất hướng dẫn dạy và học; đổi mới hệ thống quản trị đào tạo; bảo đảm cơ 50 vật chất để có thể triển khai cá phương pháp đào tạo hiện đại… ” xây dựng hệ thống bảo đảm lượng đào tạo nghề luật sư. Việc phát huy truyền thống ở tạo, hoạt động đào tạo nghề luật trong giai đoạn mới cần phải có hướng phát triển từ số lượng sở chú trọng chất lượng và hiệu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoạt đào tạo.
Công ty luật Dragon
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long
Điện thoại: 1900. 599. 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Địa chỉ Luật sư:
- Phòng 6 tầng 14, tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Số 102 Lô 14 đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Trân trọng!