0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 123 Bộ luật Hình sự quy định về Tội giết người

Chi tiết Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

 

Điều 123. Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
  2. a) Giết 02 người trở lên;
  3. b) Giết người dưới 16 tuổi;
  4. c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  5. d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

  1. e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  2. g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
  3. h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  4. i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
  5. k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
  6. l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  7. m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
  8. n) Có tính chất côn đồ;
  9. o) Có tổ chức;
  10. p) Tái phạm nguy hiểm;
  11. q) Vì động cơ đê hèn.
  12. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  13. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  14. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Văn phòng luật sư phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm:

-Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

-Mặt chủ quan của tội phạm:

Dấu hiệu lỗi là yếu tố bắt buộc (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp).

+Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

+Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

-Khách thể của tội phạm:

Xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo hộ tính mạng của con người.

-Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi: Hành vi khách quan của Tội giết người có thể được thực hiện qua hành động hoặc không hành động.

Hành động phạm tội giết người là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm – quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm.

Không hành động phạm tội giết người là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm – quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.

Hành vi khách quan của Tội giết người là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí. Đây là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là hành vi đó phải gây ra hoặc có khả năng gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật. Những hành vi không gây ra và cũng không có khả năng gây ra cái chết cho người khác hoặc tuy có khả năng gây ra cái chết cho người khác, nhưng không trái pháp luật (như hành vi phòng vệ chính đáng, hành vi thi hành án tử hình…) thì đều không phải là hành vi khách quan của Tội giết người.

Văn phòng luật sư Dragon khuyến nghị:

Nghiên cứu hành vi khách quan của Tội giết người cần phân biệt Tội giết người với Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu hành vi khách quan của Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân thì hành vi khách quan của Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chỉ là hành vi cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Thực tiễn xét xử cho thấy, để xác định đúng tội danh chúng ta cần phân biệt hai tội này qua các tiêu chí cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nếu nạn nhân bị chết do tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì: Định Tội giết người khi người phạm tội vì mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả chết người xảy ra nên đã cố ý đặt nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Định tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi người phạm tội chỉ vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân, trước đó người phạm tội không có bất kỳ hành vi cố ý nào xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của nạn nhân.

Thứ hai, nếu nạn nhân bị chết không phải do tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà do hành vi của người phạm tội cố ý gây ra, thì người thực hiện hành vi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân chỉ có thể phạm tội giết người mà không phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

+ Hậu quả:

Hậu quả của Tội giết người là thiệt hại do hành vi phạm tội giết người gây ra cho quan hệ nhân thân, cho quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Thiệt hại này được thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất – hậu quả chết người khác. Nghiên cứu hậu quả của Tội giết người có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành. Vì Tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất nên thời điểm hoàn thành của tội phạm này là thời điểm nạn nhân đã chết sinh vật – giai đoạn cuối cùng của sự chết mà ở đó sự sống của con người không gây ra và cũng không có khả năng hồi phục.

Văn phòng luật sư khuyến nghị:

Nghiên cứu hậu quả của Tội giết người cần phân biệt Tội giết người (phạm tội chưa đạt) với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, căn cứ vào dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm này chúng tôi thấy, Tội giết người (phạm tội chưa đạt) với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khác nhau ở những điểm cơ bản sau đây:

– Về khách thể của tội phạm: nếu khách thể của Tội giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của con người thì khách thể của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tuy cũng là quan hệ nhân thân, nhưng nội dung của nó lại là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khoẻ của con người.

– Về lỗi của người phạm tội: nếu lỗi của người phạm tội giết người (phạm tội chưa đạt) chỉ là lỗi cố ý trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân (mong muốn nạn nhân chết), thì lỗi của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác lại có thể là:

  1. a) Lỗi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (mong muốn hoặc bỏ mặc, chấp nhận gây tổn thương cơ thể cho nạn nhân) hoặc
  2. b) Lỗi cố ý gián tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân (bỏ mặc, chấp nhận hậu quả nạn nhân chết nhưng hậu quả này đã không xảy ra).

Sở dĩ trường hợp cố ý gián tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân, nếu nạn nhân không chết thì không định Tội giết người (chưa đạt) mà chỉ có thể định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, bởi vì trong trường hợp này, người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra; do đó, nếu nạn nhân không chết thì không thể buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người – điều mà họ không mong muốn và nó cũng không xảy ra trên thực tế.

