Điều lệ của đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Điều lệ Đoàn luật sư thành phố Hà Nội được Hội nghị toàn thể luật sư thông qua vào các ngày 01, 22 và 28 tháng 6 năm 2002. Ngày 13 tháng 9 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra Quyết định số 388/QĐ – BTP phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Điều lệ này đã cụ thể hoá những mối quan hệ nội bộ Đoàn luật sư thành phố Hà Nội theo những nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh luật sư 2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, Nghị định 94 của chính phủ và thông tư 02 của Bộ Tư pháp. Điều lệ sau khi được phê duyệt đã phát huy tác dụng, làm cơ sở cho Đoàn luật sư thành phố Hà Nội chuyển đổi theo cơ chế mới, cơ chế quy định tại Pháp lệnh luật sư năm 2001; tổ chức và hoạt động của Đoàn đã nhanh chóng đi vào nền nếp, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của Đoàn.
Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động, Điều lệ đã bộc lộ một số điểm cụ thể chưa phù hợp. Khi thông qua Điều lệ chưa tiên lượng được hết những công việc và mối quan hệ cần thiết. Nay Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã phát triển gấp 5,6 lần so với khi thông qua Điều lệ. Việc tổ chức sinh hoạt, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp luật sư, việc quan hệ đối nội, đối ngoại đã phát triển khác trước rất nhiều. Vì vậy, Ban Chủ nhiệm đề nghị Hội nghị toàn thể luật sư giữa nhiệm kỳ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điểm của Điều lệ cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của Đoàn.
Ngày 29/5/2004 Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã nhất trí sửa một số điều của Điều lệ này, sau đây là nội dung của Điều lệ đã được sửa đổi:
ĐIỀU LỆ CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ vào Pháp lệnh luật sư ngày 25-7-2001, Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12-12-2001 Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư và Thông tư 02-2002/TT-BTP ngày 22-1-2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 94/2001/NĐ-CP.
CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Điều 1, Mục đích hoạt động của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:
Đoàn luật sư thành phố Hà Nội là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các luật sư và luật sư tập sự. Mục đích hoạt động của Đoàn nhằm xây dựng một đội ngũ luật sư của thành phố Hà Nội đáp ứng được yêu cầu tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo vệ công lý, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Điều 2, Nhiệm vụ của Đoàn luật sư:
Nhiệm vụ của Đoàn luật sư là:
– Đại diện, bảo vệ cho các quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, luật sư tập sự trong khi hành nghề.
– Bồi dưỡng các luật sư về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn.
– Giám sát các luật sư và chấp hành pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
– quyết các tranh chấp và khiếu nại có liên quan thanh danh, đạo đức nghề nghiệp của luật sư, luật sư tập sự.
CHƯƠNG II: THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ
Điều 3A, Thành viên của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội là những luật sư, luật sư tập sự, có đủ điều kiện, tự nguyện gia nhập Đoàn được Ban Chủ nhiệm công nhận.
Điều 3B, Gia nhập Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:
1, Người muốn gia nhập Đoàn luật sư thành phố Hà Nội phải là người có đủ các điều kiện sau đây:
a, Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 8, Pháp lệnh luật sư ngày 25-7-2001;
b, Cư trú tại thành phố Hà Nội;
c, Không kiêm nhiệm một nghề khác không phù hợp với tính chất của nghề nghiệp luật sư.
d, Không phải là người đã bị một Đoàn luật sư thi hành kỷ luật xoá tên mà chưa quá 3 năm hoặc chưa sửa chữa khuyết điểm.
Điều 9, Danh sách luật sư:
1, Danh sách luật sư trong Đoàn có luật sư, luật sư tập sự. Mỗi năm, định kỳ 6 tháng và 1 năm, cùng với việc báo cáo Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp, Ban Chủ nhiệm lập danh sách luật sư gửi cùng với báo cáo. Nếu có sự thay đổi thì phải bổ sung, sửa đổi danh sách đó.
2, Danh sách luật sư được gửi cho các tổ chức hành nghề luật sư khi có yêu cầu.
Điều 10, Xoá tên trong danh sách luật sư:
1, Ban Chủ nhiệm quyết định việc xoá tên trong danh sách luật sư trong những trường hợp sau đây:
a, Xin ra khỏi Đoàn luật sư;
b, Được bầu hoặc được tuyển làm cán bộ, công chức, chiến sỹ, sỹ quan lực lượng vũ trang nhân dân;
c, Không đóng phí thành viên 12 tháng liền mà không có lý do chính đáng; sau khi đã được nhắc nhở bằng văn bản;
d, Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành nghề vì dân sự;
đ, Bị quản chế hành chính;
e, Bị khởi tố bị can do hành vi phạm tội cố ý, hoặc bị kết án về một tội hình sự. Trường hợp người bị khởi tố, sau được tuyên không phạm tội, sẽ được phục hồi danh nghĩa, luật sư như trước khi bị khởi tố.
g, Bị Đoàn luật sư thi hành kỷ luật xoá tên;
h, Kiêm nhiệm một nghề khác mà không phù hợp với tình chất của nghề luật sư;
i, Không hành nghề luật sư trong một năm mà không có lý do chính đáng;
k, Bị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề;
Điều 11, Thẻ luật sư:
1, Thẻ luật sư là giấy chứng nhận tư cách thành viên Đoàn luật sư để hành nghề. Thẻ luật sư do Chủ nhiệm Đoàn luật sư ký; nếu là luật sư tập sự thì được cấp thẻ luật sư tập sự. Không được cho mượn thẻ luật sư. Khi mất thẻ luật sư, phải báo cáo cho Ban Chủ nhiệm biết để xin cấp thẻ khác.
2, Luật sư, luật sư tập sự sau khi bị xoá tên khỏi danh sách luật sư phải nộp lại thẻ luật sư cho Đoàn luật sư.