Để xác định đúng tội danh, cần phân biệt Tội giết người (phạm tội chưa đạt) với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác qua các tiêu chí cơ bản sau đây:

  • Nếu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân thì định tội giết người (phạm tội chưa đạt).

Đây là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có khả năng làm nạn nhân chết mà vẫn thực hiện vì mong muốn hậu quả nạn nhân chết xảy ra. Sở dĩ nạn nhân không chết là do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của người phạm tội;

2) Nếu lỗi của người phạm tội không phải là lỗi cố ý trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân mà chỉ là lỗi cố ý gián tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân hoặc lỗi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm này).

+ Mối quan hệ nhân quả:

Hành vi khách quan của Tội giết người được coi là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người khác nếu thoả mãn ba điều kiện:

1) Hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian;

2) Hành vi độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người khác. Khả năng này chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Ví dụ: Khả năng gây chết người của hành động là dùng dao sắc nhọn đâm vào ngực nạn nhân hay của không hành động là không cho trẻ sơ sinh ăn, uống…;

3) Hậu quả chết người khác đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan của Tội giết người hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động.

Văn phòng luật sư cung cấp bản hướng dẫn:

Nghị quyết 04 -HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

– Hướng dẫn điểm d khoản 1 “Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”

Chương 2 Điều 1 điểm a:

“Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm c). Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện.

Người thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng nếu do công việc đó mà họ bị giết, thì họ có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như đối với người thi hành công vụ và hành vi của kẻ giết người đó cũng bị xử lý theo Điều 101, khoản 1, điểm c.

Kẻ giết người có thể thực hiện tội phạm khi nạn nhân sắp thi hành công vụ hoặc đang thi hành công vụ để cản trở họ thi hành công vụ, hoặc giết người đã thi hành công vụ để trả thù họ hoặc để đe dọa người khác.”

– Hướng dẫn điểm e khoản 1 “Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Chương 2 Điều 1 điểm a:

“Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác là tình tiết định khung của tội giết người theo Điều 101, khoản 1, điểm e. “Liền trước đó” hoặc “ngay sau đó” là vừa kết thúc tội phạm trước đã thực hiện ngay tội phạm sau. Người phạm tội có tính nguy hiểm cao (trong một thời gian rất ngắn phạm hai tội nghiêm trọng) phải bị xử lý về hai tội (tội giết người theo Điều 101, khoản 1, điểm e và tội nghiêm trọng khác). Hình phạt được quyết định đối với mỗi tội phạm và tổng hợp thành hình phạt chung.”

– Hướng dẫn điểm g khoản 1 “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”

Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự con người

1) Tội giết người (Điều 101)

  1. a) Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm (ở khoản 1)

+ Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).

+ Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác: động cơ “để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác” là tình tiết định khung của tội giết người quy định ở Điều 101, khoản 1, điểm a. Còn “tội phạm khác” có thể là tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng (theo Điều 8 khái niệm tội phạm) cần được xử lý theo một tội danh riêng.

Nếu “tội phạm khác” cần xét xử, thì xét xử về hai tội (tội giết người và “tội phạm khác”), quyết định hình phạt đối với từng tội phạm (tuần tự theo thời gian thực hiện) rồi tổng hợp thành hình phạt chung, như hiếp dâm xong rồi giết nạn nhân để che giấu tội phạm thì bị xử lý về tội hiếp dâm (Điều 122) và tội giết người (Điều 101, khoản 1, điểm a).

Nếu “tội phạm khác” có tính chất, mức độ nguy hiểm hạn chế (như: tội phạm chưa đạt, hậu quả chưa xảy ra hoặc không đáng kể…), mà xét thấy không cần thiết phải xử lý về hình sự thì có thể không xét xử về tội phạm đó, nhưng phải phân tích trong bản án.

– Văn phòng luật sư trích dẫn điểm i khoản 1 “Thực hiện tội phạm một cách man rợ”

Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự con người

1) Tội giết người (Điều 101)

  1. a) Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm (ở khoản 1)

Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).

– Hướng dẫn điểm q khoản 1 “Vì động cơ đê hèn”

Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự con người

1) Tội giết người (Điều 101)

  1. a) Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm (ở khoản 1)

Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).

Văn phòng luật sư Dragon

Luật sư uy tín tại Hà Nội – Điện thoại: 0983019109

>>> Xem thêm: Chi phí thuê luật sư bào chưa vụ án hình sự mới nhất